Nhiều nước hạn chế nhập cảnh với châu Phi, WHO nói hành động quá vội
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các nước quá vội vàng khi hạn chế nhập cảnh với một số nước ở châu Phi để ngăn chặn biến thể “siêu đột biến” Omicron.
Theo đài RT, phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier nói thêm rằng tổ chức này khuyến nghị các nước thực thi đánh giá nguy cơ dựa trên cách tiếp cận khoa học khi áp hạn chế đi lại.
Tuyên bố trên được đưa ra khi các nước ở nhiều châu lục như Anh, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ, Israel… hạn chế nhập cảnh với người đến và đi từ Nam Phi và các nước láng giềng
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi tạm ngừng đi lại bằng đường hàng không giữa Liên minh châu Âu và các nước có ca mắc biến thể Omicron trong lúc đánh giá nguy cơ.
Với 32 đột biến ở protein gai, biến thể này ban đầu được gọi là B.1.1.529, lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi và được nước này thông báo ngày 25/11, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng mạnh. Ngoài Nam Phi, biến thể được đánh giá là tiến hóa nhất từ trước tới nay cũng có mặt ở Botswana (4 ca) và Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc (1 ca).
Mỹ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir
Ngày 9/11, hãng dược phẩm Merck & Co Inc (Mỹ) và đối tác là Ridgeback Biotherapeutics (Đức) cho biết Chính phủ Mỹ sẽ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống để điều trị COVID-19.
Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). Ảnh: CNBC/TTXVN
Hồi tháng 6 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã đồng ý chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir và đang chọn mua thêm 1,4 triệu liệu trình nữa, với giá hợp đồng mua cho tổng cộng 3,1 triệu liệu trình là 2,2 tỉ USD.
Theo hai hãng trên, Chính phủ Mỹ cũng có quyền mua thêm 2 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir nữa theo hợp đồng.
Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ và Công ty Ridgeback cùng phối hợp nghiên cứu phát triển. Đây là một thuốc kháng virus sử dụng qua đường uống và được phát triển để điều trị cúm
Thuốc có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện và tử vong. Ngoài ra, thuốc cũng có hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Gamma, Delta và Mu. Hiện Merck & Co Inc đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ tại Mỹ. Merck & Co đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir trong năm nay và 20 triệu liệu trình trong năm sau.
Đến nay, một số quốc gia phát triển cũng đạt được các thỏa thuận mua thuốc Molnupiravir của hãng Merck & Co. Ngoài ra, các nước và vùng lãnh thổ như Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Malaysia cho biết cũng đã đạt thỏa thuận hoặc đang đàm phán mua loại thuốc trên của Merck & Co.
Nghiện tiền số - 'Dịch bệnh' đang âm thầm tấn công toàn cầu? Khi Matt Danzico bắt đầu nhìn thấy biểu tượng của các loại tiền số hiện trên bao bì thực phẩm hàng ngày, anh biết mình đã gặp vấn đề về sức khỏe. Giống như vô số người khác, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, Danzico bị cuốn vào cơn sốt toàn cầu mang tên mua bán tiền kỹ thuật số. Và rất...