Nhiều người nhập viện vì bỏng da, sốc nhiệt, viêm phổi… trong những ngày Hà Nội nắng nóng như chảo lửa
Trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vài ngày qua ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đã có không ít người phải nhập viện vì bỏng nắng, cháy nắng, đột quỵ. Cùng đó, nhiều người nhập viện vì cảm cúm, viêm đường hô hấp do… nằm điều hòa cả ngày.
Người bệnh ngột ngạt vì nắng nóng
Nguy hiểm nhất là các đối tượng làm việc ngoài trời
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, nắng nóng gay gắt những ngày qua khiến lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến da tăng 15-20% so với ngày thường, phổ biến là các bệnh như: Rôm sảy, rám má, mụn trứng cá, viêm nang lông, nấm da…
Cùng đó, bệnh viện cũng đã tiếp nhận một số trường hợp đến khám do cháy nắng, bỏng nắng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đối tượng dễ đổ bệnh nhất là những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời trong thời gian dài, vì việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khiến làn da bị tổn thương.
Video đang HOT
Ngay cả với những người đi bể bơi hay tắm biển lúc chưa tắt nắng, da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài cũng rất nguy hiểm.
Bên cạnh bệnh lý về da liễu, mấy ngày qua, tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận số ca nhập viện vì say nắng, say nóng, sốc nhiệt, đột quỵ… tăng cao. Theo bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu – Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa Trung ương), trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, số bệnh nhân được cấp cứu tại khoa tăng khoảng 150%, chủ yếu là các trường hợp bị tai biến mạch máu não, viêm phổi.
Tương tự, tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, khoa cấp cứu của bệnh viện cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch…
Bên cạnh đó, cũng có không ít bệnh nhân nhập viện vì viêm họng, viêm phổi, cảm cúm do… nằm điều hòa cả ngày để tránh nóng.
Lý do vì ở điều kiện thời tiết này, chênh lệnh nhiệt độ giữa phòng điều hòa với bên ngoài là rất lớn. Các bác sĩ chỉ rõ, nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, mất nước, sức đề kháng suy giảm cộng thêm sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi từ phòng điều hòa lạnh ra ngoài khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt cũng như ảnh hưởng đến đường hô hấp…
Đặc biệt, với người bệnh bị cảm cúm, nếu nằm phòng máy lạnh quá nhiều sẽ khiến bệnh khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.
Khuyến cáo cách xử lý khi bị say nắng, say nóng
ThS. BS Lê Văn Dẫn, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nhận định trước bệnh nhân nhập viện vì say nắng, say nóng sẽ tăng cao nên bệnh viện đã có bài hướng dẫn cấp cứu say nắng, say nóng để phổ biến cho các y bác sĩ tại khoa cấp cứu cũng như ngoài bệnh viện.
Bác sĩ Lê Văn Dẫn hướng dẫn: Để điều trị say nắng, say nóng ở ngoài bệnh viện, điều đầu tiên là phải đưa ngay bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, vào chỗ dâm mát; lúc này cởi bớt quần áo tạo sự thoáng mát cho người bệnh; đắp khăn ướt hoặc nước đá vào cổ, nách, gáy… quạt cho bệnh nhân, có thể phun nước lạnh vào người; cho thở oxy; đặt đường truyền tĩnh mạch và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, người bệnh cần được theo dõi sát nhiệt độ trực tràng và da; tiếp tục làm mát thân nhiệt cho người bệnh; cho bệnh nhân vào phòng điều hòa nhiệt độ từ 20-22 độ C; sử dụng giường chống nóng đặc biệt, đảm bảo nhiệt độ da từ 32-33 độ C; quạt liên tục và sử dụng các biện pháp chuyên môn điều trị cho người bệnh như sử dụng thuốc, dịch truyền, thuốc vận mạch…
Để phòng bệnh và tránh nguy cơ bệnh tăng nặng đối với những người có tiền sử bệnh mạn tính trong điều kiện nắng nóng gay gắt hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo: người dân cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ; người bệnh mạn tính phải tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế làm việc hay vận động nhiều ngoài trời nhằm đề phòng giãn mạch quá mức…
Theo anninhthudo
Nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu
Ngày 22-6, theo tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn, nắng nóng lên tới mức đỉnh điểm những ngày qua khiến bệnh viện tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp bị đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch...
Ảnh minh họa
Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Thanh Nhàn) cảnh báo, nhiệt độ vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đối phó với thời tiết nắng nóng của mùa hè, mỗi người chú ý bù đủ nước, sử dụng đầy đủ các phương tiện hỗ trợ chống nắng nóng khi ra ngoài hoặc làm việc.
Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu - Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa trung ương) cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, số bệnh nhân được cấp cứu tại khoa tăng khoảng 150% so với ngày thường, trong đó chủ yếu bị tai biến mạch máu não (đột quỵ não), viêm phổi. Có trường hợp khi xuất hiện những triệu chứng nhẹ, gia đình không đưa đi khám vì sợ ra ngoài trời nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, nhiều bệnh nhân bị nặng, việc hồi phục khó khăn bởi mất "giờ vàng" trong cấp cứu đột quỵ.
Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, nắng nóng cũng khiến bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến da tăng 15-20% so với ngày thường. Ngoài các bệnh về da thường gặp khi thời tiết nắng nóng như: Rôm sảy, rám má, mụn trứng cá, viêm nang lông, nấm da..., bệnh viện cũng tiếp nhận một số trường hợp đến khám do cháy nắng, bỏng nắng. Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu trung ương khuyến cáo, khi làm việc lâu ngoài trời, hay đi tắm biển, da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài nên dễ bị tổn thương. Do đó, không chỉ đi ra ngoài đường mà ngay cả khi đi tắm biển, xuống hồ bơi vào những ngày nắng gắt cũng nên dùng kem chống nắng và kính râm để bảo vệ mắt, bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia cực tím.
* Do nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao nên lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô cũng tăng đột biến. Ngày 22-6, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, ngày 21-6, lượng điện tiêu thụ trên toàn thành phố đã lên tới mức 80,987 triệu kWh, ngày 20-6 là 74,552 triệu kWh. Trong khi đó, bình quân lượng điện tiêu thụ 1 ngày trong tháng 4 là 54,371 triệu kWh và tháng 5 là 57,995 triệu kWh. EVN HANOI đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng vật tư, thiết bị, phương tiện để có thể khẩn trương xử lý các tình huống xảy ra, bảo đảm nguồn điện; đồng thời, dừng toàn bộ các lịch tạm ngừng cung cấp điện phục vụ cải tạo nâng cấp lưới điện trong những ngày nắng nóng từ 36 độ C trở lên...
* Về tình hình cung cấp nước sạch trong những ngày nắng nóng, ông Lê Văn Du, Phó Trưởng phòng Hạ tầng - Kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn thành phố tăng cao. Tuy nhiên, do tổng công suất nguồn cấp nước của thành phố hiện khá dồi dào, nên bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
Liên quan đến địa bàn sử dụng nước sạch sông Đà, theo thông báo của Công ty cổ phần Viwaco ngày 22-6-2019, đơn vị sẽ tạm ngừng cấp nước để phục vụ công tác đấu nối đường ống tại một số vị trí. Cụ thể, tại đường Kim Giang (quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì), tạm ngừng cấp nước từ 23h ngày 22-6-2019 và dự kiến cấp nước trở lại 6h ngày 23-6-2019; đường Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì) tạm ngừng cấp nước từ 23h ngày 23-6-2019 và dự kiến cấp nước trở lại 6h ngày 24-6-2019; xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) tạm ngừng cấp nước từ 23h ngày 24-6-2019 và dự kiến cấp nước trở lại vào 6h ngày 25-6-2019.
* Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tại Hà Nội, trong ngày 23-6, tiếp tục xảy ra nắng nóng, nhiệt độ cao nhất tại các quận trung tâm 37-39 độ C, có nơi cao hơn 39 độ C; các quận, huyện khác 36-38 độ C, có nơi cao hơn 38 độ C. Do nhiều mây và có khả năng xảy ra mưa dông vào các đêm 23, 24 và 25-6 nên từ ngày 24 đến 26-6, thành phố Hà Nội kết thúc đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C. Từ ngày 26 đến 28-6, thành phố Hà Nội mưa giảm, nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt phổ biến 35-37 độ C.
Theo hanoimoi
Công nhân ngất xỉu vì nắng nóng Nhiệt độ tại Hà Nội, Thanh Hóa... trong những ngày qua có lúc đã lên hơn 40 độ C. Thế nhưng giữa nắng nóng đỉnh điểm ấy, hàng nghìn lao động tự do vẫn miệt mài làm việc. Nắng nóng không khí ngột ngạt, cộng thêm công việc vất vả khiến nhiều lao động kiệt sức. Nín thở vì bụi Mặc dù mới...