Nhiều người nghèo vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ
Trước thực trạng thiên tai, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh tới cuộc sống của người dân, nhiều giải pháp để đối phó đã được triển khai. Tuy nhiên, một bộ phận người nghèo vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ từ chính sách và hỗ trợ của nhà nước.
“Tăng lực” cho người nghèo
Một trong những cách thức được nhiều đơn vị, tổ chức quốc tế đang làm chính là tăng lực cho người nghèo thông qua việc xây dựng phát triển các chương trình sinh kế có lồng ghép với vấn đề biến đổi khí hậu. Cụ thể, Tổ chức Oxfam đã thiết kế và triển khai dự án “Xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi với rủi ro thảm hoạ và khí hậu cho phụ nữ và nam giới tỉnh Bến Tre” (RADCC). Sau 5 năm triển khai, dự án đã gặt hái được nhiều thành quả trong việc giảm nghèo khắc phục tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Năm 2016, nhiều hộ nuôi cừu ở huyện Thuận Nam, Ninh Thuận bị thiệt nặng do khô hạn. Ảnh: Công Tâm
Chính phủ cam kết lồng ghép các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạchNgày 7.7.2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở TP.Hamburg, CHLB Đức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên Hợp Quốc, trong đó ưu tiên cho các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu.Việt Nam đã và đang lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghiêm túc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% nếu được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế…Với vai trò nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Bà Vũ Minh Hải – chuyên gia cấp cao về quản lý nâng cao năng lực ứng phó phục hồi và thích nghi với rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu (Oxfam), Chủ tịch mạng lưới biến đổi khí hậu của các tổ chức phi chính phủ quốc tế cho biết, với sự chung tay của các thành viên trong nhóm, hơn 3.000 con dê và hơn 6.000 bồn chứa nước đã được cung cấp để hỗ trợ các hoạt động sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hộ nghèo.
Quan trọng hơn, hàng trăm nghìn phụ nữ và nam giới thuộc các nhóm dễ bị tổn thương đã nâng cao nhận thức và kỹ năng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cán bộ chính quyền từ cấp xã đến cấp tỉnh đã tăng cường trách nhiệm và đảm bảo sự tham gia của người dân trong công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thảm họa và lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Qua triển khai, bà Hải cũng đề xuất Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ, đầu tư nâng cao năng lực cho người dân nghèo trong những vùng biến động tác động biến đổi khí hậu. Các chính sách cần cụ thể với từng người nghèo ở từng vùng, từng địa phương.
Chuyển đổi cây trồng “chạy” hạn
Video đang HOT
Trước thực trạng hạn hán, ngập mặn khiến sản xuất nông nghiệp của người dân thiệt hại, mất nguồn sống…, các địa phương phải quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tiền Giang và Ninh Thuận hiện đã tăng cường triển khai thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả ứng phó hạn ngập mặn.
Nhằm cung cấp nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, chính quyền địa phương đã khuyến cáo, vận động nhân dân nạo vét, đào mới ao chứa nước, hỗ trợ thức ăn, trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để giải quyết thức ăn cho đàn gia súc. Trong năm 2016 đã hỗ trợ người dân di chuyển 8.366 con gia súc từ nơi thiếu nguồn thức ăn, nước uống đến các nơi có nguồn thức ăn, nước uống.
Ông Trần Quốc Hoàn – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, hạn hán năm 2016 được xem là đợt khô hạn khủng khiếp nhất trong 10 năm trở lại đây. Địa phương cũng đã triển khai bằng nhiều giải pháp có hiệu quả cụ thể như: Chuyển đổi 150ha diện tích trồng lúa sang trồng đậu, ngô; tổ chức di chuyển đàn gia súc đến những nơi có nước. Bên cạnh đó còn tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi trồng các giống cỏ có chất lượng cao phục vụ cho đàn gia súc.
Năm nay, theo ông Hoàn, Thuận Nam đã khởi sắc do thời tiết từ đầu năm 2017 đến nay khá thuận lợi nên một số hộ làm nông nghiệp bội thu táo, nho và chăn nuôi dê, cừu. Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, thời gian tới Thuận Nam đang đẩy mạnh các mô hình trang trại nuôi bò vỗ béo, nuôi bò thịt, nuôi cừu sinh sản.
Được biết, năm 2016, huyện Thuận Nam có 20.253 hộ thuộc diện hộ nghèo đa chiều và 16.649 hộ thuộc diện hộ cận nghèo. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, ngành thường xuyên hỗ trợ cho người dân ở các vùng khó khăn theo Chương trình 30a, Chương trình 135 và lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp một số bất cập như: Một số người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại chính sách và hỗ trợ của Nhà nước; trình độ của người dân vùng miền núi còn thấp, kinh phí đầu tư các hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất rất lớn… nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo.
Còn ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, hiện trên “cù lao khát” có diện tích trồng sả là 1.500ha và dừa xiêm khoảng 900ha. Nguyên nhân diện tích 2 cây trồng này tăng mạnh trong thời gian qua chủ yếu là do những năm gần đây mặn đến sớm hơn, rút chậm; mưa nắng diễn biến bất thường gây nhiều khó khăn, tăng rủi ro cho những cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt (chủ yếu là cây lúa), do đó bà con chuyển sang chọn cây trồng chịu hạn tốt như dừa, sả.
“Hiện nay, cây sả và mãng cầu xiêm là 2 cây trồng có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả nhất ở Tân Phú Đông. Để hạn chế rủi ro cho cây lúa, chúng tôi đang khuyến cáo người dân chỉ sản xuất 1 vụ lúa trong năm, chuyển đổi diện tích lúa ở những vùng khó khăn về nước sang lên liếp trồng cây sả” – ông Hải cho biết.
Song song với việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, huyện Tân Phú Đông đang tích cực xây dựng hệ thống cấp nước ngọt cho “cù lao khát” vừa giúp người dân có nước ngọt sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Theo Danviet
Ráo riết cắt vụ, chuyển đổi cây - con vùng phía đông Tiền Giang
Do hạn, mặn diễn biến cực đoan, gay gắt gây thiệt hại nặng nề trong những năm gần đây, 5 huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đã ráo riết chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, tái cơ cấu nông nghiệp.
Thay đổi phương thức canh tác, chuyển đổi mùa vụ sản xuất theo hướng cắt giảm diện tích lúa thay thế bằng những loại cây trồng khác nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nâng cao giá trị sản xuất là mục tiêu sống còn đối với các địa phương này.
Từ bỏ cây lúa
Bà Nguyễn Thị Rộn (xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây) thở dài: "Vụ lúa hè thu vừa rồi, tui thu hoạch 2 công lúa mà chỉ được nửa tấn. Chưa khi nào làm lúa mà thất bát như vậy. Số lúa đó bán không đủ trả tiền phân, thuốc".
Sơ chế sả tại cơ sở trước khi xuất bán. Ảnh: T.Đ
Đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2017, các huyện phía Đông đã thực hiện chuyển đổi mùa vụ sản xuất lúa và cơ cấu cây trồng với diện tích 5.883ha. Đề án "Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025" đưa ra mục tiêu là tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp phải thực hiện cắt vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở 40 xã phường và 4 thị trấn thuộc 5 huyện thị phía Đông của tỉnh đến năm 2025 là 26.147ha.
Cũng theo bà Rộn, nông dân trong xã đang chộn rộn bỏ lúa chuyển sang trồng hoa màu hay các loại cây ăn trái khác. "Chắc tui cũng phải làm vậy thôi chứ giờ làm lúa khó sống lắm" - bà thổ lộ.
Hiện tại huyện Gò Công Tây, cây thanh long đang được nhiều nông dân lựa chọn để thay thế cho cây lúa hoặc các loại cây trồng kém hiệu quả khác.
Ông Nguyễn Văn Thanh (xã Đồng Thạnh) cho biết, đã chuyển đổi toàn bộ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long 3 năm nay. Hiện thanh long đã bắt đầu cho trái. "Lợi thế của cây trồng này là có thể chịu được khô hạn, thiếu nước trong vài tuần và giá trị kinh tế cao hơn cây lúa rất nhiều" - ông Thanh nói.
Cùng với thanh long, cây bưởi da xanh, mãng cầu xiêm cũng đang được huyện khuyến khích nông dân lựa chọn sản xuất. Đây là những loại cây trồng thích hợp, hiệu quả kinh tế cao cho những vùng khó khăn về nước tưới.
Trong khi đó, tại huyện cù lao Tân Phú Đông - khu vực đang chịu tác động của xâm nhập mặn ngày càng có xu hướng gay gắt và kéo dài nhất, nông dân cũng tấp cập chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
Thời gian qua, cây sả và mãng cầu xiêm đã thích ứng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu ở huyện cù lao. Nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng 2 loại cây này và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây lúa.Tính đến tháng 4.2017, toàn huyện có hơn 1.500ha sả và trên 900ha mãng cầu xiêm.
Theo bà Nguyễn Thị Bé (xã Tân Phú), bà đã chuyển 6 công đất lúa sang trồng sả: "Cây sả chịu hạn rất tốt, không cần tưới nước nhiều. Nếu so lợi nhuận trên cùng một điện tích thì cây lúa không thể bì được".
Cùng với phát triển cây trồng, đàn vật nuôi của huyện cũng có sự chuyển biến mạnh theo hướng phát triển những vật nuôi sử dụng ít nước ngọt, ăn thức ăn từ tự nhiên. Phong trào phát triển đàn bò, dê trong dân càng được thúc đẩy khi nhiều dự án sinh kế cho người dân nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai trên địa bàn.
Cắt vụ, cơ cấu cây trồng
Trước tình hình hạn, mặn diễn ra gay gắt, vừa qua tỉnh Tiền Giang đã triển khai Đề án "Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025" nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp trong bối cảnh thiếu nước tưới nhằm ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
Theo đề án, huyện Tân Phú Đông không còn diện tích sản xuất lúa mà chuyển sang trồng cây ăn trái thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và luân canh cây màu hoặc luân canh theo mô hình tôm - lúa hay lúa - cá.
Trưởng Phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông - ông Nguyễn Văn Hải cho biết, hiện nay sả và mãng cầu xiêm là 2 cây trồng có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả nhất ở Tân Phú Đông. Để hạn chế rủi ro, ngành nông nghiệp huyện đang khuyến cáo người dân chỉ sản xuất 1 vụ lúa trong năm, chuyển đổi diện tích lúa ở những vùng khó khăn về nước sang trồng cây có lợi thế tiềm năng của cù lao.
Trong khi đó, theo ông Trần Long Nguyên - Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Gò Công Tây, dự kiến đến năm 2020, huyện sẽ xây dựng các vùng chuyên canh mãng cầu, thanh long, bưởi da xanh, dừa, rau màu... "Huyện sẽ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, đầu tư về giống cây trồng, nhân rộng các mô hình theo VietGAP, góp phần thực hiện giảm nghèo cho bà con nông dân huyện nhà" - ông Nguyên cho biết.
Theo Danviet
Thanh Hóa: Sẽ xử lý lãnh đạo thôn "chia" quà hỗ trợ lũ lụt cho vợ Liên quan đến vụ việc Bí thư chi bộ và Trưởng thôn 4, xã Thiệu Dương, TP.Thanh Hóa lập danh sách cho vợ của mình nhận quà hỗ trợ lũ lụt của đoàn từ thiện, sáng nay, Dân Việt đã trao đổi với lãnh đạo thành phố Thanh Hóa để nắm thêm thông tin vụ việc. Nhà Bí thư Chi bộ thôn 4...