Nhiều nước phản ứng mạnh vì Indonesia xử bắn công dân
Quyết định xử tử 5 công dân nước ngoài vì tội buôn lậu ma túy của Indosesia đã gây phản ứng mạnh mẽ tại các quốc gia liên quan.
Một người mang quốc tịch Brazil cầm túi cocaine nặng 990 grams. Đứng kế bên là các giới chức hải quan Indonesia
Bất chấp lời kêu gọi tha mạng cho các công dân nước mình vào phút chót của chính phủ các nước Brazil và Hà Lan, hôm nay, 18/1, chính quyền Indonesia vẫn tiến hành xử tử 6 người vì tội buôn lậu ma túy trong đó có 5 công dân người nước ngoài.
Ngoài Trần Thị Bích Hạnh người Viêt Nam còn có Namaona Denis gốc Malawi, Daniel Enemuo người Nigeria, Marco Moreira gốc Brazil và Ang Kiem Soei người Hà Lan.
Tất cả các tử tù bị kết án buôn lậu ma túy trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2011.
Hồi cuối tháng 12/2014, Tổng thống Indonesia Widodo đã bác đơn xin ân xá của các tử tù. Quyết định của ông gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ bởi truyền thông và các tổ chức quốc tế.
Hôm qua, Brazil và Hà Lan đã triệu hồi đại sứ nước mình từ Indonesia sau khi quốc gia này phớt lờ lời kêu gọi ân xá.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders nói rằng các vụ hành quyết là “một sự trừng phạt độc ác và vô nhân đạo, không khác gì sự bác bỏ không thể chấp nhận được nhân phẩm và sự nguyên vẹn của con người”.
Một tuyên bố của chính phủ Brazil nói rằng vụ tử hình ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối bang giao giữa hai nước.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi việc tử hình là “một sự vi phạm quyền con người”.
Đáp lại sự chỉ trích của quốc tế, người đứng đấu cơ quan công tố Indonesia, Muhammad Prasetyo nói rằng: “Việc chúng tôi làm chỉ thuần túy là bảo vệ quốc gia khỏi hiểm họa ma túy”.
Indonesia ngưng thi hành án tử hình từ năm 2008, trước khi áp dụng trở lại hồi năm ngoái. Luật Indonesia về các tội phạm ma túy là nghiêm khắc hàng đầu thế giới.
Với các vụ hành hình hôm nay, vị tổng thống thứ 7 của Indonesia đã thể hiện lập trường không khoan dung trước loại tội phạm này. Hiện tại Indonesia có 4,5 triệu người nghiện ma túy, trên tổng số dân cư 250 triệu, hàng ngày khoảng 50 thanh niên nước này chết vì dùng ma túy.
Hiện có 64 tử tù tại Indonesia là công dân nước ngoài. Phần lớn trong số đó là có liên quan tới tội buôn lậu ma túy. Ông Muhammad Prasetyo cho hay Tổng thống Widodo thông báo sẽ không ân xá cho bất kỳ ai trong số các tử tù còn lại.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Số phận của những phụ nữ bị IS bắt giữ làm nô lệ tình dục
Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày 22/12 đã công bố một bản báo cáo chi tiết về việc hàng trăm thiếu nữ và phụ nữ người Yazidi ở Iraq bị các tay súng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt giữ làm nô lệ tình dục và tra tấn dã man.
Hàng trăm phụ nữ đã bị IS bắt làm nô lệ tình dục hay trở thành món hàng để chúng rao bán
Bản báo cáo của tổ chức Ân xá quốc tế được xây dựng dựa trên hơn 40 cuộc phỏng vấn với hàng chục phụ nữ trẻ người Yazidi đã trốn thoát khỏi phiến quân IS.
Tài liệu này nhấn mạnh rằng các thiếu nữ, phụ nữ của nhóm người thiểu số Yazidi đã trải qua những ngày tháng kinh hoàng. Họ bị bắt cải sang đạo Hồi, bị tra tấn và phải thỏa mãn nhục dục cho phiến quân IS. Những người này bị ép làm vợ các tay súng, hoặc làm tặng vật hay món hàng để phiến quân IS trao đổi và rao bán.
"Trong số các nô lệ tình dục của phiến quân IS có những thiếu nữ chỉ khoảng 14,15 tuổi và có thể còn nhỏ hơn", bà Donatella Rovera, cố vấn cấp cao của tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định.
Bà Rovera phát biểu rằng những người này bị tra tấn và bị đối xử như nô lệ. Họ bị tổn hại rất nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần do bạo lực tình dục gây ra. Ngay cả những người trốn thoát cũng vẫn phải chịu thương tổn nặng nề.
Bà Rovera nói thêm rằng nhiều người đã chọn tìm đến cái chết để không bị phiến quân IS hãm hiếp.
Một nạn nhân trốn thoát kể lại: "Tôi ở cùng với một cô gái 19 tuổi rất xinh đẹp tên là Jilan. Cô ấy đã cắt tay tự tử và treo mình lên trong phòng tắm khi bị ép phải mặc đồ như những vũ công. Cố ấy sợ bị các tay súng IS làm nhục nên đã chọn cách tự tử".
Tổ chức Ân xá nhận định rằng các chiến binh IS "đang biến cưỡng bức thành một loại vũ khí trong các cuộc tấn công" nhấn mạnh rằng đây là "tội ác chiến tranh" và " tội ác chống loài người".
Nhiều thế kỷ nay, người Yazidi bị các thành phần Hồi giáo cực đoan ở Iraq coi là những kẻ bỏ đạo. Họ cũng từng bị áp bức và ngược đãi vì tôn giáo của họ có phần giống với đạo Thiên chúa, đạo Do thái và cả một số tôn giáo từ thời cổ.
Trong chiến dịch thanh trừng sắc tộc của IS tại vùng núi Sinjar phía Bắc Iraq đầu tháng 8 năm nay, hàng trăm người Yazidi đã bị giết hại, hàng trăm thiếu nữ, phụ nữ Yazidi cũng bị bắt về làm nô lệ tình dục.
Tổ chức Ân xá quốc tế cho hay hiện số lượng những người phụ nữ bị IS bắt làm nô lệ tình dục đã vượt qua con số 1.000.
Thoa Phạm
Theo Fox News
Thái Lan: Hiến pháp mới nhiều khả năng loại bỏ luật ân xá Tân Hoa xã đưa tin, ngày 10/12, Ủy ban soạn thảo hiến pháp Thái Lan (CDC) cho biết bản hiến pháp mới lâu dài sẽ không bao gồm bất cứ nội dung nào liên quan tới lệnh ân xá. Các thành viên Hội đồng cải cách quốc gia Thái Lan (nguồn: news.asiaone.com) Được biết, một tiểu ban thuộc CDC từng đề nghị xóa...