Nhiều người đứng đợi mua bánh bò chảo đường thốt nốt giá 5.000 đồng/cái
Trước chợ Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM, có một xe bán bánh bò chảo đường thốt nốt (hay còn gọi là bánh bò chảo) thu hút từ bạn trẻ đến cô chú lớn tuổi đến mua.
Điều gì đã khiến món ăn này có sức hút đến vậy?
Bánh thơm ngon, có lớp vỏ giòn…
Khoảng 15 giờ chiều, mỗi khi chúng tôi chạy ngang chợ Phạm Thế Hiển đều bị ngất ngây với mùi thơm lừng của xe bán bánh bò chảo đường thốt nốt.
Chiếc xe này không bảng hiệu, chỉ có dòng chữ đơn giản là “Bánh bò chảo đường thốt nốt 5.000 đồng/cái”. Ngoài vị truyền thống, bánh còn được người làm kết hợp với các thành phần khác như: phô mai, bơ đậu phộng, ca cao giá 10.000 đồng/cái.
Xe bán bánh bò chảo giản đơn
Những chiếc bánh bò chảo thơm ngon, nóng hổi
“Hôm nay, em đi học về sớm nên tranh thủ ghé qua để mua bánh bò chảo. Có những ngày, khoảng 17 giờ là mọi người đứng xếp hàng dài, thậm chí phải lấy số để chờ đến lượt mua. Em thấy bánh bò chảo có giá khá rẻ, hương vị thơm ngon, lớp vỏ giòn…”, Lê Thị Ngọc Thu, học sinh lớp 9, Trường THCS Chánh Hưng, Q.8, TP.HCM, bộc bạch về món bánh bò chảo.
Vừa mở bán, đã có khách đến mua
Theo quan sát và cảm nhận của chúng tôi, bánh bò chảo có vỏ giòn. Phần giữa bánh có hương vị mềm thơm và béo cùng với sự ngọt thanh của đường thốt nốt. Thật sự, cắn một miếng là bạn sẽ nhớ mãi không quên hương vị này.
Video đang HOT
Mua 4 cái bánh bò chảo với các hương vị khác nhau, Lê Hồng Phát (29 tuổi), ngụ tại Q.Tân Bình, TP.HCM, hài hước nói: “Mỗi lần đi ngang qua đây là chịu không nổi cái mùi thơm phức của bánh bò chảo, phải ghé mua cho bằng được”.
Bạn trẻ đến mua bánh bò chảo
Tính đến hôm nay, Phát đã hơn 5 lần ghé đến xe bán bánh bò chảo. Có những đợt, khách xếp hàng dài nhưng Phát vẫn cố đứng đợi cho bằng được.
“Xe bánh bò ở đây được nhiều khách biết đến không chỉ thơm, ngon mà người bán còn dễ thương, chất phác, nói chuyện rất hài hước. Mình thích nhất là bánh bò chảo thêm bột phô mai vì ăn vào vị rất… lạ bởi sự kết hợp hoàn hảo của mặn, ngọt, béo nhưng đâu đó vẫn cảm nhận được độ “thanh” của đường thốt nốt vì không quá gắt”, Phát chia sẻ.
Từ bạn trẻ đến người lớn xếp hàng mua bánh bò chảo đường thốt nốt
Phải biết canh độ lửa cho đều và thời gian phù hợp
Có thể nói bánh bò chảo đường thốt nốt là một món khá phổ thông, dễ làm tại nhà, nhưng vì sao một số người kinh doanh thành công được như vậy? Đó cũng chính là câu hỏi mà chúng tôi đặt ra cho chú Phan Thanh Nga (chủ xe bán bánh bò chảo đường thốt nốt).
Chú Nga nói gãy gọn: “Thành phần của bánh bò chảo chủ yếu là mấy loại bột, đường thốt nốt rồi trộn lại, sau đó ủ lên men trong vài giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, tôi còn mài trái thốt nốt nướng để bỏ vào, nhờ thế phần bánh có hương vị thanh ngọt, màu sắc vàng óng ánh”.
Chú Nga còn mài trái thốt nốt nướng để bỏ vào hỗn hợp làm bánh
“Để tăng hương vị cho bánh tôi còn rắc thêm bột phô mai, ca cao hay phết bơ đậu phộng vào. Trước đây, khách bảo tôi dùng phô mai dạng viên, nhưng khi tôi để vào thì bánh không chín được, thơm cũng ít”, chú Nga cho hay.
Chú Nga bán từ 15 giờ đến 18 giờ mỗi ngày
Trên chiếc xe của chú Nga có 4 cái lò đất, than cháy liên tục, chưa đầy 50 giây thì đã có một chiếc bánh được hình thành. “Làm riết rồi quen con ơi. Để bánh chín thì người làm phải biết canh độ lửa cho đều và thời gian phù hợp, nếu không sẽ bị khét”, chú Nga nói.
Có những đợt khách đông, chú Nga phải phát số thứ tự cho khách
Chú Nga hài hước, vui vẻ, sẵn sàng kể chuyện đời, công việc cho mọi người nghe
Chú Nga quê ở tỉnh An Giang, lên TP.HCM lập nghiệp cũng gần 30 năm. “Tôi buôn bán đủ nghề để kiếm sống, lo cho gia đình. Sau một thời gian chống chọi với dịch Covid-19, năm 2020, tôi bán bánh bò chảo đường thốt nốt. Tất cả những công thức trong bánh tôi học từ người mẹ”, chú Nga nói.
Giá 5.000 đồng/1 bánh bò được chú Nga giữ từ ngày khai trương cho đến nay. “Kệ đi, tôi lời chút ít đủ hai vợ chồng sống qua ngày là vui rồi. Nhiều người nói già rồi sao mà còn đi bán, nhưng thú thật ở nhà chán lắm, nằm một chỗ dễ sinh bệnh. Bước ra ngoài, thấy và nghe tiếng xe chạy, tiếp xúc với mọi người thì rất là vui”, chú Nga nói.
Dù trời đã tối nhưng nhiều người vẫn đến xếp hàng chờ mua bánh
“Hiện nay, có nhiều người thất nghiệp, nhưng tôi buôn bán được như thế là mừng rồi. Có những bạn nhỏ mua bánh mà cầm có vài ngàn lẻ (chưa đến 5.000 đồng – PV) thì cũng bán luôn, rồi một số cô chú nhặt ve chai, vô gia cư đi đến tôi sẵn sàng tặng vài cái bánh. Vì tôi nghĩ mai mốt họ có tiền rồi quay lại ủng hộ nhiều hơn thì sao…”, chú Nga tâm sự.
Đường thốt nốt: Không chỉ ngọt thanh ngon miệng mà còn có nhiều khoáng chất bổ dưỡng
Đường thốt nốt là loại đường đặc sản nổi tiếng của An Giang, được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Với vị ngọt thanh, không gắt, loại đường này mang đến cho món ăn hương vị đặc trưng, thơm ngon.
Tên gọi "thốt nốt" có nguồn gốc từ tiếng Khmer là "th'not". Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt riết thành quen. Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khmer. Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả.
Có nhiều món ngon làm từ thốt nốt các bạn nên một lần thử qua như cơm thốt nốt, nước thốt nốt tươi, thốt nốt sữa, thốt nốt rim, chè thốt nốt, bánh thốt nốt, bánh bò thốt nốt... Và đặc biệt nhất phải kể đến đường thốt nốt. Ảnh minh họa: IT
Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang.
Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con.
Nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghĩ cách chế biến thành đường tán như hiện nay.
Quá trình làm nên đường thốt nốt rất công phu. Ảnh minh họa: IT
Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1kg đường thốt nốt.
Quy trình căn bản nhất là từ tháng 11 đến đầu tháng 5 là mua thốt nốt nở rộ bông, cho lượng nước thốt nốt nhiều nhất nên trong khoản thời gian này người dân An Giang tiến hành sử dụng ống dẫn nước hoặc can nhựa leo lên cây thốt nốt lấy nước từ các buồn hoa.
Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, được dùng để thay thế đường tinh luyện trong chế biến món ăn, mang đến cho món ăn của bạn một hương vị đặc trưng, thơm ngon, khó cưỡng. Cắn một miếng đường và cảm nhận vị ngọt của nó lan tỏa trong miệng ta mới hiểu được tại sao đường thốt nốt lại được nhiều người yêu thích đến vậy.
Bên cạnh vị ngon, ngọt, đường thốt nốt còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày; giúp đào thải các độc tố trong cơ thể, thanh lọc cơ thể hiệu quả; phòng ngừa bệnh thiếu máu nhờ vào lượng sắt dồi dào có chứa trong đường; có chất chống oxy hóa giúp phòng chống các bệnh ung thư.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng các khoáng chất trong thốt nốt cao gấp 60 lần với đường cát trắng truyền thống. Ảnh minh họa: IT
Vào năm 2013, đường thốt nốt nằm trong Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố. Tại An Giang, có nhiều làng nghề truyền thống nấu đường thốt nốt vẫn phát triển ổn định. Nếu có dịp đến đây, bạn đừng ngần ngại tham quan quá trình làm nên món đặc sản này và mua về làm quà nhé.
Top 3 món bánh bò thơm ngon làm từ nguyên liệu đơn giản Bánh bò là món ăn tráng miệng hay ăn vặt dân dã mang đậm phong vị Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Thông thường, loại bánh này được làm từ bột gạo, đường, men... Tùy thuộc vào từng địa phương và khẩu vị mà người ta biến tấu ra nhiều hương vị khác nhau. Sau đây, xin mời bạn cùng...