Nhiều nước quan ngại chiến thuật “bắt nạt” ở biển Đông
Trang tin điện tử Express của Anh vừa đăng bài viết nhấn mạnh việc Trung Quốc đang muốn phong tỏa sự tiếp cận hàng tỷ USD dầu khí chưa khai thác ở biển Đông.
Một tàu chiến Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Philippines
Vi phạm trật tự quốc tế
Theo tác giả bài viết Brian Mc.Gleenon, tại biển Đông, nhiều nước láng giềng đang cảnh giác cao độ trước việc một số tàu của Trung Quốc, được đội tàu hộ tống có vũ trang bảo vệ, quay lại thực hiện hoạt động khảo sát địa chất bên trong vùng tài nguyên được quốc tế công nhận của Việt Nam với động cơ chính là các trữ lượng dầu mỏ và khí đốt nằm sâu dưới đáy biển. Đề cập đến cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc, tác giả cho rằng đây là đường ranh giới mơ hồ và nhiều nghi vấn, được Bắc Kinh sử dụng để tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển này chồng lấn với vùng tuyên bố chủ quyền được Liên hiệp quốc ủng hộ của Việt Nam.
Tác giả bài báo dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc muốn đảm bảo rằng Trung Quốc không kiểm soát hoàn toàn các nguồn tài nguyên khí đốt rộng lớn sẽ được khai thác. Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nêu rõ: “Các hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình và an ninh khu vực cũng như gây tổn hại kinh thế cho các nước Đông Nam Á thông qua việc không cho họ tiếp cận trữ lượng khí đốt chưa khai thác trị giá khoảng 2,5 ngàn tỷ USD ở biển Đông. Mỹ phản đối mạnh mẽ bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc hòng đe dọa hay ép buộc các nước đối tác không được hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc, hay các biện pháp khác quấy nhiễu hoạt động hợp tác của họ”.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm vi phạm trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc ở khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc gần đây lại tiếp tục can thiệp đối với các hoạt động khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trên biển Đông. Trung Quốc sẽ không giành được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng việc duy trì các chiến thuật “bắt nạt”.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN tại Tokyo đề nghị bình luận về việc nhiều nước đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về xu hướng gia tăng căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc đơn phương có hàng loạt hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, cản trở hoạt động dầu khí hợp pháp và đã được triển khai từ lâu trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số quốc gia ven biển khác, Ngoại trưởng Kono cho biết Nhật Bản phản đối bất cứ hành động của nước nào làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông và đề nghị tất cả các bên liên quan cần phi quân sự hóa các cơ sở hoặc thực thể trên biển Đông, bất cứ tranh chấp nào cũng cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Philippines cứng rắn
Trong diễn biến khác, dự kiến vào ngày 28-8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ tới Bắc Kinh và có cuộc gặp song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Philippines dự kiến sẽ đề cập tới phán quyết của tòa trọng tài thường trực hồi tháng 7-2016, trong đó tòa bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc trên biển Đông. Tổng thống Duterte đang bị chỉ trích vì cách tiếp cận có phần mềm mỏng với Trung Quốc trong suốt 3 năm qua nhằm đổi lại lợi ích về mặt kinh tế. Những người chỉ trích cho rằng ông Duterte đã không sử dụng lợi thế Philippines có được từ phán quyết của tòa quốc tế về biển Đông.
Phản ứng trước tuyên bố của Philippines, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa cho biết Trung Quốc sẽ bác bỏ lập trường của Tổng thống Duterte. Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết ủng hộ Philippines trong vụ khiếu nại tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực rộng lớn của biển Đông khi nêu rõ những tuyên bố này không có cơ sở pháp lý.
THANH HẰNG tổng hợp
Theo SGGP
Philippines cảnh báo sắc lạnh với các tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải
Philippines cảnh báo, tàu nước ngoài khi vào lãnh hải nước này nếu không tuân thủ luật pháp quốc tế sẽ nhận các biện pháp đối phó "không thân thiện".
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh báo về việc đưa ra "các biện pháp không thân thiện" đối với các tàu nước ngoài đi vào vùng lãnh hải của nước này mà không được phép. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi có thông tin Trung Quốc điều tàu chiến đi vào khu vực chỉ cách bờ biển của Philippines vài hải lý.
Người phát ngôn của Tổng thống Duterte, Salvador Panelo hôm 20/8 đã đưa ra yêu cầu đảm bảo tính minh bạch trong bối cảnh quân đội Philippines bày tỏ sự thất vọng khi nhiều lần phát hiện tàu chiến Trung Quốc di chuyển trong vùng lãnh hải 12 hải lý của nước này, tại nhiều địa điểm khác nhau.
Tàu tuần duyên Philippines. (Ảnh: Rappler).
"Tất cả các tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của chúng tôi phải thông báo và nhận được sự đồng ý từ cơ quan chức năng trước khi họ có hoạt động qua lại trên thực tế. Hoặc là chúng tôi nhận được sự tuân thủ một cách thân thiện hoặc chúng tôi sẽ có biện pháp thực thi pháp luật một cách không thân thiện", ông Panelo nhấn mạnh.
Ông Panelo không chỉ đích danh Trung Quốc trong tuyên bố của mình và cũng không đề cập chi tiết những gì mà lực lượng thực thi pháp luật của nước này có thể đưa ra.
Trong những tuần gần đây, Philippines đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao để phản đối hoạt động của các tàu cá, tàu cảnh sát biển, tàu dân quân biển Trung Quốc... tại các khu vực do Philippines kiểm soát trên Biển Đông và trong vùng lãnh hải của nước này.
Trước đó, tờ The Philippine Star đưa tin phía Philippines đã phát hiện 5 tàu chiến Trung Quốc đi vào eo biển Sibutu thuộc tỉnh Tawi-Tawi của Philippines trong ngày 4/7 và 4/8 mà không thông báo cho Manila. Hôm 17/8, tờ báo này cho biết việc tàu chiến nước ngoài đi vào EEZ của Philippines mà không thông báo khiến Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana hết sức tức giận.
"Họ có thể không làm gì sai, như tấn công hay bất cứ điều gì, nhưng nó thực sự gây phiền nhiễu vì đây là vùng biển của chúng tôi và họ là tàu chiến. Nếu họ là tàu dân sự thì khác, nhưng họ vẫn tắt hệ thống nhận dạng của họ. Thật là khó chịu", ông Lorenzana bày tỏ.
Ông Lorenzana cũng lưu ý, Tổng thống Philippines Duterte sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 sắp tới. "Chúng tôi hy vọng điều này sẽ được đề cập để được giải quyết. Điều này đã trở nên khó chịu", ông nói và thêm rằng người dân địa phương hoài nghi về sự hiện diện của các tàu chiến trong khu vực của họ.
Tổng thống Duterte đang phải đối mặt với sức nóng từ dư luận trong nước trong bối cảnh các nhà phê bình cho rằng cách tiếp cận thụ động của ông Duterte trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc để đổi lấy mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh không mang lại kết quả trên thực tế.
Theo người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Duterte sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 28/8 đến ngày 2/9. Ông Duterte đã hứa sẽ đề cập chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông hồi năm 2016 khi ở thăm Bắc Kinh và có cuộc gặp với giới lãnh đạo Trung Quốc.
(Nguồn: Reuters)
Theo HÙNG CƯỜNG/VOV
Philippines: Hành động của tàu chiến Trung Quốc không phải 'bạn bè' Người phát ngôn điện Malacaang bày tỏ quan ngại việc 5 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng lãnh hải không báo trước, coi đây không phải là hành động của "bạn bè". " Chúng tôi bày tỏ quan ngại với loại sự cố đó bởi vì nếu họ cứ nói chúng tôi là bạn bè, tôi không nghĩ đây là hành động...