Nhiều nước châu Âu khẳng định công nhận Nhà nước Palestine
Ngày 22/5, phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết nước này sẽ công nhận Nhà nước Palestine bắt đầu từ ngày 28/5, mặc dù Chính phủ Israel phản đối điều này.
Khói bốc lên sau cuộc không kích trong xung đột Hamas-Israel tại Dải Gaza ngày 16/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Các nước khác gồm Ireland và Tây Ban Nha tổ chức họp báo vào ngày 22/5 để thông báo về quyết định công nhận Nhà nước Palestine.
Tháng trước, Tây Ban Nha và Ireland, những nước đấu tranh lâu dài cho quyền của người Palestine, cùng với Malta và Slovenia đã tuyên bố rằng họ sẽ nỗ lực hướng tới việc công nhận Nhà nước Palestine. Những nỗ lực này được thúc đẩy trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza ngày càng gia tăng, khiến cộng đồng quốc tế kêu gọi một lệnh ngừng bắn và giải pháp lâu dài cho hòa bình trong khu vực.
Trước đó, Mỹ và nhiều nước khác ở Tây Âu cho biết sẵn sàng công nhận Nhà nước Palestine vào một thời điểm nào đó trong tương lai, song đặt ra yêu cầu đạt được thỏa thuận về các vấn đề cốt lõi như vấn đề đường biên giới cuối cùng và vị thế tương lai của Jerusalem.
Tối 10/5 (giờ địa phương) tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an (HĐBA) xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.
Israel thông qua tuyên bố phản đối công nhận Nhà nước Palestine
Tại cuộc họp hằng tuần ngày 18/2, Chính phủ Israel đã biểu quyết thông qua tuyên bố chính thức về việc phản đối mọi quyết định đơn phương của quốc tế nhằm công nhận Nhà nước Palestine độc lập.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (giữa) chủ trì cuộc họp nội các Israel tại Tel Aviv. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, tuyên bố nêu rõ: "Israel hoàn toàn bác bỏ các quyết định của quốc tế liên quan đến một sắp đặt vĩnh viễn cho người Palestine. Một sự sắp đặt, nếu đạt được, sẽ chỉ diễn ra thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên mà không có điều kiện tiên quyết. Israel sẽ tiếp tục phản đối việc đơn phương công nhận Nhà nước Palestine".
Israel phản đối việc công nhận này sau vụ tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas và coi đây là hành động ngăn cản mọi giải pháp hòa bình trong tương lai.
Tuyên bố được thông qua với sự nhất trí của tuyệt đại đa số các thành viên Nội các Israel. Quyết định nhằm phản ứng trước việc ngày có càng nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước đồng minh của Israel, cho rằng giải pháp bền vững cho cuộc xung đột với phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza hiện nay là sự ra đời của một Nhà nước Palestine độc lập.
Mới nhất, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 17/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nêu bật tính "cấp bách" phải xúc tiến thành lập một Nhà nước Palestine để đảm bảo an ninh cho Israel và đây là "cơ hội đặc biệt" để Israel hội nhập với các quốc gia Arab ở Trung Đông.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết việc công nhận Nhà nước Palestine không còn là điều cấm kỵ ở Pháp, hàm ý Paris có thể đưa ra quyết định về việc này nếu các nỗ lực hướng đến giải pháp hai nhà nước bị cản trở vì sự phản đối của Israel.
Sau cuộc chiến tranh giữa người Do Thái và người Arab, năm 1947, Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 181 về việc thành lập nhà nước độc lập cho mỗi bên tại mảnh đất Palestine ủy trị của Anh. Nghị quyết này dẫn đến sự thành lập của Nhà nước Israel năm 1948, trong khi một nhà nước chính thức cho người Palestine vẫn chưa được ra đời.
Na Uy dàn xếp thỏa thuận giúp chính quyền Palestine tránh sụp đổ tài chính Ngày 18/2, Chính phủ Na Uy cho biết nước này đã dàn xếp một kế hoạch tạm thời giữa Israel và Chính quyền Palestine (PA) nhằm giúp vùng lãnh thổ này tránh sụp đổ về tài chính. Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 13/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố, Chính phủ Na Uy...