Nhiều nước đối mặt với đình công quy mô lớn
Làn sóng đình công đang diễn ra tại nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ khi người lao động yêu cầu tăng lương để ứng phó với “bão giá” do lạm phát tăng cao.
Hành khách chờ tàu hỏa tại nhà ga ở thủ đô London, Anh, trong thời gian diễn ra cuộc đình công của các nhân viên đường sắt ngày 16/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Anh, Nghiệp đoàn Unite ngày 19/4 thông báo khoảng 1.400 nhân viên an ninh tại sân bay Heathrow ở London (Anh) sẽ tiến hành đình công thêm 8 ngày vào tháng tới trong bối cảnh các cuộc đàm phán về tăng lương chưa đi đến hồi kết.
Dự kiến, các cuộc đình công sẽ được tiến hành trong 3 đợt, từ ngày 4-6/5, 9-10/5 và 25-27/5. Trước đó, lực lượng an ninh sân bay Heathrow đã đình công tổng cộng 10 ngày và vừa kết thúc đầu tháng này.
Cùng ngày 19/4, Công đoàn Cơ quan dịch vụ công và thương mại (PSA) của Anh thông báo sẽ có thêm 1.000 người tham gia cuộc đình công dự kiến diễn ra từ ngày 2-6/5 của gần 2.000 nhân viên tại các bộ phận cung cấp hộ chiếu. Cuộc đình công này được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dịch vụ cấp hộ chiếu trên toàn Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Tại Tây Ban Nha, đội ngũ phi công của Hãng hàng không Air Europa cũng lên kế hoạch đình công 4 ngày vào đầu tháng 5 tới do những tranh cãi về tiền lương giữa công ty chủ quản và SEPLA – Công đoàn phi công lớn nhất của Tây Ban Nha. Trong ảnh (tư liệu): Nhân viên hãng hàng không Airbus tham gia đình công tại Madrid, phản đối tình trạng cắt giảm việc làm. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Tây Ban Nha, đội ngũ phi công của hãng hàng không Air Europa cũng lên kế hoạch đình công 4 ngày vào đầu tháng 5 tới do những tranh cãi về tiền lương giữa công ty chủ quản và SEPLA – công đoàn phi công lớn nhất của Tây Ban Nha.
Tại Đức, nghiệp đoàn Verdi, đại diện cho khoảng 2,5 triệu người lao động, cũng đã kêu gọi các nhân viên kiểm soát an ninh đình công tại 4 sân bay trong 2 ngày 20 và 21/4. Theo Hiệp hội hàng không ADV, ước tính gần 100.000 người sẽ bị ảnh hưởng do các cuộc đình công tại các sân bay Dusseldorf, Hamburg và Cologne Bonn, với khoảng 700 chuyến bay khởi hành bị hủy. Verdi cũng kêu gọi các nhân viên an ninh tại sân bay Stuttgart đình công vào ngày 21/4.
Tại Canada, hơn 155.000 công chức các ngành đã đình công sau khi các yêu cầu của họ về tăng lương không được Chính phủ liên bang đáp ứng. Ảnh: Các thành viên công đoàn Liên minh dịch vụ công Canada (PSAC) tham gia đình công tại Kingston ngày 19/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, tại Canada, hơn 155.000 công chức các ngành đã đình công sau khi các yêu cầu của họ về tăng lương không được chính phủ liên bang đáp ứng. Theo hãng tin Reuters, dù đình công, công đoàn Liên minh dịch vụ công Canada (PSAC) cho biết các cuộc đàm phán về điều chỉnh hợp đồng lao động vẫn tiếp tục diễn ra và Thủ tướng Justin Trudeau đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải giải quyết vấn đề này.
Chính phủ liên bang Canada cho biết đã đưa ra một “đề nghị công bằng, đáng xem xét cho PSAC”, gồm tăng lương 9% trong 3 năm và sẽ tiếp tục đàm phán để nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, mức này thấp hơn mức các công chức mong muốn là 13,5% – 22,5% trong 3 năm.
Các cuộc đình công sẽ ảnh hưởng đến một số dịch vụ liên bang như làm chậm việc hoàn thuế đang trong mùa cao điểm khai thuế. Việc gia hạn hộ chiếu chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểm Hè này cũng có thể sẽ bị chậm trễ. Ngoài ra, cuộc đình công cũng có sự tham gia của 65% nhân viên tại Ủy ban Ngũ cốc Canada, chủ yếu là các thanh tra ngũ cốc xuất khẩu tại các cảng, trong khi Canada là nước xuất khẩu lúa mì và cải dầu hàng đầu thế giới.
Nhân viên y tế tại Anh có thể đình công đến Giáng sinh
Đội ngũ y tá và điều dưỡng viên tại Anh có thể đình công đến Giáng sinh nếu các yêu cầu của họ về tiền lương không được Chính phủ giải quyết thỏa đáng.
Người dân tham gia đình công yêu cầu tăng lương tại London, Anh, ngày 15/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là cảnh báo của người đứng đầu đầu Công đoàn ngành y tá (RCN) của Anh, bà Pat Cullen, đưa ra ngày 16/4. Theo bà, các cuộc đình công sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 tới, sau đó hiệp hội sẽ tiến hành bỏ phiếu về việc tiếp tục đình công đến cuối năm.
Trước đó, ngày 14/4, các thành viên của RCN đã bác bỏ đề xuất tăng 5% lương của Chính phủ Anh, đồng thời thông báo kế hoạch đẩy mạnh các cuộc đình công. Dự kiến, các cuộc tuần hành sẽ kéo dài 48 giờ, từ 20h ngày 30/4 (giờ địa phương). Các nhân viên y tế các phòng cấp cứu, khu chăm sóc đặc biệt, khoa ung bướu cũng sẽ lần đầu tiên tham gia hoạt động này.
Theo đề xuất của Chính phủ Anh, lương của nhân viên y tá và điều dưỡng sẽ được tăng 5% trong tài khóa mới, cùng với khoản trợ cấp 1 lần 1.250 bảng Anh (1.510 USD)/người. Tuy nhiên, khi đưa ra bỏ phiếu, RCN cho biết có 54% số thành viên bác bỏ đề xuất này. Chính phủ Anh bày tỏ sự thất vọng trước quyết định của RCN, đồng thời khẳng định mức tăng lương đề xuất là công bằng.
Trong thời gian gần đây, đội ngũ y, bác sĩ tại Anh liên tục đình công đòi tăng lương để bù đắp chi phí sinh hoạt tăng cao do lạm phát leo thang. Các cuộc đình công này đã ảnh hưởng đến dịch vụ khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế nhà nước, khiến hàng nghìn lịch hẹn phẫu thuật và khám bệnh bị hủy.
Lần đầu tiên trong lịch sử 108 năm hình thành và phát triển RCN, các thành viên của công đoàn này đã tham gia vào làn sóng đình công của người lao động cả ở lĩnh vực công và tư nhân nhằm kêu gọi tăng lương trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Trong tuần từ 10 - 15/4, các bác sĩ bệnh viện không thuộc nhóm chuyên gia hoặc bác sĩ phẫu thuật cũng đã đình công 4 ngày nhằm yêu cầu nâng lương và cải thiện các điều kiện làm việc.
Sân bay Heathrow lớn nhất của Anh lỗ gần 450 triệu bảng Heathrow - sân bay lớn nhất nước Anh - đã hứng chịu khoản lỗ khoảng 442 triệu bảng Anh (507 triệu USD) trong 9 tháng đầu năm nay và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không được dự báo khó trở lại mức trước đại dịch COVID-19 trong những năm tới. Hành khách tại sân bay quốc tế Heathrow ở London, Anh....