Nhiều nhà máy ô tô tạm dừng sản xuất, lên kế hoạch rời khỏi Nga
Lo ngại tình trạng thiếu linh kiện, phụ tùng và các lệnh cấm vận… một số nhà máy ô tô, phụ tùng liên quan đến ô tô vừa lên kế hoạch tạm dừng sản xuất, thậm chí rời khỏi Nga sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo Automotive News, Avtovaz – nhà sản xuất xe Lada đồng thời cũng là hãng ô tô lớn nhất của Nga, đã ra thông ra báo sẽ tạm ngừng một số dây chuyền lắp ráp ô tô bắt đầu từ hôm nay do tình trạng thiếu chip điện tử, linh kiện… vẫn đang tiếp diễn.
Volkswagen sẽ tạm dừng sản xuất trong vài ngày tại hai nhà máy ở Nga CARSCOOP
Trong khi đó, Renault – đơn vị hiện đang nắm 67,61% cổ phần công ty Lada Auto Holding, đồng thời cũng là đơn vị điều hành nhiều nhà máy ô tô tại Nga cũng đang lên kế hoạch tạm dừng sản xuất. Đại diện Renault cho biết, họ sẽ tạm dừng hoạt động một số nhà máy lắp ráp ô tô ở Nga vào tuần tới do tắc nghẽn nguồn linh kiện phụ tùng.
Quyết định tạm dừng sản xuất được hai hãng xe này đưa ra trong bối cảnh nhiều tuyến biên giới của Nga đang được kiểm soát chặt chẽ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Một số tuyến cung cấp nguồn linh kiện, phụ tùng sản xuất ô tô cho các nhà máy ô tô tại Nga buộc phải thay đổi sau khi an ninh tại các tuyến biên giới được thắt chặt.
Video đang HOT
Lo ngại tình trạng thiếu linh kiện, phụ tùng và các lệnh cấm vận… một số nhà máy ô tô, phụ tùng liên quan đến ô tô ở Nga vừa lên kế hoạch tạm dừng sản xuất CARSCOOP
Hiện tại, Renault là một trong những nhà sản xuất ô tô đến từ châu Âu được đầu tư nhiều nhất ở Nga. Tuy nhiên, không chỉ riêng hãng xe Pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất mà ngay cả Volkswagen cũng cho biết sẽ tạm dừng sản xuất trong vài ngày tại hai nhà máy ở Nga sau khi nguồn cung một số nguồn linh kiện, phụ tùng từ Ukraine bị chậm trễ.
Không chỉ dừng sản xuất, một số công ty khác liên quan đến công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô cũng lo ngại trước tình trạng căng thẳng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trong đó, Nokian nhà sản xuất lốp xe Phần Lan có nhà máy tại Nga cho biết họ đang chuyển sản xuất một số dòng sản phẩm chính từ Nga sang Phần Lan và Mỹ để chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt có thể xảy ra sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine
Theo CNN, mới đây Tổng thống Mỹ – Joe Biden đã công bố các lệnh trừng phạt mới đối với Nga trong đó có việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ. Động thái này nhằm hạn chế khả năng của Nga trong việc thúc đẩy các lĩnh vực quân sự và hàng không vũ trụ.
Các nhà sản xuất ô tô cũng lo ngại chuỗi cung ứng phụ tùng, linh kiện được chế tạo từ kim loại chủ yếu từ Nga cũng sẽ bị đứt gãy CARSCOOP
Bên cạnh các lệnh cấm vận, các nhà sản xuất ô tô tại Nga cũng lo ngại chuỗi cung ứng phụ tùng, linh kiện được chế tạo từ kim loại thuộc nhóm bạch kim như: paladi, rhodium… cũng sẽ bị đứt gãy. Hiện tại, Nga sản xuất khoảng 38% lượng paladi trên thế giới. Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng vật liệu chế tạo có thể ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các hãng xe. “Thật khó có thể tưởng tượng một doanh nghiệp ô tô toàn cầu không có đủ paladi từ Nga”. Mark Wakefield, đồng lãnh đạo của công ty tư vấn AlixPartners trả lời phỏng vấn Reuters.
Ngoài ra, theo Automotive News các hãng xe như Audi, Jaguar Land Rover, BMW, Mercedes-Benz, Citroen và General Motors (GM) đã tạm ngừng các chuyến hàng đến Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine vẫn đang diễn ra căng thẳng.
Linh kiện ô tô nội địa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương về thuế linh kiện phụ tùng ô tô và thuế cho xe dưới 24 chỗ ngồi có lắp vách ngăn cabin và khoang sau.
Ngày 17/2/2022, Bộ Tài chính có văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc trả lời kiến nghị của địa phương tại cuộc họp Chính phủ với địa phương hôm 18/1/2022.
Nội dung kiến nghị của tỉnh Vĩnh Phúc là đề nghị Chính phủ miễn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với linh kiện sản xuất trong nước, để hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp xe ô tô.
Sản phẩm nhựa cản trước của xe ô tô do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất
Trả lời kiến nghị này, Bộ Tài chính giải đáp: "Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, kể cả loại xe vừa chở người vừa chở hàng, loại có từ 2 hàng ghế trở lên, có lắp vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng là đối tượng chịu thuế TTĐB".
Linh kiện phụ tùng ô tô không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, văn bản của Bộ Tài chính khẳng định.
"Chính phủ không có thẩm quyền quy định miễn thuế TTĐB cho các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính tổng kết, đánh giá, rà soát sửa đổi Luật thuế TTĐB. Các kiến nghị sẽ được tổng hợp đánh giá tổng thể phù hợp với chủ trương của nhà nước và các cam kết quốc tế để báo cáo cấp có thẩm quyền", trích văn bản.
Trước đó, hôm 15/2/2022, Tổng cục Hải quan ra văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam; Cục Hải quan Hà Nam Ninh để hướng dẫn thực hiện Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô theo Điều 7a, 7b Nghị định số 57/2020 của Chính phủ.
Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô mà sản phẩm hoàn thiện vừa trải qua quá trình sản xuất, gia công, vừa thực hiện lắp ráp đơn thuần bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu lông, ê cu, đinh tán (đáp ứng các tiêu chí tại điểm c1 khoản 2 Điều 1 Nghị định số 57/2020), thì được áp dụng chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Như vậy, linh kiện phụ tùng ô tô sản xuất trong nước không chịu thuế suất TTĐB; còn được ưu đãi thuế nhập khẩu nếu là chủng loại trong nước chưa sản xuất được.
Xe nhập nguyên chiếc và linh phụ kiện ô tô tăng mạnh trong năm 2021 Tính chung cả năm 2021, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu tăng 52,1%, trong khi trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2020. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021 số lượng ô tô nguyên chiếc...