Nhiều người Hà Nội vứt rác bừa bãi bất chấp quy định phạt tiền triệu
Từ 1/2, việc vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố sẽ bị phạt hàng triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều người dân ở Hà Nội vẫn tập kết rác bừa bãi.
Sau Tết Nguyên đán 2017, nhiều người dân vẫn xả rác khắp hè phố Hà Nội, ngay cả những nơi có biển cấm. Cho dù, theo quy định mới thì từ 1/2, hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng.
Một túi rác to bên lề đường Nguyễn Trãi. Người bán nước chè gần đây cho biết nhìn thấy một đôi bạn trẻ đi xe máy ném túi rác ở chỗ này.
Theo ông Nguyễn Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội), khu vực chân cầu vượt Ngã Tư Sở thường xuyên xuất hiện cảnh tập kết rác ở giữa đường. Mỗi ngày nhân viên môi trường đi thu dọn khoảng 2 lần, nhưng chỉ được một lúc người dân lại mang rác ra vứt, thậm chí rác còn không được cho vào túi nilon trông rất phản cảm.
Sau Tết, lượng rác được tập kết ở nhiều nơi tăng đột biến so với ngày thường.
Video đang HOT
Trong một ngõ nhỏ ở phố Thái Hà (Đống Đa), mặc dù có biển cấm đổ rác nhưng người dân vẫn ngang nhiên để rác ở đây. Nhân viên môi trường vừa thu dọn chưa đầy 30 phút đã có 4 túi rác xuất hiện.
Một gia đình trên phố Thái Thịnh (Đống Đa) cho biết vì điểm tập kết rác rất xa nên, nên hàng ngày đều để rác ở vỉa hè trước cửa nhà để nhân viên môi trường đi thu gom.
Lãnh đạo phường Tân Mai (Hoàng Mai) cho biết hiện tượng xả rác bừa bãi trên địa bàn khá phổ biến. Tuy nhiên nhà chức trách chưa cảnh cáo và được trường hợp nào.
“Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc xử phạt vứt rác bừa bãi vì địa bàn rộng, quân số ít, không thể túc trực 24/24″, vị này nói.
Lãnh đạo phường Thổ Quan (Đống Đa) cũng cho biết đang lúng túng trong việc xử phạt hành vi vứt rác thải trên vỉa hè, đường phố.
Phạm Dự
Theo VNE
Vứt rác thải không đúng nơi quy định: Phạt tiền triệu nhưng nhiều người vẫn thờ ơ
Người đi vệ sinh cá nhân, vứt mẩu và tàn thuốc lá hay thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt từ 1 đến 5 triệu đồng. Những quy định này của Nghị định 155/2016 có hiệu lực trong tháng 2.2017, tuy nhiên, trên thực tế nhiều người dân vẫn còn thơ ơ, không chấp hành.
Vứt rác thải không đúng nơi quy định: Phạt tiền triệu nhưng nhiều người vẫn thờ ơ
Thiếu ý thức hay thờ ơ với tiền phạt
Đã ba ngày Nghị định 155/2016 chính thức có hiệu lực. Thực tế cho thấy, nhiều quy định trong nghị định này vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện và xử lý. Điển hình là hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định, hay như hành vi vứt rác, mẩu thuốc lá...
Nghị định 155/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằm thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính việc vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, từ 1/2/2017, mức phạt tiền sẽ tăng 10 lần với hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định. Đây là điểm mới được quy định và áp dụng. Các hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng (quy định cũ phạt 200.000 đồng). Hành vi vứt, thải, bỏ mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Việc vứt bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng...
Theo nghị định, thẩm quyền xử phạt những hành vi vi phạm môi trường là UBND các cấp, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn quốc gia...
Ghi nhận tại một số tuyến phố Hà Nội, tình trạng vứt rác, đầu thuốc lá, hay tiểu tiện trên đường vẫn xảy ra. Quanh khu vực hồ Gươm, nhiều người đi dạo hoặc ăn uống xong cũng vô tư quẳng lại luôn vỏ chai, vỏ bánh kẹo hoặc thẳng tay vứt vào các bồn hoa. Nhiều thanh niên đi đường hút thuốc lá vô tư gạt tàn và vứt mẩu thuốc lá ra ngay giữa đường, giữa nơi công cộng. Tại phố Hoàng Cầu, chiều 3.2 một người dân vẫn ngang nhiên mang rác đổ ra đường mặc dù thùng rác cách đó không xa. Dọc một số tuyến đường như Giải Phóng, gầm các cầu vượt, con đường gốm sứ Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Yên Phụ, tường rào công viên Thống Nhất... thường xuyên bắt gặp cảnh người tấp xe vào tiểu bậy.
Nhiều người cho rằng, trước khi áp dụng Nghị định 155/2016 thì cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Trong khi thời gian có hiệu lực đúng vào dịp tết nên nhiều người chưa biết.
Chị Ngô Huyền Trang (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, bản thân chị chưa nắm cụ thể về việc này. Theo chị Trang, hiện nay người Việt vẫn còn thói quen "tự do", bất kỳ đâu cũng có thể xả rác, vứt tàn thuốc được, nhả kẹo caosu bừa bãi. Việc xử phạt nặng các hành vi nêu trên là một trong những giải pháp tốt để ngăn ngừa được những thói quen xấu, gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, xử phạt như thế nào mới là quan trọng, phạt ai - ai phạt?".
Đã có ai bị phạt?
Ông Triệu Như Long - Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) - cho rằng, việc xử phạt hành vi tiểu bậy là một giải pháp tốt để ngăn ngừa được những thói quen xấu, gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Nhưng xử phạt như thế nào mới là quan trọng. Theo ông Long, cho đến thời điểm này thì đơn vị vẫn chưa nhận được hướng dẫn hay mẫu biên bản xử phạt về hành vi nêu trên.
"Việc xử phạt này không đơn giản chút nào, trong trường hợp phát hiện được người đi vệ sinh không đúng quy định nhưng khi tới gần người đó đã di chuyển chẳng lẽ mình đuổi theo. Thậm chí, khi bắt được họ mà không có bằng chứng thì rất khó xử lý" - ông Long nói.
Cũng về vấn đề này, ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, việc tăng mức xử phạt đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện và hành vi vứt mẩu, tàn thuốc lá không đúng quy định tại nơi công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, chỉ tăng mức phạt tiền thôi là chưa đủ, vì đây liên quan đến ý thức văn hóa của mỗi người dân nên cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết rõ để không vi phạm.
Thực tế đã có nhiều quy định được ban hành nhưng không thấy thực hiện, chỉ dừng lại ở quy định rồi để đó, như Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt, thậm chí chưa thấy ai bị phạt.
Ông Xuyền cũng cho rằng, bên cạnh việc tăng mức phạt, cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý thường xuyên chứ không nên làm hình thức cho có rồi bỏ đấy. Bên cạnh đó là việc sẽ bố trí người như thế nào để thực hiện xử lý các hành vi vi phạm này.
Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng việc xử phạt có nghiêm khắc không, lực lượng nào đứng ra chủ trì, cơ chế xử lý như thế nào để người dân sợ và không dám vi phạm mới là vấn đề đáng bàn. Theo luật sư An, hiện đã có ít nhất 2 nghị định quy định về phạt tiền với hành vi này, nhưng trong nhiều năm qua, dường như rất ít trường hợp bị xử phạt khiến người dân sẽ nhờn luật.
Cũng theo luật sư An, quy định cần phải thiết thực và bám sát với thực tế hơn bởi theo tính chất của hành vi vệ sinh cá nhân bừa bãi, các lực lượng có thẩm quyền này không thể kiểm soát hết được mà điều chính là ở ý thức người dân.
(Theo Lao Động)
Người Hà Nội leo dốc, trồng rau trên hốc bê tông Người dân leo dốc cao, bỏ đất vào những hốc bê tông bé bằng nắm tay để tự trồng rau sạch. Kè đường vành đai 2, đoạn qua đường Bưởi dài gần 1 km được gia cố bằng các mảng bê tông hình tổ ong được người dân bên đường tận dụng trồng rau. Thời gian gần đây, bờ kè đường vành đai...