Nhiều người mắc nợ ngập đầu vì học cách làm giàu từ forex
Với những lời quảng cáo có cánh khiến nhiều người như bị bùa mê, xuống tay “nướng” hàng chục, hàng trăm triệu đồng vào các khóa học đầu tư forex, sau đó vay mượn, dồn tiền đầu tư.
Hậu quả là nợ nần chồng chất.
Ảnh minh họa
Rộ khóa học làm giàu từ forex
Anh T.H.T (quận 7, TP.HCM) cho hay, giữa năm nay, qua quảng cáo của Công ty Babylons ở Việt Nam, anh mua khóa học online với Sandy Jadeja – được quảng cáo là bậc thầy của giao dịch triệu USD. Sau khi đóng 50 triệu đồng khóa cơ bản, chủ yếu nhận định về nguy cơ khủng hoảng tài chính và khuyên học viên bỏ việc, tự do tài chính bằng việc trở thành nhà đầu tư forex, kiếm hàng ngàn USD/ngày, anh lại được mời gọi tham gia khóa học nâng cao 100 triệu đồng, với hứa hẹn học xong sẽ biết các phương pháp giao dịch, chỉ cần vốn 1.000 USD là có thể kiếm 400 USD/ngày.
“Tham gia xong cả hai khóa học, tôi mất thêm 10.000 USD vì ‘đánh’ theo hướng dẫn của thầy. Toàn bộ học viên trong khóa học mà tôi biết cũng cháy sạch tài khoản”, anh T. cho biết.
Sau khi bị “lừa đẹp” gần 400 triệu đồng, anh T. tìm hiểu thì được biết, Công ty Babylons đã tổ chức rất nhiều khóa học về đào tạo forex với “chuyên gia” Sandy tại Việt Nam, mỗi khóa học thu hút hàng trăm học viên tham gia. Như vậy, với mỗi khóa học chỉ kéo dài vài ngày, Babylons và Sandy đã bỏ túi hàng tỷ đồng.
“Tôi phải trả giá cho sự cả tin của mình, song tôi muốn cảnh báo các nhà đầu tư về các lớp học của Sandy do Babylons tổ chức. Đầu tư forex không hề dễ dàng ngay cả với nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhưng Sandy và Babylons lại tổ chức các khóa học chỉ vài ngày. Tôi cho rằng, mục tiêu của Sandy khi tổ chức các khóa học, ngoài việc kiếm bộn từ học phí, còn là để lùa học viên đăng ký tài khoản trên sàn Corespread mà thầy chỉ định. Sau khi cháy sạch tài khoản, tôi tìm hiểu thì mới thấy, sàn này chỉ được 1,8 điểm trên wikifx, giấy phép đáng ngờ, đang bị nhiều nhà đầu tư nghi ngờ đây là sàn ôm lệnh, rất có thể Sandy bắt tay với sàn để thao túng, lừa gạt nhà đầu tư”, anh T. cay đắng cho hay.
Trên Babypips – một trong những diễn đàn forex nổi tiếng nhất thế giới – nhiều nhà đầu tư cũng lên tiếng cảnh báo về chiêu trò lừa đảo của chuyên gia Sandy. Nhà đầu tư có biệt danh YonatanDoron cho hay, người này đã tin vào lời hứa hẹn “bạn sẽ có một căn hộ ở Tây Ban Nha trong năm tới”, nên đã bỏ ra tận 8.500 euro mua 3 khóa học của Sandy. Kết thúc khóa học, nhà đầu tư này đã gọi Sandy là “kẻ lừa đảo” bởi nhận ra rằng, “mọi thứ anh ta bán cho tôi là miễn phí trên mạng”.
Tương tự, nhiều nhà đầu tư đã bỏ tới 5.000 USD để tham gia khóa học 7 ngày của một chuyên gia tự xưng là Jess UG. Vị “chuyên gia” này suốt ngày khoe tài khoản xanh mướt khiến nhà đầu tư nổi lòng tham. Sau khóa học, các học viên được tham gia nhóm tín hiệu, hướng dẫn đầu tư vào sàn Yulofx. Và cũng như trên, 100% nhà đầu tư đều thua lỗ.
Theo tìm hiểu, sàn Yulofx mới thành lập năm 2019 tại thiên đường thuế, không có bất kỳ chứng chỉ uy tín nào và chỉ được đánh giá 1 điểm trên wikifx, rất có thể chủ sàn là do nhóm người Việt đứng sau.
Video đang HOT
Không chỉ chuyên gia gắn mác ngoại hoặc Việt kiều, nhiều “chuyên gia nội” cũng hoạt động rầm rộ, bán các khóa học không hề rẻ và mọi con đường đều dẫn tới… cháy tài khoản của nhà đầu tư.
Chị Trần Hoài Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) đã mua một khóa học của “chuyên gia” Trần Quốc Minh trên edumall, sau đó được dụ dỗ tham gia khóa học dạy phương pháp giao dịch trị giá 39 triệu đồng. “Thầy nói rất hay, nhưng chỉ nêu được mấy phương pháp đầy rẫy trên mạng, học viên đánh cháy tài khoản hỏi thầy thì thầy bảo phải tự suy nghĩ”, chị Hoài cho biết.
Quá nhiều người lừa đảo từ forex
Forex là thị trường tài chính có quy mô lớn nhất thế giới với giá trị giao dịch hàng ngàn tỷ USD/ngày. Forex không phải là lừa đảo, song lại xuất hiện quá nhiều sàn forex và môi giới lừa đảo, cũng như “chuyên gia dởm” lợi dụng forex để lừa đảo.
Được biết, ở nhiều nước trên thế giới, nhiều khóa đào tạo đầu tư forex kéo dài cả tháng mà nhà đầu tư vẫn thua lỗ như thường và học phí chỉ xoay quanh 1.000-2.000 USD. Tại Việt Nam, một số chuyên gia uy tín cũng tổ chức các khóa học về quản lý dòng tiền, phân tích chứng khoán, đầu tư tiền tệ… kéo dài 5-7 ngày và học phí chỉ 5-10 triệu đồng.
Nhiều nhà đầu tư kỳ cựu cho rằng, các chuyên gia khoe tài khoản lãi triệu USD để dụ dỗ học viên, thu học phí cắt cổ, chỉ đào tạo trong vài ngày… đều có dấu hiệu lừa đảo. Trong khi đó, nhà đầu tư – thường là những nhà đầu tư nghiệp dư thiếu hiểu biết về tài chính – nhẹ dạ cả tin, bị lòng tham làm mờ mắt, khi cạn sạch tiền mới biết bị lừa.
Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia tài chính cho rằng, đầu tư forex không hề đơn giản, đa phần nhà đầu tư đều thua lỗ do các cặp tiền tệ biến động liên tục. Chưa kể, nhiều sàn forex có dấu hiệu lừa đảo, ôm lệnh, đốt cháy tài khoản nhà đầu tư. Vì vậy, ông Khánh cảnh báo, nhà đầu tư cần thận trọng với bất kỳ lời mời chào nào có lãi suất cao gấp 3 lần ngân hàng.
Pháp luật về đầu tư forex của Việt Nam còn khá hổng, chưa có hành lang pháp lý để chặn các sàn forex bẩn, đội ngũ môi giới forex lừa đảo, cũng như các chuyên gia đào tạo về forex “dởm”.
Hiện nay, chưa cấp phép bất kỳ sàn đầu tư chứng khoán forex nào. Tất cả các sàn đang hoạt động không đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Những cá nhân tham gia đầu tư vào đây đang tiếp tay cho các hoạt động vi phạm pháp luật. Người dân khi đầu tư các lĩnh vực này phải quan tâm tới việc những lời mời chào có phù hợp với thực tế hay không, tính chất pháp lý của các tổ chức này ra sao.
Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước
None
Những đứa trẻ bị bắt nạt đa số có 1 điểm chung liên quan đến cách nuôi dạy của gia đình
Bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối, được cả xã hội đặc biệt quan tâm.
Mỗi chúng ta đều hiểu những tác hại to lớn về tâm lý mà bạo lực học đường để lại. Nhưng có bao giờ chúng ta tìm hiểu sâu xa gốc rễ vấn đề? Thực tế cho thấy, đa số những đứa trẻ bị bắt nạt đều có một điểm chung liên quan đến cách nuôi dạy của gia đình.
Khi thấy con đi học bị bắt nạt, nhiều cha mẹ không chịu tìm hiểu nguyên nhân mà đã vội phán xét: "Tại sao bạn không bắt nạt người khác mà chỉ bắt nạt con? Có phải trông con quá yếu đuối?" hay "Tay của con chỉ để trang trí à? Con không dám đánh lại à?"... Những câu nói thể hiện rõ sự châm biếm khiến trẻ rơi vào trạng thái tổn thương nặng nề.
Việc cha mẹ luôn có những câu nói đả kích sẽ khiến con càng cảm thấy tự ti, thu mình lại, dẫn đến tình trạng bạo lực trở nên trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ chia sẻ vấn đề tiêu cực đang gặp phải, trẻ rất muốn được cha mẹ đồng cảm, thấu hiểu và đưa ra phương án giải quyết. Nhưng trong mắt nhiều bậc phụ huynh, họ coi con là những đứa trẻ nhút nhát, yếu kém mới dễ bị bắt nạt. Và cách làm của họ là châm biếm với mong muốn con sẽ vùng lên chống trả, trở nên dũng cảm hơn.
Tuy nhiên, cách làm này là sai lầm, càng khiến trẻ trở nên nhút nhát, tự ti và mặc cảm. Từ đó biến trẻ thành mục tiêu bị bắt nạt. Vậy khi con trở thành nạn nhân bị bạo hành, cha mẹ nên giải quyết như thế nào? Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều!
1. Cố gắng kiểm soát cảm xúc
Khi biết con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ nào cũng bức xúc và mất bình tĩnh. Điều đó là hoàn toàn tự nhiên, thuận với bản năng làm cha mẹ là yêu thương, lo lắng và muốn bảo vệ con. Tuy nhiên, cha mẹ hãy cố gắng tỉnh táo, kiểm soát cảm xúc và suy xét vấn đề để đưa ra biện pháp giúp đỡ tốt nhất.
2. Kiên nhẫn trò chuyện với con
Phụ huynh hãy cố gắng nói chuyện nhẹ nhàng với con trên tinh thần là bạn. Lúc này, con đang trong trạng thái hoảng loạn, vì vậy bạn cần tỏ ra mình là một người đáng tin cậy, sẵn sàng bảo vệ con. Đồng thời cần động viên và khích lệ con.
Trách mắng, tức giận chỉ càng khiến trẻ thu mình lại hơn. Từ từ gợi mở, kiên nhẫn chờ đợi để trẻ kể lại câu chuyện là việc cha mẹ cần làm lúc này. Sự lắng nghe của cha mẹ cũng là cách đang tôn trọng trẻ và thấu hiểu cảm nhận của trẻ trước vấn đề này.
Khi con bị bạn bè bắt nạt, cha mẹ cần cố gắng trò chuyện để con sẵn sàng chia sẻ vấn đề đang gặp phải. (Ảnh minh họa)
3. Trao đổi với giáo viên
Tùy từng hoàn cảnh mà cha mẹ có thể trao đổi với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để họ lưu ý tới tình trạng của con mình. Nếu trẻ bị bạn xấu bắt nạt ở trường, các giáo viên có thể can thiệp và giúp đỡ kịp thời.
Hoặc cha mẹ có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt con mình để tìm hiểu, trò chuyện nhằm giúp 2 gia đình cùng nhau đưa ra phương án thích hợp. Tránh vội vàng suy nghĩ đến việc chuyển lớp, chuyển trường cho con vì như vậy không phải là cách giải quyết gốc rễ vấn đề. Ngoài ra, nhờ sự tư vấn của chuyên gia tâm lý để hiểu hơn về vai trò của cha mẹ lúc này cũng như cách đồng hành cùng con vượt qua tổn thương cũng là việc nên làm.
3. Khuyến khích con tự tin, đối diện với thực tế
Để tránh việc trẻ bị bắt nạt, cha mẹ hãy giúp con mình tự tin hơn trong môi trường học tập. Hãy khuyến khích con kết bạn, hòa đồng với các bạn trong lớp, trong trường để trẻ không cảm thấy bị cô độc.
Hơn nữa, cha mẹ hãy giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc luôn đi cùng bạn bè sẽ tăng khả năng an toàn, giảm bớt cơ hội bị bạo lực hay trêu chọc. Hãy khuyến khích con chia sẻ, tâm sự thông qua công việc giúp đỡ bạn bè và người thân. Đồng thời, phụ huynh cần cổ vũ con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ nhận thức và ứng biến tốt nhất trước những tình huống phát sinh.
Ảnh minh họa.
4. Dạy con tự vệ
Các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn con những kỹ năng sống đơn giản như hô to, ra dấu hiệu kêu cứu cho người lớn ở gần nếu bản thân đang gặp nguy hiểm. Chắc chắn khi nghe tiếng kêu cứu từ một học sinh, những người xung quanh sẽ giúp kịp thời, giải thoát trẻ khỏi tình huống xấu.
Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở trẻ nên đứng ở những nơi đông người. Nên hạn chế đi vào góc khuất hoặc nhận lời "gặp riêng" vì như thế sẽ tạo điều kiện cho người xấu bắt nạt.
Khởi tố nữ sinh 16 tuổi, tín hiệu đáng mừng hay đáng lo Dùng biện pháp trừng phạt để phòng ngừa, răn đe trong tình hình hành xử bạo lực ở lứa tuổi học sinh ngày càng có hậu quả nghiêm trọng như hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, đó chỉ là giải quyết cái ngọn, cái gốc vẫn là nền tảng giáo dục. Sau bao nhiêu bài học cảnh giác, sau bao nhiêu nỗ...