Nhiều nơi tại châu Á ‘vật lộn’ với cái nóng kỷ lục của tháng 4
Một đợt nắng nóng kỷ lục của tháng 4 đang “ thiêu đốt” Nam và Đông Nam Á.
Một phụ nữ che ô tránh nắng tại Bangkok, Thái Lan ngày 22/4. Ảnh: AP
Tờ Strait Times (Singapore) đưa tin các nhà khí tượng học đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 45 độ C ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và 42 đến 43 độ C ở Bangladesh, Lào, Nepal và Trung Quốc. Đây là nhiệt độ mà hầu hết các quốc gia này chưa từng trải qua vào tháng 4 trong nhiều thập niên.
Các lưới điện đối mặt với nguy cơ quá tải trong khi người nông dân lo lắng về mùa vụ thất bát. Nhà khí hậu học kiêm nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera đăng trên trang Twitter cá nhân rằng châu Á đang trải qua “đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất” trong lịch sử. Ông cảnh báo: “Nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn”.
Nhiều nhà khí hậu học và nhà khoa học đánh giá đây mới chỉ là khởi đầu của một đợt khô hạn kéo dài có nguy cơ trầm trọng hơn do hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tấn công vào cuối năm 2023. Họ cảnh báo châu Á sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho những ngày thậm chí còn nóng hơn ở phía trước.
Tại Philippines, nơi nhiệt độ đạt mức 37 độ C, đã có gần 150 học sinh cấp hai tại một tỉnh miền Nam đã bị say nắng do trường học mất điện. Trong đó có 7 em bị ngất và 2 em phải đưa đến bệnh viện. Mỗi lớp học tại đây thường có đến 60 học sinh và chỉ có quạt điện để làm mát.
Nắng nóng cực độ đã khiến giới chức Thái Lan cảnh báo người dân nên ở trong nhà. Cục Khí tượng Thái Lan ngày 22/4 dự báo nhiệt độ cao nhất trong 24 giờ tới có thể lên tới 43 độ C ở phía Bắc nước này và có thể đạt 40 độ C ở thủ đô Bangkok. Nhiệt độ cao nhất vào hôm 22/4 là ở tỉnh Phetchabun với mức 42,5 độ C.
Tại Yangon ở Myanmar, tài xế taxi Ko Thet Aung (42 tuổi), cho biết ông phải dừng lái xe khi Mặt Trời lên cao. Ông chia sẻ với hãng thông tấn AFP (Pháp): “Tôi không thể lái xe nếu nhiệt độ quá nóng vào ban ngày”. Thị trấn Kalewa ở Tây Bắc Myanmar cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong tháng 4 là 44 độ C.
Một người lái xe taxi uống nước trong buổi chiều nóng nực tại Kolkata (Ấn Độ). Ảnh: Shutterstock
Nhu cầu điện tăng cao đã gây “căng thẳng” cho lưới điện ở một số quốc gia như Bangladesh. Ông Munna Khan sống tại thị trấn Ashulia, ngoại ô thủ đô Dhaka, cho biết: “Thật khó để chúng tôi ngủ vào ban đêm khi không có điện”. Đã có hàng trăm người dân tụ tập tại Dhaka để cầu mưa.
Video đang HOT
Ấn Độ cũng đang cảnh báo về tình trạng mất điện do việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy bơm tưới tiêu ngày càng tăng. Vào ngày 18/4, có đến 6 thành phố tại Bắc và Đông Ấn Độ ghi nhận mức nhiệt trên 44 độ C, trong khi thủ đô New Delhi cũng đạt mức 40,4 độ C. Nhiệt độ cao đã buộc nhiều trường học tại một số bang ở Ấn Độ đóng cửa.
Truyền thông địa phương tại Trung Quốc đưa tin mức nhiệt độ kỷ lục của tháng 4 đã được ghi nhận tại nhiều địa điểm trong đó có Thành Đô, Chiết Giang, Nam Kinh, Hàng Châu.
Trong tuần qua, Luang Prabang tại Lào cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 42,7 độ C.
Một số quốc gia khác ở châu Á cũng ghi nhận nhiệt độ tăng vọt đạt mức kỷ lục của tháng 4. Một ví dụ là nhiệt độ tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) đã lên mức 30,2 độ C. Nhiệt độ cao bất thường trong tháng 4 cũng được ghi nhận ở Trung Á. Trong đó có Kazakhstan với 3,6 độ C tại Taraz, đây là mức kỷ lục của tháng 4 ở nước này. Turkmenistan và Uzbekistan cũng gặp tình trạng tương tự.
Mùa đông ấm áp lịch sử nhấn chìm châu Âu, phá vỡ hàng nghìn kỷ lục nhiệt độ
Thay vì mùa đông giá rét, thời tiết ở châu Âu đang ấm áp bất thường, phá vỡ hàng nghìn kỷ lục nhiệt độ trên khắp lục địa.
Người dân đi dạo quanh thủ đô Warsaw, Ba Lan. Quốc gia này nằm trong số những nước đang ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay trong tháng 1. Ảnh: Hãng thông tấn Anadolu
Từ Tây Ban Nha, Pháp đến miền Tây nước Nga, nhiệt độ trên khắp châu Âu đã cao hơn bình thường từ 10 đến 20 C vào đầu năm 2023, với hàng nghìn kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023.
Theo dữ liệu do Maximiliano Herrera, nhà khí hậu học chuyên theo dõi nhiệt độ khắc nghiệt công bố, ít nhất 8 quốc gia châu Âu - bao gồm Ba Lan, Đan Mạch, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Belarus, Litva và Latvia - đã ghi nhận nhiệt độ ngày ấm chưa từng thấy trong tháng 1 .
Tại Korbielów, Ba Lan, nhiệt độ lên tới 19 độ C - mức nhiệt mà khu vực thường ghi nhận vào tháng 5, cao hơn 18 độ C so với mức trung bình 1 độ C vào tháng 1 hàng năm. Ở Javorník, Cộng hòa Séc, nhiệt độ ở mức 19,6 độ C, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 3 độ C vào thời điểm này trong năm.
Tại Warsaw, thủ đô của Ba Lan, đang trải qua thời tiết giống như một ngày hè. Ảnh: CNN
Nhiệt độ đạt mức kỷ lục 19,6 độ C tại thị trấn Javornik của Séc vào ngày 1/1. Ảnh: CNN
Nhiệt độ ở Vysokaje (Belarus) thường dao động quanh mức 0 vào thời điểm này trong năm. Nhưng hôm 2/1, khu vực này ghi nhận nhiệt độ đạt 16,4 độ C, đánh bại kỷ lục trước đó của đất nước vào tháng 1 là 4,5 độ C.
Ở nhiều nơi khác tại châu Âu, hàng nghìn trạm đo nhiệt độ tại địa phương cũng ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục mới trong khoảng từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023.
Miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp có thời tiết ấm áp chẳng khác gì mùa hè. Tại Bilbao, nhiệt độ cao tới 24,9 độ C, ngày nóng nhất trong tháng 1 từ trước đến nay. Các trạm đo nhiệt độ ở Cantabria, Asturias và vùng Basque cũng ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục. Chỉ có Na Uy, Anh, Ireland, Italy và Đông Nam Địa Trung Hải chưa ghi nhận ngày ấm kỷ lục trong tháng 1.
Bilbao chứng kiến nhiệt độ đạt đỉnh 24,9 độ C. Ảnh: CNN
"Chúng tôi có thể coi đây là hiện tượng thời tiết cực đoan nhất trong lịch sử châu Âu. Trong đợt nắng nóng cực độ hồi tháng 7/2022, Vương quốc Anh đã trải qua đợt nắng nóng cực đoan và cường độ này đang lan ra khu vực rộng lớn hơn nhiều, bao gồm khoảng 15 quốc gia. Có thể nói đây là lần đầu châu Âu ghi nhận hiện tượng thời tiết cực đoan trong tháng 1, có thể sánh ngang với hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang xảy ra ở Bắc Mỹ", ông Herrera nói.
Nhiệt độ tăng cao cũng khiến dãy Alps có ít tuyết hơn thông thường. Ảnh: AFP
Ông Alex Burkill, nhà khí tượng học cấp cao tại Cơ quan thời tiết quốc gia Vương quốc Anh (MET), cũng nhận định rằng đây là hiện tượng thời tiết cực đoan. Ông nói: "Nhiệt độ cao cực đoan đang trải khắp một vùng rộng lớn. Thành thật mà nói, điều này chưa từng xảy ra".
Ông Burkill giải thích rằng một khối không khí ấm phát triển ngoài khơi bờ biển phía Tây châu Phi đã di chuyển về phía Đông Bắc qua châu Âu từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, bị áp suất cao trên Địa Trung Hải kéo vào.
"Khối không khí này đã lan sang Đan Mạch, Cộng hòa Séc và gần như toàn bộ nước Đức, khiến những khu vực đó đã chứng kiến nhiệt độ trong tháng 1 vượt mức kỷ lục. Một điểm đáng chú ý khác là chúng tôi ghi nhận thời tiết ấm bất thường tại miền Nam nước Anh. Trong đêm Giao thừa, tôi nghĩ có khoảng 7 địa phương ở Anh ghi nhận thời tiết ấm nhất lịch sử", ông Burkill nói.
Hôm 2/1, vùng Baden-Geroldsau của Đức đã ghi nhận mức nhiệt đáng kinh ngạc 19,2 độ C. Tại Hohenpeienberg ở độ cao 977 m so với mực nước biển, nhiệt độ đã đạt 18,2 độ C. Chỉ trong 3 ngày, 982 kỷ lục hàng tháng đã bị phá vỡ ở Đức.
Áo đã trải qua nhiệt độ tương đối ấm áp trong tuần qua. Ảnh: AFP
Đây cũng là những ngày tháng 1 nóng nhất trong lịch sử ở Ukraine, nơi hầu hết các trạm đo nhiệt độ đều ghi nhận mức nhiệt phá kỷ lục. Lviv ghi nhận mức nhiệt 14,9 độ C vào ngày 2/1, Rivne và Kiev ghi nhận nhiệt độ 13,2 độ C , Vinnytsa 13,1 độ C, Konotop 8,6 độ C và Chernihiv 10,3 độ C.
Nhiệt độ kỷ lục cũng đang bao trùm nước Nga. Vùng Makhachkala hôm 2/1 ghi nhận nhiệt độ 19,2 độ C và Derbent có mức nhiệt 18,6 độ C.
Đợt ấm bất thường này dường như đã cứu đỗi lục địa đang phải hứng chịu khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Theo dự báo, phần lớn châu Âu sẽ tiếp tục trải qua nền nhiệt cao hơn mức bình thường trong 2 tuần tới.
Nhà khí tượng học Scott Duncan cho rằng nhiệt độ trên khắp châu Âu đang ở mức đáng kinh ngạc. "Chúng tôi đã đón năm mới trong thời tiết vô cùng ấm áp vào năm ngoái. Nhưng năm nay thời tiết còn ấm hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng nền nhiệt cao này đã phá kỷ lục ở một số quốc gia".
Ông Duncan cho rằng rất khó xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan này. La Nia - hiện tượng nước biển lạnh hơn so với bình thường và nhiệt độ bất thường trên mặt biển có thể là một trong những nguyên nhân.
"Tuy nhiên, không có nguyên nhân nào mới mẻ. Vậy điều gì đã khiến nhiệt độ tăng lên vượt kỷ lục? Bầu không khí ấm lên và các đại dương của chúng ta cuối cùng đang khiến các kỷ lục dễ bị phá vỡ hơn", ông nói.
Giáo sư Bill McGuire, người đã viết về hậu quả của biến đổi khí hậu, cho biết nhiệt độ cao là dấu hiệu cho thấy những điều tồi tệ sắp xảy ra.
"Điều đáng lo ngại nhất là tốc độ nóng lên toàn cầu, đơn giản là đây không còn là điều đáng ngạc nhiên nữa. Hiện tượng thời tiết này là dấu hiệu cho thấy khu vực này sẽ chứng kiến mùa đông ngắn hơn chỉ còn vài tháng với thời tiết ấm áp, ẩm ướt và ôn hòa, ít có sương giá, băng hoặc tuyết hơn trong tương lai", ông nói.
Thảm kịch của 3 phi hành gia Liên Xô trên tàu Soyuz 11 Sứ mệnh vũ trụ dài kỷ lục vào thời điểm đó lẽ ra kết thúc trong sự chào đón đầy tự hào của hàng triệu người dân Liên Xô cuối cùng lại biến thành một thảm kịch với cái chết của cả 3 phi hành gia trên tàu Soyuz 11. Chỉ khoảng nửa giờ trước khi tàu vũ trụ Soyuz 11 của Liên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump

Nga lập cơ quan mới nhằm xử lý mạnh tay nhập cư trái phép
Có thể bạn quan tâm

Vì thu nhập 40 triệu/tháng mà tôi giằng xé lương tâm vì vô tình phát hiện ra "hậu cung" của anh rể giàu có
Góc tâm tình
54 phút trước
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
7 giờ trước
Sao nữ bị 100 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là mỹ nhân body cực khét đóng toàn bom tấn khủng
Hậu trường phim
7 giờ trước
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
7 giờ trước
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
7 giờ trước
Cuộc sống của nữ nghệ sĩ nổi tiếng cả nước: Yêu xa ở tuổi U60, đang điều trị ung thư
Sao việt
7 giờ trước
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
7 giờ trước
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
7 giờ trước
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
8 giờ trước
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
8 giờ trước