Nhiều người thường bảo quản rau củ quả sai cách mà chẳng hề hay biết, giờ học ngay những mẹo này vẫn còn kịp
Biết được những mẹo bảo quản này thì cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn rất nhiều rồi!
Nhiều người quan niệm cứ cho thực phẩm vào tủ lạnh là sẽ bảo quản chúng được lâu hơn. Điều này chưa đúng hoàn toàn, đôi khi đồ ăn thức uống lấy ra từ trong tủ lạnh vẫn bị hư, héo như thường mà thôi. Trên thực tế, mỗi loại sẽ có mẹo bảo quản riêng, giúp giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
Dưới đây chính là một vài mẹo vặt nho nhỏ được dân mạng khắp thế giới chia sẻ lại. Thử áp dụng xem sao bạn ơi!
Bạn có thể để một miếng khăn giấy dưới phần hành tây đã cắt rồi cho vào tủ lạnh, như vậy nó sẽ bớt bay mùi hăng khó chịu.
Có một cách để giữ dưa chuột tươi ngon lâu hơn là gói từng quả bằng khăn giấy và cho vào túi Ziploc như thế này.
Để giữ những loại quả như dâu tây tươi ngon lâu hơn, hãy ngâm/ rửa chúng bằng dung dịch pha từ 2 thìa giấm và 3 cốc nước.
Cà chua nên được trữ bên ngoài hoặc ngăn đông của tủ lạnh thay vì ngăn mát. Nếu bỏ trong ngăn đông, bạn có thể giữ nó tươi ngon đến 6 tháng.
Bọc các loại rau thơm trong một chiếc khăn giấy có thấm nước và cho vào túi ni lông thật kín, sau đó cất vào tủ lạnh. Đảm bảo chúng sẽ tươi ngon lâu hơn và không bị héo.
Nếu cắt táo xong mà chưa ăn liền, bạn có thể cột chúng lại bằng một sợi thun để ngăn táo bị thâm đen.
Nếu muốn bơ chín nhanh hơn, bạn hãy cho nó vào túi cùng một quả chuối. Chuối tạo ra hàm lượng ethylene cao, nhờ đó giúp kích thích tốc độ chín của bơ.
Cách tốt nhất để bảo quản rau xà lách là bọc nó trong giấy bạc. Bằng cách này, rau của chúng ta có thể tươi ngon tới 1 tháng.
Video đang HOT
Một mẹo bảo quản chanh tươi ngon lâu hơn là cho nó dính một ít muối rồi mới bỏ vào tủ lạnh.
Cách tốt nhất để giữ chuối được lâu hơn là để bên ngoài, sau đó dùng một tấm ni lông bọc phần cuống của nó lại chứ không cần cho vào tủ lạnh.
Mẹ Sài Gòn chia sẻ mẹo bảo quản 1 tuần đối với rau xanh để ít phải ra ngoài đi chợ
Theo Uyên, nếu bạn lưu trữ đúng cách thì đa số những sản phẩm trữ đông đều có thể bảo quản ít nhất từ 1 tuần đến cả năm tùy thực phẩm.
Trong tình hình dịch căng thẳng, việc hạn chế ra ngoài, chỗ đông người nhưng vẫn phải đảm bảo thực phẩm cho cả gia đình là vấn đề đau đầu của nhiều bà nội trợ. Do đó, việc mua và trữ thực phẩm đúng cách, để được lâu mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng, hạn chế bỏ thực phẩm thừa là điều được nhiều người quan tâm.
Phương Uyên (hiện đang sống tại Sài Gòn) cho biết: " Gia đình mình thường xuyên đi chợ 1 tuần/lần thay vì hàng ngày. Chính vì thế, mình cũng biết cách lưu trữ thực phẩm để dài ngày. Mình thấy cách làm này nhiều lợi ích vì không tốn công đi chợ, mua 1 đợt số lượng nhiều cũng rẻ hơn. Đặc biệt thời điểm này Sài Gòn dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn nên mình thấy đây là một cách mua đồ hợp lý".
Theo Uyên, nếu trữ đúng cách có thể bảo quản thực phẩm từ 1 tuần (đối với rau xanh) đến cả năm đối với thịt tươi sống.
Kinh nghiệm giúp bảo quản thực phẩm đúng cách
Tủ lạnh ở mỗi gia đình nhỏ thường gặp vấn đề "quá tải" thực phẩm do dự trữ cho nhu cầu cả tuần, đặc biệt là khi dịch còn phức tạp và chúng ta phải ở nhà nhiều. Để đảm bảo sức khỏe mỗi bữa ăn cho gia đình, Uyên áp dụng những nguyên tắc sau cho thực phẩm để đảm bảo tươi lâu, giữ dinh dưỡng.
Phương Uyên.
Đối với các loại rau
- Rửa rau và để rau thật ráo trước khi bảo quản.
- Nhặt bớt các lá sâu và úa để hạn chế việc lan sang các lá tươi.
- Các loại rau củ nặng hơn như cà rốt, bắp cải, bông cải xanh Uyên để xuống dưới và các loại rau ăn lá để lên trên để tránh dập, nát lá rau trong quá trình lưu trữ.
Uyên nhặt bớt các lá sâu và úa để hạn chế việc lan sang các lá tươi.
Điều quan trọng nhất trong việc bảo quản rau là rửa sạch và để thật khô trước khi cất.
Đối với trái cây
- Bảo quản ở ngăn riêng, không để chung với rau củ.
- Các loại dưa, các loại quả có múi (bưởi, cam, quýt...) do có vỏ dày nên có thể tươi lâu ở nhiệt độ phòng và có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh nếu chưa ăn hết.
Đối với thực phẩm khô như gạo, mì gói, phở khô
- Uyên bảo quản thực phẩm khô ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
- Đặc biệt Uyên để chúng ở trong các hộp đựng thật kín khí để không bị ỉu, mềm và không bị mối, mọt, nấm và côn trùng tấn công.
Đối với thực phẩm tươi thịt, cá, hải sản
- Để bảo quản thịt sống, Uyên làm sạch trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
- Cần rửa sạch thịt cá dưới vòi nước, sơ chế và lau sạch nước trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
- Bảo quản trong các hộp kín để hạn chế việc nhiễm khuẩn chéo ra các loại thực phẩm khác trong ngăn đông. " Mình lưu ý là nên để sản phẩm trong hộp kín khí tuyệt đối sẽ tránh cho thịt không bị đông cứng quá mức dẫn đến tình trạng mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị. Thời gian bảo quản thịt sẽ được từ 4 tháng đến 1 năm ".
- Tương tự như thịt, Uyên cũng bảo quản kĩ hải sản bằng cách cho vào hộp kín để tránh tình trạng lan mùi qua các loại thực phẩm khác. Lưu ý là nên sơ chế hải sản trước khi bỏ vào tủ đông. Thời gian bảo quản hải sản là dưới 6 tháng.
Tủ trữ đông của gia đình.
Với các loại thực phẩm như xúc xích, jambon, thịt nguội
- Mặc dù đã được chế biến rồi nhưng Uyên chỉ bảo quản xúc xích, jambon, thịt nguội ở ngăn đông theo hạn sử dụng trên bao bì.
3 nguyên tắc cần ghi nhớ để bảo quản thực phẩm tươi lâu
Sơ chế và phân loại theo thời gian lưu trữ
- Thịt gà: Để nguyên con sẽ trữ được lâu hơn để cắt miếng.
- Thịt bò - lợn: Làm sạch trước khi cho vào bảo quản. Bảo quản kín khí để tránh mất nước và thay đổi mùi vị.
- Cá: Bảo quản trong hộp kín khí để tránh mùi tanh thôi nhiễm sang các thực phẩm khác. Trước khi cấp đông cần làm sạch, để ráo nước, loại bỏ đầu, mang và ruột.
- Hải sản: Sơ chế nhẹ nhàng, tránh dập nát vì chúng có thể hỏng rất nhanh.
- Xúc xích: Nếu chưa mở đóng gói, có thể bảo quản theo hạn sử dụng của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
- Rau xanh: Khi mua rau về, đừng bỏ nguyên túi rau vào tủ lạnh mà hãy chịu khó nhặt bớt các phần rau bị hư, úa, gạt bớt phần đất thừa bám trên rau, cắt bớt ngọn các loại củ như cà rốt, su hào, củ cải...
Ưu tiên ăn các loại rau lá
Bạn có thể sơ chế và ưu tiên ăn những loại rau lá trước, sau đó chế biến các loại củ sau vì các loại củ có thời gian bảo quản lâu hơn. Một mẹo để các hộp rau lá được "ăn sớm" khi bảo quản trong tủ lạnh đó là hãy để chúng ra phía ngoài hoặc để gần phía cánh cửa tủ, bạn sẽ luôn thấy và chế biến trước khi bị hỏng.
Chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp
Một trong những lý do khiến rau dễ dập, úng khi trữ trong tủ lạnh đó là do nhiệt độ. Nhiệt độ quá lạnh sẽ làm rau dễ đông đá và đen, nhiệt độ không đủ lạnh cũng sẽ khiến rau bị úa đi. Do đó, hãy duy trì ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 0-6 độ. Việc bảo quản trong nhiệt độ tốt làm hạn chế sự mất nước, giúp rau tươi hơn và hạn chế sự phát triển có hại của củ như mọc mầm, mọc rễ,...
Ảnh: NVCC
Đây là thời hạn bạn có thể bảo quản cá tươi và cá đã nấu chín trong tủ lạnh Cá là thực phẩm thiết yếu hàng ngày của mọi gia đình nên việc sử dụng và bảo quản được rất nhiều người quan tâm. Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không...