Nhiều người Mỹ phớt lờ khuyến cáo ở nhà
Quan chức y tế chỉ trích nhiều người Mỹ không tuân thủ “cách biệt cộng đồng” và các khuyến cáo của chính phủ để ngăn nCoV lây lan.
“Các bạn đã thấy đường cong của Mỹ và Italy và chúng ta phải thay đổi đường cong đó. Tình hình của chúng ta chỉ tốt hơn nếu mọi cộng đồng, mọi hạt, mọi bang và mọi người Mỹ tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo. Khi nhìn vào đường cong, tôi có thể nói không phải người Mỹ nào cũng tuân thủ”, tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên nhóm phản ứng chống nCoV của Nhà Trắng, nói trong cuộc họp báo ngày 2/4 (sáng 3/4 giờ Hà Nội).
Mỹ hiện ghi nhận hơn 244.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 6.000 người chết và hơn 10.000 người đã hồi phục. New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất với hơn 93.000 ca nhiễm và hơn 2.500 người chết.
Nghiên cứu dữ liệu vị trí từ 15 triệu thuê bao di động được NYTimes tiến hành cho thấy các khu vực ở phía tây, đông bắc và vùng trung tây nước Mỹ chấp hành khá tốt khuyến cáo cách biệt cộng đồng, trong khi người dân nhiều vùng ở đông nam và miền trung nước này vẫn đi lại khá thoải mái.
Điều phối viên nhóm phản ứng chống Covid-19 của Nhà Trắng Deborah Birx trong buổi họp báo ngày 2/4 tại Washington D.C. Ảnh: AFP.
Bà Birx cho rằng khuyến cáo không tụ tập trên 10 người không đồng nghĩa với việc các gia đình có hơn 10 thành viên phải tách rời nhau. “Khuyến cáo của chính phủ có nghĩa mọi người không tổ chức tiệc tối hay tiệc cocktail”, bà nói.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN sau đó, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho rằng chính phủ liên bang nên ra lệnh buộc người dân ở nhà. Tổng thống Donald Trump hôm 1/4 tuyên bố ông không có kế hoạch ra sắc lệnh như vậy vì các bang ở Mỹ hứng chịu Covid-19 ở các mức độ khác nhau.
Video đang HOT
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, tới nay đã xuất hiện tại 204 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn một triệu ca nhiễm nCoV, hơn 53.000 người chết và hơn 212.000 người đã hồi phục. Mỹ, Italy và Tây Ban Nha là ba quốc gia có số người nhiễm cao nhất thế giới.
Nguyễn Tiến
Phương Tây cuối cùng cũng phải kêu gọi dân đeo khẩu trang
Tổng thống Mỹ Donald Trump khuyên người dân đeo khẩu trang để bảo vệ mình khỏi COVID-19 trong khi nhiều nước phương Tây bắt đầu thừa nhận tác dụng của khẩu trang.
Một nhân viên đeo khẩu trang hướng dẫn người vô gia cư nhận cơm miễn phí tại California, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Khi được hỏi liệu người dân có nên đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình trước virus corona chủng mới, tổng thống Mỹ đã trả lời "nếu muốn thì họ có thể đeo. Khăn sẽ tốt hơn vì nó dày hơn".
Người Mỹ được khuyên mang khẩu trang
Theo ông Trump, chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa ra các khuyến nghị về việc đeo khẩu trang trên toàn quốc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh mẽ với hơn 240.000 ca bệnh và gần 6.000 ca tử vong.
Đài CNN dẫn các nguồn tin cho biết khuyến nghị mới sẽ khuyên người dân Mỹ đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trước đó, một số quan chức Mỹ cho biết hướng dẫn sẽ kêu gọi người dân đeo khẩu trang tại các khu vực điểm nóng dịch COVID-19.
Tuy nhiên, bác sĩ Deborah Birx, thành viên ủy ban soạn thảo khuyến nghị trên, lo ngại việc khuyến cáo đeo khẩu trang có thể khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình đã được bảo vệ hoàn toàn khi đeo khẩu trang.
"Điều đó khiến chúng tôi lo lắng. Đó là lý do vì sao việc tranh luận về khẩu trang vẫn tiếp tục", bà Birx nói. Những vấn đề khác đang được bàn thảo là làm sao hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách và hạn chế tình trạng đổ xô đi mua khẩu trang y tế.
Tại New York, thị trưởng Bill de Blasio cũng kêu gọi người dân che mặt khi ra đường hoặc ở gần người khác. Ông cho biết người dân không nhất thiết phải đeo khẩu trang y tế mà có thể là khăn hoặc bất cứ gì họ có thể tự tạo ra ở nhà.
Ông De Blasio nói rằng "khi bạn đeo khẩu trang, bạn đang bảo vệ những người khác", đồng thời lưu ý khuyến nghị về việc đeo khẩu trang không thay thế yêu cầu giãn cách xã hội.
Chính quyền ông Trump, các quan chức y tế và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ đến nay tỏ ra lưỡng lự về vấn đề khẩu trang. Từ những ngày đầu của dịch COVID-19, các quan Mỹ cho rằng đeo khẩu trang là không cần thiết và thậm chí có thể gây tác dụng ngược.
"Đừng mua khẩu trang. Chúng không hiệu quả trong việc ngăn công chúng nhiễm virus corona", tổng y sĩ Mỹ Jerome Adams từng viết hồi tháng 2-2020.
Người dân Đức được khuyên đeo khẩu trang dù không có triệu chứng bệnh - Ảnh: REUTERS
Châu Âu cũng nghĩ lại
Các nước châu Âu cũng bắt đầu thừa nhận việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng tránh dịch bệnh và đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang. Khoảng 29 triệu người dân châu Âu giờ đây đã đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà.
Viện Dịch tễ liên bang Đức Robert Koch (RKI) cũng chuyển sang ủng hộ việc đeo khẩu trang ngay cả khi không có triệu chứng bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới. Trước đây, RKI chỉ khuyến cáo việc dùng khẩu trang cho những người mắc bệnh.
"Một số người bị nhiễm không có triệu chứng gì nhưng vẫn có thể lây virus sang người khác. Trong những trường hợp này, mang khẩu trang đề phòng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm", RKI viết trên trang web của mình ngày 1-4.
Theo RKI, việc đeo khẩu trang cũng củng cố ý thức về việc giữ khoảng cách xã hội và ý thức về hành vi. Do vậy, những quy định ứng xử liên quan đến việc ho, hắt hơi, rửa tay và giữ khoảng cách tối thiểu với nhau cũng nên kèm với việc đeo khẩu trang.
CH Czech và Slovakia thì bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra đường. Chính phủ các nước này đã đẩy mạnh việc sản xuất, phân phát khẩu trang.
"CH Czech là một trong số ít nước châu Âu chứng kiến sự lây lan rất chậm của virus. Điều khác biệt chính là mọi người đều đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà", bộ trưởng Y tế Adam Vojtech nói.
TRẦN PHƯƠNG
Bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ có thể tán gia bại sản vì chi phí điều trị Nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ không có bảo hiểm y tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ tán gia bại sản vì chi phí điều trị lên đến hàng chục nghìn USD. Sau khi Quốc hội và chính phủ Mỹ thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD, người dân nước này được xét nghiệm virus corona miễn phí. Tuy nhiên,...