Nhiều nhà chính trị Hàn Quốc chia buồn về việc Chủ tịch Samsung qua đời
Chính giới Hàn Quốc đồng loạt bày tỏ chia buồn trước tin Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee qua đời.
Đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành ca ngợi ông Lee là người đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc, cầu mong ông an nghỉ. Tuy nhiên, đảng cầm quyền cũng chỉ ra rằng tập đoàn Samsung mặc dù là doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc, nhưng vẫn có lúc đi quá quy định của pháp luật, nên cần dẹp bỏ những “di sản tiêu cực” mà ông Lee để lại, như giao dịch nội bộ bất chính trong tập đoàn, thông đồng với giới chính trị.
Ông Lee Kun Hee. Ảnh: Getty Images.
Đảng đối lập Sức mạnh quốc dân cũng ca ngợi ông Lee Kun-hee là người đặt viên gạch đầu tiên đưa tập đoàn Samsung trở thành doanh nghiệp số một thế giới ở các lĩnh vực công nghệ cao trọng tâm như chíp bán dẫn, điện thoại di động. Sự nỗ lực và tinh thần đổi mới của ông Lee bao trùm mọi lĩnh vực đã trở thành tấm gương đi đầu.
Chủ tịch Đảng vì Quốc dân Ahn Cheol-soo ca ngợi Chủ tịch Lee với tinh thần thách thức của một doanh nhân đã gây dựng nên tập đoàn Samsung hàng đầu thế giới từ “mảnh đất khô cằn” Hàn Quốc trước đây.
Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Hàn Quốc No Young-min tối 25/10 (giờ địa phương) đã tới viếng lễ tang Chủ tịch Lee Kun-hee và truyền đạt thông điệp chia buồn của Tổng thống Moon Jae-in tới gia quyến.
Tổng thống Moon Jae-in tuyên dương ông Lee đã đưa ngành công nghiệp chíp bán dẫn tăng trưởng thành một ngành công nghiệp tiêu biểu của Hàn Quốc, tài năng lãnh đạo của ông đã trở thành tấm gương lớn, dũng khí cho Hàn Quốc trong thời kỳ khó khăn. Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã qua đời tại Bệnh viện Samsung Seoul vào rạng sáng ngày 25/10, thọ 78 tuổi./.
Lee Kun-hee: Thiên tài lãnh đạo đưa Samsung ra thế giới
Lee Kun-hee, cố Chủ tịch Samsung Electronics, được xem là biểu tượng lãnh đạo của giai đoạn phát triển bùng nổ ở Hàn Quốc.
Ông Lee qua đời ngày 25/10, trong vòng tay các thành viên gia đình bên cạnh, gồm cả con trai - đồng thời là Phó Chủ tịch Samsung - Lee Jae-yong. Ông Lee Kun-hee phải nhập viện từ tháng 5/2014 sau một cơn đau tim. Ông đưa con trai ngồi vào ghế điều hành thay thế mình.
Cố Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee (Ảnh: Koreaherald)
Trong suốt quá trình điều hành Samsung, mỗi một quyết định của Lee Kun-hee đều mang đến sức mạnh rất lớn để thay đổi, bao trùm lên sự thăng trầm của tập đoàn này. Vốn là tập đoàn gia đình trị, ban giám đốc điều hành có quyền quyết định đáng kinh ngạc không chỉ về mặt quản lý ở tập đoàn Samsung. Dù còn nhiều vấn đề trong điều hành và quản lý hệ thống, Samsung ghi nhận sự tăng trưởng đáng kinh ngạc ở hầu hết các thương vụ và doanh nghiệp họ tham gia.
Video đang HOT
Lee Kun-hee là ai?
Lee Kun-hee sinh ngày 9/1/1942. Ông là con trai thứ ba của nhà sáng lập Tập đoàn Samsung Lee Byung-chul tại. Ông có bằng kinh tế tại Đại học Waseda và theo học khóa MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học George Washington ở Hoa Kỳ. Ông thành thạo 2 ngoại ngữ Anh và Nhật.
Năm 1987, ông nhậm chức Giám đốc điều hành của tập đoàn Samsung. Năm 2008, ông từ chức do liên quan đến vụ bê bối quỹ Samsung Slush và quay lại điều hành vào năm 2010.
Với tư cách là người dẫn dắt Samsung, Lee Kun-hee đóng góp không ít cho nền kinh tế và sự trỗi dậy của Hàn Quốc đầu những năm 2000. Samsung là biểu tượng kinh tế mạnh nhất của Hàn Quốc ngày nay, thương hiệu này được xếp hạng 6 trong bảng 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới năm 2019. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Lee từng bày tỏ niềm tự hào về việc Samsung thu hút được những bộ óc sáng giá nhất ở Hàn Quốc, nhưng nói thêm rằng, mục tiêu của ông là thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới để đảm bảo Samsung sẽ luôn là một trong những công ty hàng đầu toàn cầu.
Phong cách lãnh đạo khác biệt
Vai trò của người lãnh đạo là dẫn dắt công ty đi đúng hướng, ông Lee Kun-hee từng nói khi ngồi vào ghế Chủ tịch Samsung, " Tôi sợ rằng đôi khi tôi có thể cảm thấy bị cô lập, đơn độc và mất kết nối khi trở thành CEO của Samsung. Nhưng tôi biết đó là một phần của quá trình", ông Lee chia sẻ.
Sau khi đề cập một cách khiêm tốn, ông Lee đã yêu cầu các giám đốc điều hành tham dự lễ nhậm chức của mình hãy tự nguyện chia sẻ mọi thứ với mình: ý tưởng, mệnh lệnh và tầm nhìn. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc trò chuyện giữa các nhà quản lý và nhân viên - điều vốn không hề tồn tại giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc trong quá khứ.
Samsung luôn là biểu tượng thành công của Hàn Quốc (Ảnh: GNR)
Cho đến đầu những năm 1990, tập đoàn Samsung vẫn chưa thể trở thành doanh nghiệp đầu ngành của bất kỳ thị trường nào họ góp mặt. Tập đoàn Samsung tham gia vào 8 loại hình kinh doanh, bao gồm cả mảng điện tử.
Kể từ khi Lee Kun-hee ngồi vào ghế Giám đốc điều hành, ông bắt đầu tái thiết lại mục tiêu kinh doanh của tập đoàn. Samsung thẳng tiến về phía trước một cách khá đơn giản. Khả năng lãnh đạo lôi cuốn và sự năng nổ của ông đã giúp quá trình tái thiết này thuận lợi hơn.
Thế nhưng, truyền thông lại làm trầm trọng thêm các quyết định của ban quản trị Samsung. Thậm chí một số chuyên gia kinh tế có uy tín còn nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông, cho rằng kinh nghiệm và năng lực của ông không đủ để lãnh đạo một công ty lớn như Samsung và ông chỉ là con trai của nhà sáng lập.
Sau 2 thập kỷ, Samsung vốn khởi đầu là một doanh nghiệp nhỏ sản xuất tivi, tủ lạnh và vi mạch bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động dưới sự lãnh đạo của Lee Kun-hee. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, ông Lee nói rằng mục tiêu của tập đoàn phải là lập kế hoạch kinh doanh tạo ra tương lai. Và đến nay, Samsung là một trong những tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la thuộc vào hàng lớn nhất trên thế giới cũng như dẫn đầu một số ngành công nghiệp toàn cầu. Đây là công ty và nhà xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc và là tập đoàn xuyên quốc gia lớn thứ 5 trên toàn thế giới.
Công nhân Samsung mang vòng hoa tưởng nhớ cố lãnh đạo (Ảnh: NTD)
Lee Kun-hee dành cả cuộc đời cống hiến cho sự thành công của Samsung. Ông đã chọn ra yếu tố quan trọng nhất để tăng trưởng: chính là tinh thần quản lý đổi mới trong tổ chức. Ông luôn là người đầu tiên thấm nhuần cảm giác khủng hoảng, vì thế ông dẫn dắt Samsung phát triển các sản phẩm có triển vọng hợp thời trong 5 đến 10 năm sau. Đây là lý do tại sao ông đã mạo hiểm đầu tư vào các sản phẩm không có bộ nhớ ngoài, chấp nhận rủi ro thâm hụt hàng nghìn tỷ won. Cuối cùng chính quyết định này đã đưa Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Không chỉ thế, trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, ông Lee vượt qua khó khăn bằng cách đa dạng hóa kinh doanh thay vì tập trung vào một vài mặt hàng được chọn. Do đó, Samsung được xếp hạng là thương hiệu toàn cầu hàng đầu trong lĩnh vực điện tử. Trên nền tảng thành công của Samsung, "chất lượng được đề cập đầu tiên". Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng thông qua chất lượng hàng hóa và điều đó tạo nên lợi thế cạnh tranh của Samsung trên thị trường.
Có thể so sánh với thế hệ trước của ông, cha ông, cố Chủ tịch Samsung (Lee Byung-chul) đã nhấn mạnh: số lượng, nguồn cung cấp hơn chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, với niềm tin thay đổi công ty, ông bắt đầu bằng cách thay đổi môi trường của nhân viên. Ông tin rằng môi trường và bầu không khí mới sẽ thực hiện tinh thần "chất lượng trên hết" và thúc đẩy nhân viên đổi mới hơn. Nó đã được thực hiện nhanh chóng.
Quan tâm và chuyên quyền
Ông đã ra lệnh cho ban điều hành tăng lương cho tất cả nhân viên, cải thiện môi trường làm việc cho mọi bộ phận, giảm giờ làm việc. Ông cũng hứa sẽ liên tục theo dõi điều kiện và môi trường làm việc của nhân viên. Samsung luôn là công ty được kính trọng nhất tại Hàn Quốc và chủ tịch Lee Kun-hee cũng doanh nhân được kính trọng nhất, theo một cuộc khảo sát của nhóm tư vấn quản lý.
Ngoài ra, ở đây, nhà lãnh đạo có quyền lực tối cao để đưa ra quyết định và cấp dưới chỉ có thể nhận lệnh từ nhà lãnh đạo. Phương pháp này đã được sử dụng theo truyền thống ở nhiều quốc gia và đặc biệt ở các nước Châu Á bảo thủ như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Theo truyền thống, Samsung được coi là biểu tượng của loại hình công ty chuyên quyền.
Gia tộc lãnh đạo Samsung (Ảnh: BI)
Theo lệnh của Lee Kun-hee, toàn bộ kế hoạch và chiến lược kinh doanh của họ phải được đặt ra theo quản lý hệ thống dọc. Nhân viên thường không có cơ hội làm việc với Chủ tịch. Phòng kế hoạch phụ trách lên ý tưởng và nhân viên tập trung vào công việc kinh doanh chung. Đôi khi họ phải đến văn phòng lúc 6 giờ sáng và chỉ nghỉ làm lúc 10 giờ tối. Khi Samsung đặt bước chân đầu tiên vào thị trường toàn cầu, họ nhận thức được rằng, họ đang thiếu nhiều công nghệ cũng như giá trị thương hiệu còn kém xa so với các đối thủ cạnh tranh. Samsung lúc đó được dự đoán sẽ khó bắt kịp các đối thủ khác như Sony, Panasonic, Nokia và Philips bởi họ có quy mô cách biệt so với quy mô một doanh nghiệp chỉ phát triển ở thị trường nội địa như Samsung.
Nhấn mạnh năng lực nhân viên
Lee Kun-hee từng đánh giá rằng, năng lực của nhân viên không đủ tốt để đưa Samsung lên đẳng cấp thế giới. Ông cố gắng loại bỏ những nhân viên không đủ tiêu chuẩn và thực hiện thay đổi toàn diện trong công tác quản lý. Ông cố gắng thuê những người sáng tạo và một khi họ đạt được kết quả đáng kể, công ty luôn đối đãi tốt với họ. Ông còn thành lập các tổ chức thiết kế Samsung (SADI) và thông qua đó nỗ lực tìm kiếm những nhân viên luôn đổi mới và sáng tạo.
Mục đích của công ty khi thành lập SADI là tạo ra những nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo có năng lực toàn cầu, cuối cùng nâng cao khả năng cạnh tranh của Samsung trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Samsung cũng đã xây dựng các Văn phòng Tuyển dụng Quốc tế (IRO) để tuyển dụng nhân viên chuyên nghiệp trên khắp thế giới.
Bất kể quốc tịch và khu vực nào, công ty cố gắng giữ chân những người lao động có tay nghề cao và có giá trị khác nhau để mang lại nhiều cơ hội nâng cao sức mạnh cạnh tranh của Samsung trên thị trường toàn cầu. Những nhân viên được phát hiện từ khắp nơi trên thế giới, tạo cơ hội tìm hiểu bản sắc và ý tưởng của tổ chức Samsung là gì. Lee Kun-hee có tầm nhìn nuôi dưỡng những nhân viên tài năng và thu hút tất cả nhân tài trên thế giới.
Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee qua đời Ông Lee Kun-hee, chủ tịch tập đoàn Samsung qua đời hôm 25/10 ở tuổi 78, sau 6 năm điều trị bệnh đau tim. Ông Lee qua đời trong vòng tay của gia đình, gồm cả con trai ông - Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae-yong. Ông Lee thừa kế công ty kinh doanh mì từ cha mình là Lee Byung-chull. Dưới...