Nhiều người trong nhà vừa mắc vảy nến, vừa bị ung thư máu: Bác sĩ nói gì?
Người phụ nữ cho biết, cả nhà có 2-3 người bị bệnh vảy nến đã chuyển sang mắc ung thư máu.
Cô thắc mắc với bác sĩ, nguyên nhân vì sao tình trạng này lại xảy đến với gia đình mình.
Tại chương trình kỷ niệm Ngày Vảy nến thế giới (29/10), chủ đề “Bật nến hạnh phúc”, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, hiện nay trên mạng xã hội có nhiều kênh chia sẻ, quảng cáo các phương pháp cổ truyền chữa dứt điểm vảy nến.
Nhưng trên toàn thế giới, không có cách nào điều trị hết hẳn vảy nến.
“Đồng hành trên mỗi bước chân của bệnh nhân vảy nến”
Theo bác sĩ Uyển Nhi, hiện nay, có 4 nhóm thuốc điều trị vảy nến. Đầu tiên là thuốc thoa, cách phổ biến hầu như bệnh nhân nào cũng từng sử dụng.
Kế đến là phương pháp điều trị chiếu ánh sáng toàn thân. Với cách này, bệnh nhân cần đến bệnh viện thường xuyên (2-3 lần/tuần), nên đôi khi có thể ảnh hưởng đến công việc của người điều trị.
Thứ ba là các thuốc uống cổ điển, và bệnh nhân cũng không tự ý điều trị, vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, máu. Do đó, kể cả khi bác sĩ đã cho toa điều trị, bệnh nhân cũng không được tự ý lấy đi mua thêm mà cần phải tuân thủ những chỉ định theo từng thời điểm.
Thứ tư là thuốc sinh học. Nhược điểm của cách này là chi phí hơi tốn kém, tuy nhiên hiện nay, thuốc này đã có trong danh mục hỗ trợ chi trả của bảo hiểm y tế (40-50%).
Bác sĩ giao lưu, chia sẻ với bệnh nhân vảy nến (Ảnh: BV).
Bác sĩ Uyển Nhi chia sẻ, với vảy nến, dùng thuốc thôi là chưa đủ. Bệnh nhân cần được hỗ trợ kèm theo bằng các chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, được truyền thông, giáo dục sức khỏe để biết được những điều gì khiến bệnh trở nên nặng hơn. Và một trong những điều quan trọng khác là nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân.
“Có thể hiện nay không có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn, nhưng chúng tôi hứa sẽ đồng hành trên mỗi bước chân của bệnh nhân vảy nến”, phía Bệnh viện Da Liễu TPHCM khẳng định.
Video đang HOT
Nêu ví dụ về các yếu tố có thể khiến bệnh nặng hơn, bác sĩ Uyển Nhi dẫn chứng, những khi bệnh nhân gặp các yếu tố về cảm xúc, như “giận vợ, giận chồng”, hãy để ý những mảng vảy nến trên da sẽ nổi lên nhiều hơn. Đây là biểu hiện của việc bị stress quá nhiều, và tinh thần sẽ ảnh hưởng đến bệnh. Do đó, bệnh nhân có sống vui thì mới sống khỏe.
Bệnh nhân cần chấp nhận căn bệnh này sẽ theo mình lâu dài, và bản thân không đơn độc. Thống kê cho thấy, hiện nay trên thế giới có khoảng 125 triệu người mắc bệnh vảy nến. Cộng đồng vảy nến rất đông đảo, nên việc kết nối, có những câu lạc bộ để bệnh nhân gặp gỡ, chia sẻ và đồng cảm với nhau cũng là một trong những cách giúp hạn chế căng thẳng.
Nhiều người, nhất là nam giới mắc bệnh vẫn giữ thói quen uống rượu, hút thuốc. Đây là các yếu tố có thể khiến bệnh nặng hơn, đồng thời việc điều trị sẽ bớt đáp ứng lại. Vì vậy, bệnh nhân nếu không bỏ được cần hạn chế dần theo thời gian. Bệnh nhân vẫn có thể uống cà phê bình thường, với hàm lượng vừa phải.
“Chúng ta chỉ cần nghĩ đơn giản, rằng cái gì không tốt cho sức khỏe thì sẽ không tốt cho vảy nến, và ngược lại”, bác sĩ Uyển Nhi khẳng định.
Có nhiều yếu tố khiến bệnh vảy nến nặng lên (Ảnh: BV).
Kế đến, có những trường hợp mắc bệnh thường cào, gãi vì bị ngứa, dễ gây nhiễm trùng da. Để hạn chế điều này, hiện đã có những thuốc đặc trị chống ngứa, gồm thuốc uống và thuốc bôi. Bên cạnh đó, cần chú ý dưỡng ẩm da, giúp phục hồi hàng rào da và giảm ngứa.
Bệnh vảy nến cũng thường có bệnh đồng mắc kèm theo (khoảng 40%), đó là viêm khớp vảy nến. Khi vảy nến khớp đã gây biến dạng sẽ rất khó hồi phục. Chính vì vậy, bệnh nhân phải chú ý xem khớp của mình có bị đau, viêm; các ngón tay, ngón chân có bất ngờ sưng đỏ sau khi ngủ dậy (đau khi ít vận động) hay không.
Để xử lý tình trạng này, bệnh viện cũng hướng dẫn bệnh nhân một số bài tập để hạn chế đau, cứng khớp. Bệnh nhân cũng có thể tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, xe đạp, ngồi thiền để nâng cao sức khỏe.
Vảy nến có gây ung thư không?
Ngoài ra, có một thực trạng đã xảy ra với bệnh nhân vảy nến, là khi người khác tiếp xúc với tay chân, mặt họ lại sợ bị lây. Tuy nhiên, bằng cách trực tiếp bắt tay với từng cô chú, anh chị bị vảy nến tại buổi gặp mặt, bác sĩ Uyển Nhi khẳng định: bệnh không lây nhiễm và lành tính. Gia đình, cộng đồng cần biết điều này để hạn chế sự kỳ thị với bệnh nhân.
Trong phần giao lưu, hỏi – đáp, một bệnh nhân cho biết gia đình có 2-3 người bị vảy nến đã chuyển sang ung thư máu. Bà nhờ bác sĩ giải đáp nguyên nhân vì sao gây ra tình trạng này.
Những câu chuyện xúc động về hành trình điều trị vảy nến đã được chia sẻ tại chương trình “Bật nến hạnh phúc” (Ảnh: BV).
Bác sĩ Uyển Nhi cho biết, vảy nến có 3 nguyên nhân chính, trong đó có yếu tố di truyền, với tỷ lệ 2-3%. Nếu bệnh nhân có bố hoặc mẹ đã bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở con sẽ tăng lên 16%. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị bệnh, khả năng con bị di truyền là hơn 40%. Thực tế qua nghiên cứu, có những gen cảm nhiễm với bệnh vảy nến.
Hai yếu tố còn lại gây nên bệnh vảy nến là miễn dịch và môi trường.
“Hiện nay, chưa có nghiên cứu nhiều về việc ung thư có phải bệnh đồng mắc của vảy nến. Nhưng nếu có liên quan đến yếu tố gia đình, bệnh nhân nên tiến hành các xét nghiệm, giải trình tự gen, để tìm xem có gen đột biến nào về ung thư máu hay không”, bác sĩ chia sẻ.
Một bệnh nhân khác cho biết, bản thân chỉ ăn 1 hũ chao mà bùng phát vảy nến dữ dội, phải nằm suốt 10 ngày ở bệnh viện. Bác sĩ cho biết, vảy nến có nhiều dạng, với các biểu hiện riêng cho từng trường hợp nhất định.
Vảy nến cũng có bệnh đồng mắc kèm theo là tăng huyết áp, nên người ăn mặn nhiều có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý những thực phẩm mà bản thân bị dị ứng để kiêng cữ.
Người đàn ông mắc vảy nến khẳng định, bản thân luôn coi sự lạc quan, vui vẻ là liều thuốc chữa bệnh hiệu quả (Ảnh: BV).
Kể câu chuyện của mình với đôi mắt đỏ hoe, nữ bệnh nhân ngồi hàng ghế giữa hội trường chia sẻ, cô là bệnh nhân vảy nến suốt 18 năm qua. Khoảng thời gian đầu bệnh nhân rất buồn, sợ lây cho chồng con, cũng như mặc cảm vì sợ bị kỳ thị.
Do đó, cứ nghe ai chỉ gì, từ thuốc Nam đến thuốc Bắc, người phụ nữ đều thử sử dụng, dù tốn rất nhiều chi phí. Nhưng mỗi lần trị theo cách truyền miệng xong, bệnh lại nặng lên.
“Tôi muốn chia sẻ với các bệnh nhân vảy nến, rằng mình cứ vào bệnh viện mà điều trị, nếu nặng thì nằm 1-2 tuần sẽ được về nhà. Tôi cứ kiên trì như vậy, cũng như siêng năng tập luyện thể thao, giữ tinh thần vui vẻ. Các con tôi cũng nói rằng, mẹ đã có các con, có gia đình rồi, cứ sống vô tư đi. 7 năm nay, bệnh của tôi đã ổn định”, nữ bệnh nhân tâm sự.
Mỗi bệnh nhân là một ngọn nến kiên cường
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, vảy nến không chỉ là căn bệnh về da mà còn là cả một thách thức về mặt tâm lý và xã hội, với hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt.
Thấu hiểu điều đó, bệnh viện thời gian qua đã có nhiều hoạt động, cũng như không ngừng cập nhật các phương pháp tiến bộ, triển khai phòng khám chuyên sâu… góp phần làm cho việc điều trị vảy nến ngày càng hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM bật khóc khi chia sẻ về người bệnh vảy nến (Ảnh: BV).
“Ngày Vảy nến thế giới không chỉ là ngày để cộng đồng cảm nhận, nhận diện và chia sẻ với người bệnh, mà còn là dịp để mỗi người chúng ta thắp lên ngọn nến hạnh phúc. Chúng tôi muốn gửi đến thông điệp rằng mỗi bệnh nhân là một ngọn nến kiên cường, nếu chúng ta cùng thắp sáng thì cả cộng đồng sẽ tràn ngập hy vọng”, bác sĩ Thúy xúc động bày tỏ.
Lý do khiến người phụ nữ bất ngờ ngại giao tiếp, sợ ánh sáng
Người phụ nữ quê Hưng Yên bị ngại giao tiếp, sợ ánh sáng, sợ tiếng động sau hơn 10 năm mắc bệnh vảy nến.
Bên cạnh việc điều trị bệnh vảy nến, các bác sĩ đã đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Ảnh: Shutterstock.
Người phụ nữ 31 tuổi, quê Hưng Yên, đến Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) khám trong tình trạng tổn thương do vảy nến lan tỏa khắp cơ thể. Đặc biệt, người phụ nữ này có triệu chứng về tâm thần rất rõ ràng. Cô thích nằm một mình, ngại giao tiếp, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
Bệnh nhân cho biết cô có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh vảy nến cách đây hơn 10 năm với vài nốt đỏ có ít vảy ở tay. Sau một thời gian, các nốt tổn thương xuất hiện nhiều, lan tỏa hơn. Lúc đó, bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán vảy nến. Người phụ nữ đã điều trị nhưng không khỏi hoàn toàn.
Bệnh nhân bị tổn thương lan tỏa khắp cơ thể do vảy nến. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân bị chồng và gia đình chồng đổ lỗi giấu bệnh, chủ tâm lừa họ. Vì vậy, cuộc sống gia đình trở nên nặng nề hơn, mâu thuẫn xảy ra nhiều hơn.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Tuyến, khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay do không được thông cảm, bệnh nhân trở nên trầm lặng và quyết định bỏ về Hà Nội. Bệnh nhân cũng không dám chia sẻ câu chuyện với gia đình.
Các triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân dần trở nên rõ ràng hơn và được người nhà phát hiện khi lên thăm.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bên cạnh việc điều trị bệnh vảy nến, các bác sĩ đã đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần và được chẩn đoán tâm thần phân liệt. Đây là một trong những tình trạng nặng và khó để kiểm soát.
"Vảy nến là một bệnh lý lành tính, khá phổ biến, không lây, nhưng mạn tính. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh tới người mắc thường trầm trọng hơn các bệnh lý mạn tính khác bởi tổn thương hiện hữu ngay ở ngoài da. Điều này gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề", bác sĩ Tuyến nói.
Theo chuyên gia, hiện nay, rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến có thể đạt sạch tổn thương trên 90% hoặc thậm chí hoàn toàn. Điều quan trọng khác là sự thấu hiểu, đối xử công bằng, không kì thị của xã hội và sự đồng hành của người thân.
Đột tử khi chơi thể thao: Nguyên nhân có thể do đâu? Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bác sĩ khuyến cáo, trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào, người dân đều cần phải kiểm tra sức khỏe, cũng như lắng nghe cơ thể trong quá trình vận động. 80% ca đột tử khi chơi thể thao có sẵn bệnh lý tim mạch Các chuyên gia nhận định có nhiều...