Nhiều người Mỹ không hài lòng với cách Trump phản ứng vụ George Floyd
Các cuộc khảo sát mới công bố cho thấy nhiều người dân Mỹ không hài lòng với cách phản ứng của ông Trump trong vụ George Floyd.
Theo các cuộc khảo sát được công bố trong tuần này, nhiều người Mỹ không hài lòng với cách phản ứng của Tổng thống Trump với vụ George Floyd, cũng như cách nhà lãnh đạo này ứng phó với các vấn đề về sắc tộc nói chung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd do cảnh sát thành phố Minneapolis gây ra đã làm dấy lên những cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Đây cũng là sự việc mà đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có được sự nhất trí hiếm hoi với một sự lên án mạnh mẽ. Tuy nhiên, cảm nhận về các vụ biểu tình trên khắp nước Mỹ, mà trong đó có một số trường hợp dẫn đến phá hoại, hôi của và ẩu đả với cảnh sát, lại có sự chia rẽ sâu sắc.
Tổng thống Trump và một số thành viên đảng Cộng hòa, như Thượng nghị sĩ bang Arkansas Tom Cotton đã kêu gọi huy động lực lượng quân sự để đối phó với tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush lại phản đối mạnh mẽ quyết định này.
Video đang HOT
Các cuộc khảo sát của CBS News, Cao đẳng Emerson, Reuters/Ipsos và Đại học Monmouth đều cho thấy, nhiều người Mỹ không tán thành với cách phản ứng với những vụ biểu tình và các vấn đề về sắc tộc của ông Trump.
Về cái chết của ông Floyd và các vụ biểu tình trên khắp nước Mỹ, cuộc khảo sát của Đại học Emerson cho thấy chỉ 36% tán thành với cách phản ứng của ông Trump trong khi tỷ lệ phản đối là 47%. 17% những người tham gia khảo sát có quan điểm trung lập hoặc không có ý kiến.
Cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos thì cho thấy 33% người được hỏi ủng hộ khả năng ứng phó của ông Trump trong khi 55% người tham gia không tán thành với cách thể hiện của nhà lãnh đạo Mỹ.
Về khả năng giải quyết các vấn đề sắc tộc nói chung, cuộc khảo sát của CBS News cho thấy 33% người tham gia tán thành với cách phản ứng của Tổng thống Trump và 58% thể hiện sự phản đối.
Ngoài ra, theo cuộc khảo sát của Đại học Monmouth, 40% người dân Mỹ được hỏi nói rằng họ có niềm tin vào khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến sắc tộc của ông Trump trong khi 60% còn lại không tin tưởng vào năng lực của Tổng thống Mỹ trong vấn đề này.
Các cuộc khảo sát cũng cho thấy cái chết của ông Floyd khiến người dân Mỹ bi quan hơn về vấn đề sắc tộc. Đa số người Mỹ trong cuộc khảo sát của Đại học Emerson cho rằng các vấn đề sắc tộc đã trở nên tồi tệ (30%) hoặc tồi tệ hơn (25%). Cuộc khảo sát mới công bố hôm 4/6 của CBS News cũng cho thấy tỷ lệ người dân Mỹ công nhận những tiến triển trong việc chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với người da đen đã giảm từ 79% vào tháng 3/2014, 50 năm Đạo luật Quyền Dân sự Mỹ được thông qua, xuống còn 56% trong năm 2020.
Nghị sĩ Mỹ muốn cấm người Trung Quốc đến nghiên cứu công nghệ cao
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton đề xuất cấm công dân Trung Quốc đến Mỹ học về công nghệ cao do lo ngại bị "ăn cắp ý tưởng".
Trả lời phỏng vấn Fox News hôm 26/4, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, đại diện bang Arkansas, cho rằng các sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để được hưởng nền giáo dục nước này, sau đó trở về Trung Quốc để "cạnh tranh với công việc của chúng ta", ăn cắp ý tưởng sáng tạo của Mỹ. Cotton nói vì lý do này, sinh viên Trung Quốc nên bị cấm đến Mỹ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng việc cấp thị thực cho công dân Trung Quốc đến nghiên cứu, đặc biệt ở cấp sau đại học, trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến", Cotton nói. "Nếu sinh viên Trung Quốc muốn đến đây học tập thì chỉ nên nghiên cứu Shakespeare, đại văn hào vĩ đại người Anh và Federalist Papers (tuyển tập các bài báo, tiểu luận thúc đẩy phê chuẩn và hình thành hiến pháp Mỹ), họ không cần học máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo từ Mỹ", thượng nghị sĩ này nói thêm.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton tại trụ sở quốc hội Mỹ tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.
Cotton lưu ý rằng Trung Quốc từng bị cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ từ các đối thủ nước ngoài, trong đó có Mỹ và cáo buộc Bắc Kinh cố ý làm lây lan Covid-19 nhằm mục đích thống trị kinh tế toàn cầu, điều Trung Quốc phủ nhận.
Thượng nghị sĩ Cotton được đào tạo luật ở Harvard, là một cựu quân nhân, đại diện cho bang Arkansas tại thượng viện từ năm 2015. Ông là một trong những nghị sĩ khởi xướng kiện Trung Quốc lên tòa án liên bang Mỹ, đòi nước này phải chịu trách nhiệm về dịch Covid-19.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ghi nhận Covid-19, khiến gần ba triệu người nhiễm, 207.000 người chết. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 987.000 ca nhiễm, hơn 55.000 ca tử vong.
Mai Lâm
Tổng thống Trump dẫn lời thượng nghị sĩ Tom Cotton: 'Rất biết ơn sự hào hiệp của người Việt Nam' Thượng nghị sĩ Tom Cotton gửi lời cảm ơn tới người dân Việt Nam vì sự hào hiệp giữa lúc khó khăn hiện nay do dịch COVID-19. Tổng thống Trump sau đó chia sẻ lại thông điệp này. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng tuần này - Ảnh: REUTERS Hôm 9-4, thượng nghị sĩ bang Arkansas...