Nhiều người sợ ung thư nhưng không biết rằng ung thư cũng “sợ” 5 điều này
Ai cũng sợ ung thư, nhưng mọi người có biết ung thư sợ gì không?
Mọi người đều sợ ung thư bởi vì bất kể họ có địa vị bình thường, cao sang hay giàu có đến đâu thì đều có khả năng mắc bệnh. Ung thư không phân biệt tuổi tác, giới tính, và hậu quả nó gây ra cực kỳ nghiêm trọng và khó đoán, dễ dàng lấy đi sinh mạng của người khác.
Làm thế nào để các tế bào bình thường trở thành ung thư?
Ung thư là một khối u được hình thành do sự tăng sinh bất thường hoặc đột biến của các tế bào dưới tác động của nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan từ môi trường.
Một khi ung thư hình thành, nó sẽ dần nhân lên ở một mức độ nhất định, sau đó xâm nhập, phá hủy các mô xung quanh và thậm chí xảy ra di căn toàn thân, từ đó dẫn đến suy giảm hoặc làm mất chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng bệnh nhân sẽ tử vong do suy cơ quan hoặc suy toàn thân.
Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân ung thư rất hiếm khi tự khỏi mà không qua điều trị, trừ một số trường hợp phát hiện khi bệnh mới chớm phát triển.
Đột biến trong cơ thể có thể không có vấn đề lớn nhưng cũng có thể gây bệnh. Nếu đột biến gen xảy ra trong gen sinh ung thư thì ung thư hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bệnh ung thư không phải do tế bào ung thư trong cơ thể gây ra, bởi cơ thể có hệ miễn dịch mạnh.
Hệ thống miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào bất thường và vi sinh vật lạ trong cơ thể, và ung thư sẽ không xảy ra vào thời điểm này. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư mạnh mẽ “trốn tránh” hệ thống miễn dịch.
Các tế bào này phát triển cục bộ không giới hạn trong cơ thể, hình thành sự tăng sinh bất thường và trở thành tổn thương tiền ung thư. Lúc này, tế bào ung thư chưa phá vỡ màng cơ bản giữa tế bào và mô nên sẽ không di căn, và chúng sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể nếu hệ miễn dịch đủ mạnh.
Để ngăn chặn sự phát triển liên tục của các tế bào ung thư, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
1. Không quá căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư. Căng thẳng dẫn đến làm việc quá sức và suy nhược cơ thể, từ đó khiến suy giảm chức năng miễn dịch, rối loạn nội tiết , rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, lắng đọng các chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng có thể dẫn đến trì trệ tinh thần, huyết ứ, hỏa độc, v.v.
Video đang HOT
2. Tăng cường vận động thể lực
Tăng cường thể lực giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Đồng thời, vận động nhiều dưới ánh nắng mặt trời, mồ hôi ra nhiều có thể bài tiết các chất độc hại trong cơ thể theo mồ hôi.
3. Sinh hoạt đều đặn
Những người có thói quen sinh hoạt không đều đặn như hát karaoke thâu đêm, chơi mạt chược, thức đêm sẽ làm tăng axit hóa trong cơ thể và dễ bị ung thư. Nên hình thành thói quen sinh hoạt tốt, để giữ gìn vóc dáng và tránh xa các loại bệnh ung thư.
4. Không ăn thực phẩm độc hại
Tránh xa các thực phẩm độc hại như nguồn nước ô nhiễm, hoa màu, thức ăn bị mốc, quá hạn sử dụng,…
Nên ăn một số thực phẩm hữu cơ xanh (nhất là rau xanh). Tăng cường bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường và vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố gây ung thư trong môi trường.
5. Chủ động đi khám sức khỏe kiểm tra ung thư hằng năm
Mọi người đều có tế bào gen ung thư trong cơ thể, nhưng không phải ai cũng sẽ bị ung thư. Khi chức năng miễn dịch của bạn thấp, các tế bào bình thường bị suy giảm, và các tế bào ung thư sẽ tăng lên.
Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư tốt nhất nên kiểm tra cơ thể 2 lần một năm; những người khỏe mạnh nên kiểm tra 1 lần mỗi năm.
22 tuổi bị u thượng thận do uống nhiều nước ngọt: Bác sĩ cảnh báo 4 tác hại của đồ uống này
Mới đây, một thanh niên chỉ mới 22 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm và được chẩn đoán có khối u thượng thận 30cm.
Trước đó bệnh nhân này thường xuyên uống nước ngọt. TS Trương Hồng Sơn - Giám đốc Viện Y học ứng dụng Việt Nam - đã chỉ ra 4 tác hại của nước ngọt với sức khỏe.
Ngoài là nguyên nhân gây ra các bệnh như béo phì, rối loạn nội tiết,.. thì tác hại của nước ngọt còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Mới đây, một thanh niên chỉ mới 22 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm và được chẩn đoán có khối u thượng thận 30cm.
Bụng phình to, phát hiện u thượng thận 30cm dù mới 22 tuổi
Bệnh nhân N.T.S - 22 tuổi trú tại Hải Dương được các bác sĩ chẩn đoán u thượng thận trái có kích thước lên tới 30cm. Anh này chia sẻ do gần đây gặp các vấn đề khoang bụng, bụng phình lên, gây chướng khó chịu. Tuy nhiên, anh chỉ nghĩ đây là hiện tượng đầy bụng do uống nước ngọt.
Sau đó 3 tuần, qua một đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ ở công ty, bệnh nhân đã được siêu âm và phát hiện khối u bất thường. Ngay sau đó anh N.T.S đã tới bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để thăm khám kỹ hơn.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn chuyên khoa, bên cạnh các bước khám lâm sàng, chụp CT, siêu âm và quyết định phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận trái.
ThS.BS Bùi Thanh Phúc ( Khoa Phẫu thuật Cấp cứu tiêu hóa) là người trực tiếp phẫu thuật có chia sẻ rằng: Bệnh nhân có khối u to chèn ép và xâm lấn vào các cơ quan nội tạng như tụy, lách, động mạch chủ bụng. Nếu không giải quyết sớm sẽ đối mặt với nguy cơ như xuất huyết trong, tổn thương nội tạng, tăng huyết áp...
Trước đó, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt và có xu hướng lạm dụng vào loại đồ uống này. Mặc dù chưa xác định nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên việc uống nước ngọt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra u thượng thận ở bệnh nhân.
Chuyên gia cảnh báo 4 tác hại của nước ngọt với cơ thể
Theo TS Trương Hồng Sơn - Giám đốc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nước ngọt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, những ảnh hưởng này thường diễn biến âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy.
1. Gây ra sỏi thận và tiểu đường
Còn đối với bệnh nhân N.T.S, với thói quen uống nước ngọt thường xuyên đã vô tình trở thành gánh nặng cực lớn cho thận. Bởi lượng đường, phốt pho trong đồ uống sẽ bài tiết hết canxi ra ngoài, từ đó dẫn đến các bệnh sỏi thận. Đồng thời, nước ngọt còn gia tăng nồng độ axit uric trong máu gây bệnh gout, bệnh cao huyết áp và tiểu đường... hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Tiến sĩ Sơn cho biết, phần lớn nước ngọt có gas thường chứa nhiều đường và lượng axit tương đối cao. Trung bình một lon nước ngọt có chứa khoảng 39g đường (tương đương 9.75 thìa cà phê đường). Uống nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường khác bạn có thể tham khảo thêm.
NƯớc ngọt và đồ uống có gas gây áp lực lên gan, thận và hệ tiêu hóa do phải hoạt động nhiều để chuyển hóa - Ảnh: Internet
2. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Khi chúng ta hấp thụ nhiều đường dưới dạng nước uống có ga sẽ dẫn đến mỡ nội tạng bám vây quanh hệ thống tiêu hóa như gan, thận, ruột, dạ dày. Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu gan nhiễm mỡ gia tăng, có thể chuyển thành xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị kịp thời. Điều này tương tự với thận nhiễm mỡ hay dạ dày ...
3. Tăng cân béo phì
Theo một nghiên cứu của Đại học Texas - Mỹ cho thấy trong mười năm, những người tham gia uống nước ngọt tăng 70% vòng eo ( vòng 2) so với những người không uống nước ngọt. Còn nếu uống 2 lon mỗi ngày liên tục làm tăng vòng eo lên 500%.
Chất làm ngọt nhân tạo có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể. Điều đó có nghĩa là những người uống nước ngọt thường xuyên có khả năng càng ăn nhiều hơn. Nguyên nhân là cơ thể của họ nghĩ rằng họ đang ăn đường, dẫn đến thèm ăn nhiều hơn.
Uống nước ngọt không chỉ làm tổn thương gan, thận mà còn gia tăng tình trạng béo phì - Ảnh: Internet
4. Tăng tốc độ lão hóa
Tiến sĩ Sơn cũng cảnh báo, tất cả các loại nước ngọt đều chứa axit photphoric, một hoạt chất tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản vi khuẩn và nấm mốc. Khi cơ thể dung nạp nhiều chất này, đồng nghĩa với việc dư thừa lượng axit photphoric, gây nhiễu loạn hấp thụ canxi dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh thận, giảm mật độ xương, loãng xương và mất cơ.
Nghiên cứu về tác hại của nước ngọt đã được chứng minh trên tạp chi FASEBJ trên cá thể chuột được tiêm axit photphoric có tỷ lệ tử vong gấp 5 lần những cá thể chuột bình thường.
Tiến sĩ Sơn cho biết, nước ngọt có ga chứa một lượng cafein nhất định, người bình thường chỉ nên uống một lượng vừa phải để tỉnh táo và có thêm năng lượng, không nên uống quá nhiều và uống trong thời gian dài. Đặc biệt với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt vì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ khi trẻ lớn lên.
Cách giảm cơn 'nghiện' nước ngọt
- Tiết giảm từ từ: Hãy tiết giảm dần những đồ uống có ga hoặc nước ngọt nếu bạn nhận thấy mình đang uống quá nhiều, đầu tiên hãy giảm xuống còn 1 cốc 1 ngày, Sau hai tuần, giảm xuống còn 3 cốc/ tuần. Tránh sự thay đổi đột ngột, cơ thể sẽ rất khó thích nghi và gây ra nhiều phản ứng không mong muốn.
- Uống trà không đường: Trà không đường là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn để buổi sáng của bạn luôn tỉnh táo và giàu năng lượng. Nếu khó uống, hãy pha thêm 1 chút nước chanh, bạc hà hoặc đường.
- Uống nước lọc ngay khi vừa nghĩ tới nước ngọt: Bất cứ khi nào thèm nước ngọt hay nước có ga, bạn uống ngay một cốc nước lớn. Nhiều trường hợp, thèm nước ngọt diễn ra khi cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ hoặc khát, vì vậy đừng để cơ thể đánh lừa bạn.
Chất gây rối loạn nội tiết từ nhựa rất nguy hiểm Nhựa có thể chứa các chất hóa học độc hại và gây rò rỉ trong môi trường, trong đó có các chất gây rối loạn nội tiết (EDC). Báo cáo "Nhựa, EDC và Sức khỏe" của Hiệp hội Nội tiết và IPEN đã chỉ ra những tác động sức khỏe đáng báo động của ô nhiễm EDC trong các sản phẩm bằng nhựa....