Nhiều nơi trên thế giới cấm mặc đồ hở hang
Khi đến Tây Ban Nha, mọi người chỉ có thể diện bikini ở biển. Còn tại Malaysia, trang phục màu vàng không được khuyến khích mặc.
Bali, Indonesia: Theo Wanderlusttips, nhiều du khách mặc bikini hoặc cởi trần đứng chụp ảnh tại các đền, chùa ở Bali đã gây bức xúc trong cộng đồng. Do đó, từ tháng 9/2018, các nhà chức trách của Bali xem xét việc đưa ra lệnh cấm du khách mặc bikini khi chụp ảnh tại những khu vực linh thiêng. Ảnh: Posttoday.
Malaysia: Điều luật cấm mặc áo vàng được ban hành năm 2016. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc biểu tình của hàng nghìn người mặc áo vàng trước đó. Nếu mặc áo có tông vàng khi đi du lịch Malaysia, bạn có thể gặp nhiều rắc rối. Ảnh: ExpatWoman.
Triều Tiên: Theo Topofstyle, quần jeans nói chung bị cấm ở Triều Tiên. Phụ nữ ở nước này thường mặc những bộ váy cổ điển từ thập niên 40, trang phục công nhân, đồng phục quân đội hoặc hanbok truyền thống. Bởi vậy, nếu chọn Triều Tiên là điểm du lịch tiếp theo, bạn nên mang nhiều váy và bỏ quần ở nhà. Ảnh: Vyaapaar Samachar.
Nga: Phụ nữ ở nước này không được mặc quần lót ren vì nó khiến họ trông quyến rũ hơn. Mục đích của việc này là hạn chế các tình huống không may đến với phái đẹp. Ảnh: emlakeki.
Video đang HOT
Uganda ngăn cấm việc phô trương da thịt khi mặc quần áo. Do đó, váy ngắn đã bị cấm từ năm 2014. Phụ nữ mặc váy có chiều dài trên đầu gối thậm chí có thể bị truy tố hình sự. Ảnh: NYdailynews.
Tây Ban Nha: Du khách và người dân địa phương chỉ được phép mặc bikini khi đang ở bãi tắm biển. Nếu rời khỏi đó, bạn phải ăn mặc kín đáo hơn. Ảnh: Imageric.
"Tuyệt kỹ" cắt chân váy dài thành ngắn gây nhiều tai tiếng của nữ sinh Nhật Bản
Những chiếc váy đồng phục ngắn của nữ sinh Nhật Bản gây nên không ít tranh cãi.
Đồng phục gắn với sự thuần khiết
Nhật Bản là một trong số quốc gia có đồng phục đẹp nhất thế giới.
Đồng phục học sinh Nhật Bản đã được đưa vào các trường tư thục và công lập vào cuối thế kỷ 19 bao gồm đồng phục kiểu quân đội cho nam sinh và đồng phục thủy thủ cho nữ sinh. Học sinh cũng được quy định rằng không được trang điểm, nhuộm tóc, tạo kiểu không phù hợp, bấm khuyên để giữ vẻ ngoài thuần khiết và tự nhiên. Dần dần, đồng phục trở thành bộ đồ mang tính biểu tượng của giới trẻ cũng như văn hóa Nhật Bản.
Văn hóa đồng phục ở Nhật Bản tồn tại đã lâu và trải qua nhiều lần biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh.
Đồng phục học sinh Nhật Bản có nguồn gốc từ thời Minh Trị khi Thiên Hoàng mở cửa cho phép giao thương với một số nước phương Tây. Trước đó, học sinh thường mặc trang phục truyền thống tới trường, con gái mặc kimono còn con trai mặc hakama. Văn hóa Nhật Bản pha trộn với văn hóa phương Tây, ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống. Trong đó trang phục nói chung và quần áo dành cho học sinh nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật mới.
Các nữ sinh Nhật Bản mặc áo kiểu cổ thủy thủ kết hợp cùng với chân váy xếp ly.
Trải qua một số thay đổi, hiện tại đồng phục của học sinh Nhật Bản đã được định hình. Đồng phục cho nam là áo sơ mi trắng cùng quần âu, nữ giới sẽ mặc áo sơ mi và chân váy xếp ly. Các trường cũng sẽ có đồng phục riêng cho các hoạt động thể chất. Trang phục mùa đông không có nhiều thay đổi, thường được may bằng chất liệu dày hơn và mặc thêm áo khoác để giữ ấm cho học sinh. Với các nữ sinh, giày, tất hay nơ cũng là một phần của bộ đồng phục được quy định.
Xu hướng mới và những chiêu lách luật
Các trường học ở Nhật Bản đều có quy định cụ thể về độ dài của chân váy đồng phục.
Đối với học sinh hiện đại, đồng phục đôi khi được tự sửa đổi để thể hiện phong cách cá nhân. Các em có thể chọn cắt ngắn váy, không đeo nơ hay đính huy hiệu nhỏ ở cổ áo,... Tuy nhiên vẫn luôn có giới hạn nhất định giữa sáng tạo thời trang và chuẩn mực. Đặc biệt là những chiếc váy siêu ngắn của nữ sinh Nhật Bản. Các trường học đều quy định về độ dài váy và có giáo vụ kiểm tra. Nhiều nữ sinh lách luật bằng cách sử dụng thắt lưng để co ngắn độ dài váy và kéo chúng xuống mỗi khi bị kiểm tra.
Không thiếu hình ảnh những chiếc váy đồng phục ngắn "chẳng tày ngang" tràn lan trên đường phố.
Đằng sau những chiếc váy ngắn của nữ sinh Nhật Bản không phải không có nguyên nhân. Điều này là để nhắc nhở học sinh Nhật Bản nhớ về khoảng thời gian thiếu thốn, khó khăn về kinh tế đến mức vải cũng là một thứ xa xỉ bởi vậy đồng phục cho nữ được may ngắn để tiết kiệm. Tất nhiên, độ ngắn của những chiếc váy này chỉ được phép ngắn trên đầu gối ít nhất 5 cm.
Một trong những nguyên nhân của chiếc váy ngắn là nhằm tiết kiệm vải.
Trên các diễn đàn mạng xã hội không thiếu những câu hỏi liên quan đến đồng phục ngắn của nữ sinh Nhật Bản. Những chiếc váy cũn cỡn gây phản cảm được lý giải là xuất phát từ văn hóa thần tượng, một số người bị ảnh hưởng bởi trang phục của các ngôi sao nhạc pop với trang phục ngắn, mái tóc tẩy. Số khác cũng đứng ra thanh minh, ở Nhật Bản, chân váy đồng phục luôn đủ dài, thậm chí là qua đầu gối. Những hình ảnh về kiểu váy ngắn hở hang là không phổ biến trong thực tế.
Cũng có người thanh minh rằng thực tế, đồng phục nữ sinh ở Nhật Bản không quá ngắn.
Biến hanbok thành đồng phục học sinh gây tranh cãi tại Hàn Quốc Hàn Quốc đã mời 20 trường học áp dụng may đồng phục lấy cảm hứng từ váy áo truyền thống. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã mời 20 trường trung học phổ thông đưa đồng phục lấy cảm hứng từ hanbok vào môi trường giảng dạy. Trang Theqoo cho biết hiện chỉ có 10 trường hỗ trợ tài...