Nhiều người thích ăn rau sống, làm sao tránh ký sinh trùng?
Với nhiều người, rau sống là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn như bún, phở, salad. Tuy nhiên, ăn rau sống có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng độc hại.
Người mắc bệnh sán lá gan được xác định là do ăn sống các loại rau thủy sinh. Ảnh minh họa: Anh Phương.
Rau sống là nguyên liệu phổ biến cho các món ăn như salad, lẩu, một số loại sinh tố. Một số người có thể thích rau sống hơn khi chế biến vì nghĩ chúng bổ dưỡng hơn, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng.
Rủi ro khi ăn rau sống
Theo Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA), rau sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa các vi sinh vật và chất sau:
Các vi khuẩn từ thực phẩm như E. coli, Salmonella và Listeria thường được tìm thấy trong rau quả tươi. Những chất gây ô nhiễm thực phẩm này có thể làm hỏng rau ở bất kỳ giai đoạn nào từ trang trại đến bàn ăn, gây các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy và nôn mửa, trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tính mạng.
Giống vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào rau cả trước và sau khi thu hoạch. Sự ô nhiễm có thể xảy ra khi nước bẩn được sử dụng để tưới tiêu hoặc làm phân bón. Nó cũng có thể là do thực hành vệ sinh kém, chẳng hạn xử lý rau bằng tay bẩn.
Video đang HOT
Norovirus, một nhóm virus lây lan dễ dàng và nhanh chóng, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm ở sản phẩm tươi sống.
Ký sinh trùng
Rau tươi có thể bị ô nhiễm do ký sinh trùng lây lan từ động vật như ốc sên hoặc từ nước tưới bị ô nhiễm. Một số loại ký sinh trùng được tìm thấy trong rau bao gồm Cryptosporidium và Cyclospora, có thể gây co thắt dạ dày, tiêu chảy và sốt khi ăn phải.
Dư lượng thuốc trừ sâu
Việc sử dụng thuốc trừ sâu để trồng trọt có thể để lại dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả. Nếu tiêu thụ ở mức độ cao trong thời gian dài, thuốc trừ sâu có thể dẫn đến ung thư và làm hỏng hệ thống sinh sản, miễn dịch và thần kinh của con người.
Một số loại rau có chứa chất có thể gây hại cho cơ thể chúng ta nếu ăn sống. Ví dụ, sắn và măng chứa các hóa chất có thể chuyển đổi thành một hóa chất độc hại gọi là xyanua khi ăn sống. Hay rễ khoai môn chứa canxi oxalat có thể gây kích ứng miệng và cổ họng.
Rau sống nếu không rửa, chế biến kỹ có thể gây nhiễm ký sinh trùng, virus hay vi khuẩn độc hại. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Cách ăn rau sống an toàn
SFA đưa ra một số lời khuyên mọi người nên làm theo để ăn rau sống an toàn hơn:
Đọc nhãn các loại rau đóng gói sẵn và làm theo hướng dẫn sử dụng
Nêu chọn mua rau sống được bày bán ở các địa chỉ an toàn như siêu thị, cửa hàng rau sạch. Tránh mua rau ở những chỗ không đảm bảo nguồn gốc
Rửa tay trước và sau khi xử lý rau
Loại bỏ những phần rau bị hư hỏng hoặc bầm tím trước khi xử lý
Rửa kỹ rau sống. Ngâm rau trong nước khoảng 15 phút hoặc rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, hóa chất trừ sâu và vi khuẩn còn bám trên rau
Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hoặc bị suy giảm miễn dịch nên tránh ăn rau sống, đặc biệt là rau mầm sống. Rau nấu chín sẽ là lựa chọn an toàn hơn
Luôn tách trái cây và rau quả khỏi thịt sống và hải sản
Nếu có thể, tốt nhất là nấu chín rau củ. Đây là cách tốt nhất để tiêu diệt vi trùng và các hóa chất độc hại.
Phát hiện mắc ký sinh trùng do thói quen ăn rau sống
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC (Hà Nội) cho biết, mới đây, nữ bệnh nhân, 38 tuổi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe bất ngờ phát hiện mắc ký sinh trùng.
Bệnh nhân ngã ngửa khi biết nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen vô tình thường ngày.
Đó là trường hợp của chị N.T.H., 38 tuổi, sinh sống ở Hà Nội đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chị H., cho biết, thỉnh thoảng tức nặng bắp chân hai bên, có thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.
Qua xét nghiệm tìm giun sán cho kết quả dương tính với giun đũa, giun tròn, giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương gan, lách, phổi, theo dõi do ký sinh trùng. Sau đó, bệnh nhân được tư vấn, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh nhân H. sốc nặng khi phát hiện mắc ký sinh trùng do thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.
Để phòng bệnh, TS Vũ Minh Điền - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư khuyến cáo, người dân không nên ăn sống các loại rau nọc dưới nước như: rau muống, rau ngổ, rau cần, cải xoong, rau rút... không uống nước lã. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân phải đến cơ sở khám chữa bệnh (chuyên khoa) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người vốn có thói quen ăn các loại rau mọc dưới nước (đầm, ao, hồ ...), ăn sống hoặc không được chế biến kỹ, cũng nên đi khám, tầm soát bệnh.
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư khuyến cáo, để phòng nhiễm sán, đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống; giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.
Thói quen ăn sống cũng là một trong nguyên nhân gây ra các bệnh ký sinh trùng.
Ngoài ra, để tránh mắc giun sán từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân hạn chế ăn uống vỉa hè, hàng rong; không ăn các loại gỏi, rau, cá, thịt tái, thịt chua không rõ nguồn gốc; giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gạch sẽ, gọn gàng, không cho trẻ có thói quen ngậm tay, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Người dân nên rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh; vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ ngay phân của thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm bệnh; vệ sinh đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi để bón cho rau, nên bón cây khi phân đã được ủ mục.
Người phụ nữ Hà Nội mắc loại ký sinh trùng có trong hàng loạt món khoái khẩu Thường xuyên ăn thịt bò tái, người phụ nữ 64 tuổi đau bụng âm ỉ suốt một tuần và phải đến bệnh viện thăm khám. Ngày 14/11, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương) vừa tiếp nhận bênh nhân nữ L.T.S (64 tuôi, ở Thanh Oai, Hà Nôi). Một tuân trước khi đến viện, bênh nhân...