Nhiều người mắc ung thư gan vì ít để tâm đến những “thủ phạm” này
Không chỉ có lạm dụng rượu bia, nhiều “thủ phạm” mà chúng ta ít để mắt đến cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.
Bệnh xơ gan
Xơ gan có nghĩa là sẹo gan do tổn thương gan. Sẹo này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Xơ gan làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Nguy cơ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra xơ gan. Xơ gan có thể được gây ra bởi: Nhiễm một loại virus như viêm gan B hoặc C, sử dụng rượu trong một thời gian dài, tình trạng di truyền như heamochromatosis (rối loạn quá tải sắt) hoặc thiếu men alpha 1 antitrypsin.
Nhiễm virus viêm gan
Mắc bệnh viêm gan B hoặc C mạn tính làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan nguyên phát vì nó gây ra tổn hại cho gan. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, viêm gan C là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư gan tại Hoa Kỳ. Hiệp hội cũng đề cập đến việc một số bệnh gan di truyền cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan. Tuy nhiên, viêm gan A và viêm gan E dường như không làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư gan. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, gần một phần tư số bệnh nhân ung thư gan ở Anh là do hút thuốc. Trong những người hút thuốc cũng bị viêm gan C hoặc viêm gan B nguy cơ mắc ung thư gan càng tăng thêm.
Những người hút thuốc uống một lượng lớn rượu có thể có nguy cơ cao gấp 10 lần so với hơn những người không hút thuốc hay uống rượu.
Tổng quan về các nghiên cứu cá nhân cho thấy rằng, những người có HIV/AIDS có nguy cơ ung thư gan cao hơn so với những người không có HIV/AIDS 5 lần.
Bên cạnh đó, sau khi cấy ghép nội tạng, người bệnh phải dùng thuốc để ngăn chặn cơ thể của họ từ chối cấy ghép.Những loại thuốc này làm giảm khả năng miễn dịch và điều đó dẫn tới nguy cơ ung thư gan cao.
Video đang HOT
Aflatoxin
Thớt gỗ lâu ngày không vệ sinh cũng là môi trường để nấm mốc phát triển.
Các loại thực phẩm như: gạo, ngô, đậu, hạt hướng dương, trái cây hoặc hải sản khô… nếu quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển không đúng cách rất dễ phát sinh nấm mốc. Không những thế, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn bị ôi thiu hoặc quá hạn cũng có thể bị nhiễm nấm mốc tiết ra một loại độc tố rất mạnh gọi là aflatoxin. Nếu ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.
Tiền sử gia đình
Một nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ ung thư gan ở những người có cha và anh trai được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan so với những người không bị. Nguy cơ này có thể đến từ mức độ insulin cao hơn ở những người bị bệnh tiểu đường hoặc do tổn thương gan gây ra bởi bệnh tiểu đường. Một số phương pháp điều trị cho bệnh tiểu đường như metformin có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan.
Cắt bỏ túi mật
Những người đã từng cắt bỏ túi mật do sỏi mật có thể có nguy cơ ung thư gan cao hơn. Nguy cơ gia tăng do áp lực lớn ở ống mật gây viêm lâu dài trong các mô gan.
Thừa cân béo phì
Hai đánh giá đã chỉ ra rằng, nguy cơ ung thư gan cao hơn ở những người thừa cân và béo phì. Điều tra triển vọng châu Âu về ung thư và dinh dưỡng (EPIC) đã xem xét mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh ung thư và phát hiện ra rằng, nguy cơ ung thư gan cao hơn ở những người có nhiều trọng lượng quanh eo (cơ thể hình quả táo).
Người phụ nữ qua đời vì ung thư gan, bác sĩ khuyên bỏ ngay 3 vật này trong bếp để ngừa bệnh
Người phụ nữ 56 tuổi bị ung thư gan vì 3 vật dụng thiết yếu trong nhà bếp không được không được thay mới, làm sạch.
Người phụ nữ 56 bị ung thư gan giai đoạn cuối do những vật dụng thiết yếu trong bếp không được làm sạch thường xuyên. Ảnh minh họa
Tờ Sohu của Trung Quốc đưa tin, người phụ nữ họ Lý, 56 tuổi, làm nội trợ tại nhà, được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối cách đây vài tháng và hiện đã từ bỏ điều trị.
Tháng 6/2020, cô Lý bị vàng da nặng và đau tức vùng bụng bên phải, ban đầu bà Lý không quan tâm lắm nhưng cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc đó, cô Lý mới đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi có kết quả xết nghiệm, bà Lý như chết lặng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Bà Lý sốc nặng, bởi bà chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu nhưng tại sao lại bị ung thư gan?
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bà Lý, bác sĩ mới phát hiện ra nguyên nhân là do ba vật dụng trong bếp lâu ngày không được dọn dẹp!
Sau đó, chồng và các con của bà Lý cũng đã kiểm tra sức khỏe và phát hiện trong cơ thể họ các mức độ khác nhau của bệnh viêm gan.
Bác sĩ khuyến cáo: "Nếu cả 3 thứ trong nhà bếp này không được làm sạch, thay mới thì lá gan của cả nhà sẽ bị tổn thương".
Chai đựng dầu ăn
Dầu ăn bám trên chai đựng lâu ngày sẽ bị oxi hóa và gây ôi thiu. Ảnh minh họa
Chai đựng dầu ăn là vật bất ly thân trong căn bếp của mỗi gia đình. Các gia đình thường có thói quen mua can dầu ăn to và chắt vào các chai đựng dầu bé hơn để dùng dần.
Tuy nhiên, nhiều người không có thói quen vệ sinh chai dầu cũ, khiến những vệt dầu bám lại trong và bên ngoài can dầu bị oxi hóa và gây ôi thiu, khiến chất lượng dầu mới được đổ vào cũng bị ảnh hưởng.
Dầu ôi thiu chứa nhiều chất độc hại, hầu như ngày nào chúng ta cũng phải thêm dầu vào mỗi lần xào, ăn, điều này trực tiếp làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, làm tổn thương tế bào gan và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đũa gỗ và thớt
Thớt và đũa gỗ sử dụng lâu ngày dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Ảnh minh họa
Đũa gỗ và thớt cũng là vật dụng không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, nếu để đũa - thớt trong môi trường ẩm ướt lâu ngày và không được khử trùng thì rất dễ sinh ra độc tố aflatoxin.
Aflatoxin sau khi ăn vào cơ thể người sẽ được gan giải độc và chuyển hóa trực tiếp, lúc này sẽ làm tăng gánh nặng giải độc và chuyển hóa của gan, đồng thời là tác nhân gây ung thư bậc 1. Chỉ cần 1 mg Aflatoxin là có thể mắc ung thư gan.
Độc tố aflatoxin cũng sinh ra do cặn thức ăn bám trên các khe rãnh trên bề mặt thớt và đũa sau thời gian dài sử dụng. Do đó, bác sĩ khuyến cáo các hộ gia đình nên thay đũa mới 3 tháng/lần, thay thớt mỗi năm một lần.
Khăn lau bát đĩa
Khăn lau nên được giặt sạch và thay mới thường xuyên để tránh vi khuẩn có hại bám vào bát đĩa. Ảnh minh họa
Khăn lau bát đĩa cũng nên được thay mỗi tháng một lần. Những chiếc khăn bị ướt lâu ngày sẽ sinh ra một số lượng lớn vi sinh vật và các chất độc hại. Nếu dùng chúng trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa và gây hại không chỉ cho gan mà nhiều cơ quan khác của hệ tiêu hóa. Ngoài việc thay khăn lau bát mỗi tháng một lần, sau mỗi lần sử dụng cũng cần phải giặt khăn và phơi nắng cho khô.
Dùng thớt gỗ 10 năm không thay, 2 cha con bị ung thư gan. Bác sĩ nói gì? Không hút thuốc, không uống rượu bia nhưng chỉ vì thói quen sử dụng chiếc thớt gỗ 10 năm không thay, bị nấm mốc và chỉ rửa sau mỗi lần sử dụng mà hai cha con Tiểu Quân (Trung Quốc) bị ung thư gan! Thời gian đầu trước khi bác sĩ chẩn đoán hai cha con Tiểu Quân bị ung thư gan, cậu...