Đồng Nai tăng cường phòng chống dịch chủ động
Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm chủ động.
Ngày 2/8, Đoàn công tác của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM đã triển khai hoạt động giám sát công tác thực hiện kế hoạch phòng chống dịch chủ động tại Đồng Nai.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, 7 tháng đầu năm, toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét (kể cả ca ngoại lai), giảm so với cùng kỳ năm 2023 (2 ca).
Công tác phòng ngừa sốt rét sau loại trừ đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sốt rét trọng điểm được quan tâm, triển khai nhiều giải pháp: cấp thuốc điều trị cho các đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế và trạm y tế.
Đoàn công tác của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM làm việc tại CDC Đồng Nai.
Công tác xét nghiệm ký sinh trùng bằng lam m.áu và test xét nghiệm đạt 63,41%; gửi làm ngoại kiểm theo Viện khu vực hàng tháng. CDC Đồng Nai và các trung tâm y tế thực hiện giám sát vector tại 4 xã trọng điểm bao gồm: Mã Đà, Hiếu Liêm (Vĩnh Cửu), Thanh Sơn (Định Quán), Nam Cát Tiên (Tân Phú).
Video đang HOT
Hoạt động giám sát dịch tễ và côn trùng được thực hiện đều đặn tại các xã thuộc vùng sốt rét trọng điểm trên địa bàn tỉnh, nhằm theo dõi diễn biến côn trùng gây bệnh và một số yếu tố dịch tễ tại địa phương để có biện pháp phòng chống phù hợp;
Giám sát điểm kính, công tác phun hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt rét, điều tra giám sát trường hợp bệnh tại cơ sở y tế khi có ca bệnh; Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho y tế cơ sở.
Tăng cường công tác truyền thông qua nhiều hình thức như tờ rơi, loa đài phát thanh cho người đi rừng ngủ rẫy và người dân giao lưu vào vùng sốt rét lưu hành nhằm nâng cao ý thức của người dân như: ngủ màn tẩm hóa chất, dùng kem xoa muỗi, khi bị sốt đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đối với bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc đến nay là 2.367 ca, giảm 8,22% so với cùng kỳ năm 2023 (2.579 ca). Tổng số ca không qua khỏi là 1 ca, giảm 4 ca so với cùng kỳ (5 ca).
Tổng số ổ dịch được phát hiện 570, tăng 10,89% so với cùng kỳ (514 ổ dịch). Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt 100% (570 ổ dịch được xử lý/570 ổ dịch phát hiện).
Đoàn công tác của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng đ.ánh gia cao những hoạt động của CDC Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm.
Thành phố Bắc Kạn: Phát hiện 02 ổ dịch tay - chân - miệng tại trường học
Trung tâm Y tế TP. Bắc Kạn vừa phát hiện 02 ổ dịch tay - chân - miệng tại Trường Mầm non Huyền Tụng (phường Huyền Tụng) và Nhóm trẻ Thiên Hương (phường Phùng Chí Kiên).
Trạm Y tế phường Huyền Tụng tổ chức khám sức khỏe cho học sinh Trường Tiểu học Huyền Tụng.
Qua điều tra, xác minh và khám các ca bệnh, ngành chức năng chuẩn đoán sơ bộ đây là ổ dịch tay - chân - miệng. Ca bệnh đầu tiên khởi phát từ ngày 25/9/2023 rải rác ở các lớp của trường. Đến ngày 03/10, số ca tăng lên với 17 trẻ bị mắc. Ngoài ra, tại Trường Tiểu học Huyền Tụng, ngành chức năng phát hiện 01 ổ dịch đau mắt đỏ với 12 trường hợp bị mắc.
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Trung tâm Y tế TP. Bắc Kạn đã chỉ đạo các trạm y tế phường phối hợp với nhà trường thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch như: Tổ chức giám sát, điều tra các ca bệnh; hướng dẫn Nhóm trẻ Thiên Hương khử khuẩn đồ chơi, sàn nhà và cho nhóm trẻ nghỉ học 01 tuần để hạn chế lây bệnh. Tại ổ dịch Trường Tiểu học Huyền Tụng và Mầm Non Huyền Tụng đã tư vấn cách ly các trường hợp mắc và thực hiện phun khử trùng tại trường học.
Ngành chức năng đã hướng dẫn cách chăm sóc và cách ly, điều trị bệnh nhân cho nhân viên y tế trường học, giáo viên và người nhà có các trường hợp mắc bệnh. Phối hợp với giáo viên tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh về bệnh tay, chân, miệng và đau mắt đỏ cách phòng bệnh, phát hiện bệnh và đến cơ sở y tế khám khi có các dấu hiệu của bệnh.
Phun thuốc khử trùng tại Trường Mầm non Huyền Tụng.
Theo Trung tâm Y tế TP. Bắc Kạn, hiện nay trên địa bàn đang xảy ra các ổ dịch truyền nhiễm theo mùa, lứa t.uổi mắc tập trung ở học sinh, do đó nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các trường học là rất lớn, từ đó, nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, trong thời gian tới, Trạm Y tế các phường Huyền Tụng và Phùng Chí Kiên cần triển khai các biện pháp phòng chống dịch bảo đảm đạt hiệu quả, không để dịch lan rộng. Các xã phường cần tăng cường giám sát chặt chẽ các ca bệnh và phát hiện các ca mắc mới tiếp tục hướng dẫn về cách chăm sóc và cách ly, điều trị. Các trường học và chính quyền địa phương chủ động tổ chức tuyên truyền về cách phòng, chống dịch bệnh tại trường học và tại cộng đồng.
Giáo viên Trường Tiểu học Huyền Tụng vệ sinh bàn ghế để phòng chống dịch.
Đối với trạm y tế trên địa bàn, giám sát dịch hằng ngày tại các trường học, nhóm trẻ, tại cộng đồng để phát hiện sớm ca mắc, tư vấn cách ly kịp thời, không để dịch lan rộng; tổng hợp các ca bệnh và báo cáo kịp thời theo quy định.
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường học, nhóm trẻ trên địa bàn báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm hàng ngày cho trạm y tế xã, phường nơi các trường học, nhóm trẻ đóng trên địa bàn.
Trung tâm Y tế thành phố đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường học thường xuyên vệ sinh trường lớp, khử khuẩn sàn nhà, bàn, ghế, đồ chơi bằng nước sát khuẩn thông thường hàng ngày để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. UBND các xã, phường chỉ đạo các đơn vị, tổ dân phố triển khai các biện pháp phòng chống dịch và tuyên truyền phòng chống dịch tay chân miệng và đau mắt đỏ trên địa bàn.
Chế biến đồ uống đơn giản nhưng uống vào hết ho lại giải nhiệt từ quất hồng bì đang vào mùa Quất hồng bì đang vào mùa, bạn có thể tận dụng loại quả này để trị ho hiệu quả bằng cách chế biến đồ uống dưới đây. Quả hồng bì ngâm mật ong trị ho Theo y học cổ truyền, mỗi phần của quả hồng bì đều có tính vị và dược tính khác nhau. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội...