Nhiều người Ukraine mang theo Bitcoin để phòng thân
Nhiều người dân Ukraine đang tìm đến Bitcoin trong bối cảnh ngân hàng trung ương đình chỉ các hoạt động giao dịch.
Nhiều người tị nạn Ukraine đã chuyển sang sử dụng tiền mã hóa cho mục đích tích trữ tài sản, đổi sang tiền mặt, chuyển tiền cũng như để giao dịch với nhau cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Chia sẻ với CNBC, anh Fadey, một người dân Ukraine vừa phải chuyển đến Ba Lan cho biết mình mang theo một chiếc USB chứa lượng Bitcoin trị giá 2.000 USD.
Hỗn loạn nổ ra
Vào buổi sáng ngày xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Fadey đã nhận được vô số tin nhắn từ bạn bè hỏi anh rằng chuyện gì đang xảy ra ở thành phố Lviv. Sau khi xem nhanh tin tức, anh nhận ra đất nước của mình đang rất hỗn loạn.
Anh Fadey – biệt danh mà CNBC đặt cho nhân vật chính của câu chuyện, quyết định nhanh chóng rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, để qua được biên giới, anh cần nhanh chóng chuẩn bị 2 thứ gồm chứng nhận âm tính với Covid-19 và tiền.
“Tôi không thể rút tiền mặt vì có quá nhiều người xếp hàng tại các máy ATM, và tôi không có nhiều thời gian”, anh Fadey nói với CNBC.
Vì vậy, anh đã quyết định chuyển tiền của mình sang Bitcoin. Fadey nói với CNBC rằng anh đã đổi lượng Bitcoin trị giá 600 USD sang tiền Ba Lan. Sau đó anh dùng số tiền này để đi xe buýt qua biên giới, thuê phòng nghỉ cho anh và bạn gái đồng thời mua thêm thức ăn.
Người dân Ukraine sơ tán khỏi thành phố Irpin.
Tốc độ và sự dễ dàng của giao dịch bằng tiền mã hóa đã cứu sống Fadey. Trong vòng 2 giờ kể từ khi anh đến Ba Lan, Ukraine đã đóng cửa biên giới, ngăn chặn toàn bộ nam giới trong độ tuổi nhập ngũ rời khỏi quốc gia.
Anh Fadey cũng mang theo một thiết bị giống như USB, chứa 2.000 USD tiền tiết kiệm dưới dạng Bitcoin.
Video đang HOT
“Tôi chỉ cần viết mật khẩu của mình trên một tờ giấy và mang nó theo”, anh Fadey giải thích.
Hoàn cảnh của anh Fadey đã làm nổi bật một số đặc điểm quan trọng nhất của Bitcoin. Tài sản kỹ thuật số có giá trị xuyên biên giới, không chịu sự kiểm soát của ngân hàng và được quản lý bởi chính chủ sở hữu bằng mật khẩu, khiến nó khó bị đánh cắp hơn nhiều so với tiền mặt.
Gần 1/4 dân số Ukraine đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa trong 4 tuần qua và chiến tranh đã làm kiệt quệ hệ thống tài chính của nước này. Các máy ATM trên khắp đất nước bắt đầu cạn tiền mặt, nhiều người dân phải đứng xếp hàng nhiều giờ đồng hồ, nhưng chỉ có thể rút tối đa 33 USD cho mỗi giao dịch.
Chuyển tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng quốc gia cũng không có kết quả sau khi ngân hàng trung ương đình chỉ các hoạt động giao dịch vào cùng ngày xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra.
Hơn nữa, việc cấm biên, đồng tiền mất giá và mối đe dọa về việc Nga sẽ thay thế đồng hryvnia của Ukraine bằng đồng rúp càng làm nổi bật lợi thế của việc sử dụng tiền mã hóa.
“Trong tình cảnh như vậy, tiền mã hóa, bất chấp sự biến động của nó, đã chiếm được lòng tin của rất nhiều người dân Ukraine”, Brian Mosoff, Giám đốc điều hành nền tảng đầu tư tiền số Ether Capital nhận xét.
“Việc có thể tích trữ tiền của mình dưới dạng một loại tài kỹ thuật số được bảo vệ bằng mật khẩu là cứu tinh của những người không có sự ổn định về tài chính hay ổn định về chính trị”, ông Mosoff tiếp tục.
Cứu tinh của những người tị nạn
Chỉ vài giờ sau khi xung đột diễn ra, hệ thống tài chính của Ukraine bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.
“Nền kinh tế của đất nước đã sụp đổ chỉ sau vài giờ”, Alex Gladstein, giám đốc chiến lược của Tổ chức Nhân quyền, cho biết.
“Trong nhiều tuần trước khi xảy ra chiến tranh, nhiều người Ukraine đều cố gắng chuyển càng nhiều tiền ra khỏi ngân hàng Ukraine càng tốt, cho dù đó là ngân hàng Anh, ngân hàng Mỹ hay tiền mã hóa”, anh Hammond, người đã dành vài tháng ở Ukraine trong năm 2021 chia sẻ với CNBC.
Người dân lên tàu sơ tán khỏi thành phố Odessa, Ukraine.
Maria Chaplia, một công dân Ukraine hiện sống ở Ba Lan. Cô đã sử dụng tiền mã hóa khi ngân hàng Ukraine không cho phép cô chuyển đủ tiền và các khoản phí chuyển tiền của PayPal quá cao. “Với tiền mã hóa, điều đó dễ dàng hơn nhiều”, cô nói.
Ở bên kia biên giới, việc giao dịch qua ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn. Ngay cả khi luật bảo vệ những người tị nạn được thông qua, ông Gladstein cảnh báo rằng sẽ rất khó cho người tị nạn Ukraine mở tài khoản ngân hàng tại Ba Lan.
“Không phải ai cũng có ví tiền số. Tuy nhiên, nhiều người đang coi nó giống như một tài khoản ngân hàng và có thể sử dụng trong những lúc cần thiết”, Pablo Villalba, chuyên gia từ Kimchi Fund, một quỹ đầu tư tiền mã hóa, chia sẻ.
Nền kinh tế Bitcoin
Trước khi chiến tranh xảy ra, Ukraine là một trong những nước ủng hộ tiền mã hóa nhiều nhất. Quốc gia này đứng thứ tư trên toàn cầu về việc chấp nhận tài sản kỹ thuật số. Vào đầu tháng 3, Ukraine đã thông qua luật hợp pháp hóa tiền số.
Ông Alex Gladstein nói với CNBC rằng các nước Đông Âu nói chung rất ủng hộ tài sản kỹ thuật số.
“Có rất nhiều các công ty và sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số tại Ukraine. Hầu như tất cả người dân Ukraine đều có smartphone. Đây là một quốc gia rất phát triển về công nghệ thông tin”, ông Gladstein giải thích.
Nhiều người Ukraine đang tìm đến Bitcoin như một giải pháp thay thế tiền mặt.
Điều này đặc biệt hữu ích khi người dân Ukraine chuyển sang sử dụng ví tiền số như như một tài khoản ngân hàng. Ví dụ như ở Ba Lan, có hơn 175 máy ATM Bitcoin, cho phép những người tị nạn mang theo Bitcoin để đổi ra tiền mặt.
Những tiến bộ gần đây trong công nghệ thanh toán cũng giúp giao dịch bằng tiền mã hóa dễ dàng hơn bao giờ hết. Lightning Network là một nền tảng thanh toán được phát triển dựa trên công nghệ của Bitcoin, cho phép các giao dịch diễn ra gần như tức thời.
“Dù đang ở California, tôi vẫn có thể gửi cho bạn bất kỳ số tiền nào ngay lập tức. Chúng tôi không phải lo lắng về việc bạn không có hộ chiếu Ba Lan hay tài khoản ngân hàng”, ông Gladstein cho biết.
Fadey cũng nói rằng anh đã không thể chuyển số tiền pháp định trong tài khoản tiết kiệm của mình sang tiền Ba Lan, nhưng tiền mã hóa làm được điều này.
Đi tìm lời giải cho một "hiện tượng" bất ngờ: Khối lượng Bitcoin ở Nga và Ukraine tăng đột biến
Giao dịch Bitcoin bằng đồng rúp và hryvnia tăng vọt trong bối cảnh giao tranh gay gắt giữa Nga và Ukraine.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang và các lệnh trừng phạt đã đẩy đồng rúp của Nga xuống mức thấp kỷ lục, Bitcoin dường như đang có một sức hút đối với các đồng nội tệ của Nga và Ukraine.
Theo công ty dữ liệu tiền điện tử Kaiko, khối lượng giao dịch Bitcoin bằng đồng rúp đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2021. Trong khi đó, khối lượng giao dịch Bitcoin bằng đồng hryvnia của Ukraine tăng lên mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 10/2021.
Clara Medalie, người đứng đầu nghiên cứu của Kaiko cho biết: "Xu hướng này diễn ra sau một làn sóng trừng phạt chống lại Nga, điều này đã làm gián đoạn thị trường ngoại hối và khiến đồng rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la".
Sự bất ổn từ cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến các thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng và các nhà đầu tư đổ xô đến các tài sản trú ẩn an toàn. Quan điểm coi Bitcoin là "vàng kỹ thuật số" đã bị suy giảm trong những tháng gần đây, khi mối tương quan giữa đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới với thị trường chứng khoán Mỹ ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, một số người có xu hướng ưa chuộng Bitcoin trong những thời điểm không thể lường trước như hiện tại.
Tổng khối lượng giao dịch của Bitcoin cũng tăng trong thời gian biến động giá tuần trước. Hoạt động đối với các cặp giao dịch BTC/UAH và BTC/RUB gia tăng hơn so với cặp BTC/USD, Medalie cho biết. Theo dữ liệu của CoinShares, khối lượng giao dịch cặp RUB/USD trên các sàn giao dịch tiền điện tử Bitcoin đã tăng 121% so với tuần trước.
Không rõ liệu khối lượng giao dịch tăng có thể hiện việc mua Bitcoin ở Nga và Ukraine gia tăng hay không. Tuy nhiên, Medalie cho biết sự khác biệt so với các cặp tiền pháp định khác như đô la và đồng euro trong 5 ngày qua cho thấy Bitcoin có thể hấp dẫn hơn trong hai thị trường đó.
Khi người Nga có dấu hiệu chuyển sang tiền điện tử nhiều hơn, các quan chức Ukraine thúc giục các sàn giao dịch tiền điện tử chặn các địa chỉ của khách hàng Nga.
Binance, công ty có nhiều giao dịch Bitcoin bằng đồng rúp nhất, xác nhận rằng họ sẽ chặn mọi tài khoản của các cá nhân Nga chịu lệnh trừng phạt. Công ty cũng khẳng định sẽ không "đơn phương đóng băng" hàng triệu tài khoản của người Nga.
Một người phát ngôn của Binance cho biết: "Tiền điện tử cung cấp sự tự do tài chính cho mọi người trên toàn cầu". Việc đơn phương cấm mọi người truy cập vào tiền điện tử có thể ảnh hưởng đến lý do tiền điện tử tồn tại.
"Tuy nhiên, chúng tôi đang thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo hành động chống lại các đối tượng chịu lệnh trừng phạt, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến những người dùng vô tội", người phát ngôn cho biết.
90% lượng Bitcoin đã có chủ Dù 90% Bitcoin đã được khai thác sau 12 năm, phải đến tháng 2/2140 thì lượng tiền mã hóa còn lại mới có chủ. Tính đến sáng ngày 13/12, 90% lượng Bitcoin đã được khai thác và lưu thông trên thị trường, tương đương 18,89 triệu trên tổng số 21 triệu Bitcoin tồn tại, theo số liệu từ Blockchain.com. Cột mốc trên có...