Nhiều người mất Facebook vì các cuộc thi không ngờ
Trên mạng xã hội vừa xuất hiện chiêu lừa nhờ bình chọn cuộc thi triển lãm tranh nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook.
Hình thức lừa đảo này vốn không phải là mới bởi nó đã từng xuất hiện trước đó vào năm 2022 với hình thức nhờ tham gia bình chọn cho chương trình ‘Siêu thử thách 2022′.
Mất Facebook vì bình chọn cuộc thi triển lãm tranh
Theo đó, kẻ gian sẽ sử dụng các tài khoản giả mạo hoặc tài khoản Facebook bị hack, gửi tin nhắn (kèm liên kết) và nhờ bạn tham gia bình chọn cho chương trình triển lãm tranh thiếu nhi.
Lừa đảo nhờ bình chọn cuộc thi triển lãm tranh nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook. Ảnh: TIỂU MINH
Khi nhấp vào liên kết được gửi kèm trong tin nhắn, bạn sẽ được chuyển hướng đến một trang web bình chọn giả mạo, có giao diện tương tự như trang đăng nhập Facebook. Nếu người dùng làm theo hướng dẫn, tài khoản Facebook sẽ ngay lập tức bị chiếm đoạt (nếu không kích hoạt tính năng xác thực 2 lớp).
Nếu bạn nghi ngờ và không đăng nhập, kẻ gian sẽ yêu cầu bạn cung cấp số điện thoại nhằm thực hiện việc quên mật khẩu, sau đó kêu bạn gửi mã OTP (dưới danh nghĩa mã số bình chọn) để xâm nhập vào tài khoản Facebook của bạn.
Video đang HOT
Lừa đảo nhờ bình chọn cuộc thi để chiếm đoạt tài khoản Facebook. Ảnh: TIỂU MINH
Dấu hiệu nhận biết các hình thức lừa đảo trên Facebook
- Tin nhắn từ người lạ: Nếu bạn nhận được tin nhắn từ người lạ, nhất là những tin nhắn yêu cầu bạn tham gia bình chọn, nhận quà tặng, hoặc giúp đỡ một người bạn đang gặp khó khăn, hãy thận trọng.
- Yêu cầu thanh toán trước: Nếu có ai đó yêu cầu bạn thanh toán trước để nhận được quà tặng, hàng khuyến mãi… hãy cẩn thận, đó có thể là lừa đảo.
- Lỗi chính tả và ngữ pháp: Đa số những kẻ lừa đảo thường không quan tâm đến chất lượng nội dung. Do đó, nếu một bài viết, email có quá nhiều lỗi chính tả hoặc ngữ pháp thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo lừa đảo.
- Fanpage chưa được xác minh: Các fanpage đại diện cho các tổ chức, công ty lớn, hoặc nhân vật của công chúng thường được xác minh bởi Facebook. Nếu bạn thấy một fanpage chưa được xác minh, hãy thận trọng, đó có thể là một fanpage giả mạo.
- Trang web sơ sài: Các trang web lừa đảo thường được tạo ra một cách sơ sài và thiếu chuyên nghiệp thông qua các dịch vụ miễn phí.
Trang web giả mạo nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook. Ảnh: TIỂU MINH Dưới đây là một số mẹo để tránh bị lừa trên Facebook
- Chỉ kết bạn với những người bạn biết và tin tưởng.
- Không nhấp vào các liên kết hoặc tải xuống các tệp đính kèm từ người lạ.
- Cẩn thận với các chương trình khuyến mãi, quà tặng, hoặc giải thưởng yêu cầu bạn thanh toán trước.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các fanpage và trang web trước khi tương tác.
- Báo cáo các hoạt động đáng ngờ cho Facebook.
Nhìn chung, hình thức lừa đảo này vốn không phải là mới, bởi nó gần như tương tự như chiêu trò tặng quà miễn phí, tặng xe miễn phí, tri ân khách hàng trên Facebook vốn đã được cảnh báo nhiều lần trước đây.
Xịt bình cứu hỏa khiến phù dâu ngã lăn ra đất, trò đùa đám cưới gây phẫn nộ
Bị đám đàn ông dùng bình cứu hỏa xịt mạnh vào người, 2 phù dâu ngã lăn ra đất, họ la hét rồi bật khóc trong khi những người kia thích thú cười đùa.
Video quay lại cảnh diễn ra trong một đám cưới cách đây vài ngày ở Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc đang được lan truyền mạnh trên mạng xã hội và gây phẫn nộ.
Trong clip, hai cô phù dâu vừa bước xuống xe thì lập tức bị những người đàn ông đứng chờ sẵn dùng bình cứu hỏa xịt vào người một cách thô bạo. Họ liên tục la hét và muốn bỏ chạy nhưng không tránh được và cuối cùng bị xịt ngã xuống đất.
Mặc kệ hai cô gái bật khóc trong dáng vẻ vô cùng chật vật, những người đàn ông vẫn không dừng lại, thậm chí còn thích thú cười đùa theo dõi "màn trình diễn".
Cảnh phù dâu bị xịt ngã bằng bình cứu hỏa khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Video sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người phẫn nộ. Làn sóng chỉ trích gay gắt nhằm vào những người chơi đùa theo kiểu bạo hành, xúc phạm phụ nữ.
Sự giận dữ, bất bình thể hiện trong nhiều bình luận: "Trò náo hôn này thực sự rất quá đáng", "Dù là trò đùa thì cũng phải xem phản ứng của đối phương chứ; cả hai phù dâu đều nằm dưới đất khóc mà những gã kia vẫn không hề dừng lại"; "Tôi thực sự không hiểu trò đùa này; họ làm vậy để làm gì?", "Dùng bình chữa cháy để gây náo loạn đám cưới? Đây đúng là người thiếu hiểu biết mà"...
Bị phê phán quá nhiều, người chụp ảnh trong đám cưới kể trên lên tiếng thanh minh rằng màn náo hôn này đã được trao đổi trước với các phù dâu, và áo mưa cho họ cũng được chuẩn bị sẵn. " Sau khi dọn dẹp xong, các cô ấy cũng không truy cứu sự việc nữa" , nhiếp ảnh gia nói.
Mặc dù vậy, cư dân mạng vẫn cho rằng trò đùa náo loạn đám cưới ấy là quá trớn, không chấp nhận nổi. "Cho dù trước đó hai phù dâu có đồng ý thì cũng không được đối xử với họ quá thô bạo như vậy. Họ đã phản đối bằng sự la hét, thậm chí còn bật khóc rồi đấy thôi" , một người bình luận.
Còn đại diện đồn cảnh sát địa phương cho biết: " Chúng tôi đã xem đoạn video liên quan và sẽ báo cáo để xử lý".
Cộng đồng mạng xôn xao trước loạt ảnh diện váy xúng xính của vợ cũ Shark Bình Hậu ồn ào ly hôn với chồng cũ, thời gian gần đây bà Đào Lan Hương đã có những thay đổi tích cực về bản thân. Vợ cũ Shark Bình khiến cộng đồng mạng bất ngờ khi chia sẻ hình ảnh với diện mạo trẻ trung lên mạng xã hội. Theo đó, nữ doanh nhân diện váy trắng, điểm nhấn là họa tiết...