Nhiều người choáng váng khi nghe báo giá một tô phở cả trăm nghìn
Sau thời gian dài, các shipper ở một số “vùng xanh” đã chính thức được phép giao hàng liên quận tại TP.HCM.
Nhiều siêu thị, hàng quán tại một số khu vực có nguy cơ thấp cũng được mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, hiện nay do chỉ có hình thức “bán mang về” là được hoạt động nên chi phí vận chuyển và giá hàng hoá cũng bị đội lên khá cao. Nhiều khách hàng tỏ rõ sự chán nản sau khi biết được số tiền mình phải trả nếu muốn gọi đồ ăn bên ngoài.
Shipper một số khu vực tất bật làm việc, kiếm thêm thu nhập giữa những ngày thành phố nới lỏng hoạt động. (Ảnh: VOV)
“Nhìn món ăn quen thuộc nhưng đành thở dài, cố nhịn vì giá cao”
Báo Thanh Niên đăng tải, kể từ ngày 16/9 trở đi, nhiều quận huyện trên địa bàn TP.HCM đã bắt đầu nới lỏng hoạt động, ví như tại quận 7, 4, 5… Tuy các hàng quán bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn, thế nhưng giá bán và phí giao hàng vẫn ở mức khá cao, không hề có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Như một quán ở quận 7, chỉ đặt tô hủ tiếu nam vang thôi đã mất hơn 90 nghìn đồng, trong đó 66 nghìn đồng tiền món ăn, 25 nghìn đồng phí giao hàng. Ở quận 4 cũng chẳng khá hơn, nếu đặt một tô hoành thánh đầy đủ cũng có thể mất cả trăm nghìn đồng.
Tình trạng này đã khiến cho rất nhiều người tiêu dùng ngán ngẩm. Bởi nếu muốn ăn ngon, họ phải trả gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thông thường. Chị A.N (quận 7) bày tỏ: ” Nhìn món ăn quen thuộc nhưng đành phải cố nhịn vì giá còn quá cao. Thôi thì chờ khi nào hạ tí nữa mới dám mua”. Hay như M.Đ (quận 4) nói: “Tưởng đâu ngày đầu shipper giao liên quận thì cước sẽ giảm, ai dè vẫn vậy, chán chẳng muốn đặt gì”.
Không chỉ giá thành cao, việc đặt đồ ăn bên ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, bởi không phải shipper nào cũng chịu nhận đơn. Vì vậy, không phải đơn hàng nào cứ đặt, có tiền là được giao đến liền. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến phí ship cả tháng nay luôn ở mức cao ngất ngưởng.
Nhiều đơn hàng, phí ship còn cao hơn giá đồ ăn, thức uống. (Ảnh: Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
Cũng trong ngày 16/9 vừa qua, nhiều siêu thị tại các quận, huyện đã đồng loạt mở cửa, đón khách đến mua trực tiếp. Tuy nhiên, những siêu thị này lại chỉ bán cho ai có phiếu đi chợ, thế nên bà con cũng bị hạn chế hơn khi đi mua đồ ăn. Còn nếu gọi shipper giao thực phẩm từ bên ngoài siêu thị về thì mức giá cũng chẳng hề nhỏ tí nào, ví như hành ngò sẽ là 80 nghìn đồng – 100 nghìn đồng/kg, các loại rau muống, bầu, rau cải từ 25 nghìn đồng – 30 nghìn đồng/kg…
Như vậy, đã gần 2 tháng trôi qua nhưng giá hàng hoá và phí ship vẫn luôn ở mức cao. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con, nhất là trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Đặc biệt, đối tượng phải chịu gánh nặng lớn hơn cả có lẽ là người nghèo. Do dịch bệnh bùng phát nên họ đã rơi vào cảnh thất nghiệp, nguồn thu nhập bị giảm mạnh, thậm chí là cắt đứt hoàn toàn. Khả năng mua thực phẩm cũng vì thế mà bị suy giảm không nhỏ.
Bà con đi chợ giữa mùa dịch. (Ảnh: Người Lao Động)
Nhiều quán nâng mức giá
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhiều chủ quán cho biết, nếu so với trước mùa dịch, giá bán của các mặt hàng đều có sự tăng lên. Riêng một tô phở thôi cũng đã có giá tăng khoảng 20 – 25% (ở mức 40 nghìn – 50 nghìn đồng/tô). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì giá của các nguyên liệu như thịt bò, rau xanh, củ quả… đều tăng mạnh. Cụ thể, giá thịt tăng 10 – 15%, giá rau ăn kèm các loại tăng 50 – 70%, chưa kể còn phải trả tiền thực hiện “3 tại chỗ” cho nhân công, chi phí an toàn chống dịch tại cửa hàng. Vì vậy, mọi chủ quán đều phải tính toán rất kĩ lưỡng mới có thể giữ được mức giá gần với trước dịch, sao cho vừa hài lòng khách vừa thu được lợi nhuận.
Theo nhận định của anh Đ – một chủ quán phở tại quận Bình Thạnh – cho biết hầu hết khách hàng trong mùa dịch này đều là những người sống tại các khu chung cư gần quán. Ở những cửa hàng có quy mô nhỏ, giá nguyên liệu và mặt bằng chung dù tăng nhưng vẫn trong giới hạn có thể tính toán để giữ giá như cũ. Còn ở những quán đạt số lượng trên 300 tô/ngày, tuy có thể tiếp cận được nguồn nguyên liệu giá tốt dễ dàng hơn, nhưng chi phí đầu vào vẫn cao do tiền nhân công, tiền thực hiện các biện pháp phòng dịch lớn.
Theo nhiều chủ quán nhận định, nếu thời gian tới có thể tự chủ được việc giao hàng thay vì phải phụ thuộc vào ứng dụng, rất có thể giá món ăn sẽ về lại như cũ.
Nhiều hàng quán tại TP.HCM đã bắt đầu hoạt động trở lại với hình thức “bán mang về”. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Phí ship tăng, các hãng giao hàng nói gì?
Một phần nguyên nhân khiến cho nhiều người chọn “tắt app”, không đặt hàng là do phí ship quá cao. Bởi theo quy định của thành phố, shipper nếu muốn hoạt động liên quận, huyện phải đảm bảo đủ điều kiện phòng dịch, tức là xét nghiệm gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, sau khi đã đến nơi thì kết quả tra cứu thông tin lại trả về kết quả “không tìm thấy thông tin nhân viên”, dù trước đó đã điền đầy đủ mọi thủ tục cần thiết.
Chị H.T.X, một shipper giao hàng liên quận cho biết, từ 5 giờ sáng ngày 16/9, chị đã đến trạm y tế lưu động trên đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) để xét nghiệm. Tuy nhiên, sau một đêm, thông tin trên ứng dụng “Tra cứu shipper” của Sở Công thương lại trống trơn, thế nên không thể xét nghiệm được. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, chị nói: “Liên hệ với công ty mới biết là do lỗi hệ thống đang chờ khắc phục. Không được xét nghiệm, không có tên trong danh sách, đồng nghĩa cả nội quận tôi cũng không chạy được”.
Đáng nói, có đến hàng trăm shipper cũng rơi vào trường hợp tương tự. Vì vậy, số lượng shipper hoạt động trong những ngày này rất ít, từ đó làm tăng giá vận chuyển.
Các shipper xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm. (Ảnh: Lao Động)
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Lê Huỳnh Minh Tú – phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết, sắp tới, thành phố sẽ tăng số lượng shipper đăng ký chạy liên quận. Ông cũng nhấn mạnh: “Quan điểm của TP là không giới hạn số lượng shipper hoạt động, nhưng muốn hoạt động thì lực lượng này phải đáp ứng tiêu chí về tiêm phòng vaccine, xét nghiệm theo quy định để an toàn cho người dân” .
Còn về vấn đề tăng giá cước giao hàng, một ứng dụng shipper thừa nhận, họ buộc phải làm vậy để khuyến khích nhân viên làm việc và hạn chế tình trạng bị shipper huỷ đơn. Một số hãng còn nói rằng việc điều chỉnh giá bán là lỗi thuật toán của ứng dụng nhằm cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, theo người tiêu dùng, đây là một cách lập luận khó chấp nhận, thậm chí có dấu hiệu “đục nước béo cò”.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, dù đời sống còn đang gặp nhiều bất cập, nhưng bà con vẫn nên cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng Covid-19, để có thể bảo vệ chính bản thân và cộng đồng.
Đặt 2 cái hamburger online ở Sài Gòn mùa giãn cách, phí ship cao hơn trăm lần tiền hàng, cô gái tá hỏa: "Tưởng giao ở Cà Mau không đó"
Đặt hai cái hamburger với giá 84.000 đồng, cô gái bật ngửa khi phí giao hàng đội lên đến 10 triệu đồng cho một đơn. Sự việc được đăng tải trên mạng xã hội và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Cụ thể, trên website của một cửa hàng bán thức ăn nhanh, cô gái này đã đặt 2 chiếc hamburger, một burger gà thượng hạng và một burger bò với tổng trị giá là 84.000 đồng.
Chuyện không có gì để bàn cãi cho đến khi cô gái này nhấn thanh toán, website của cửa hàng sau đó đã hiện lên phí ship là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng). Số tiền này khiến cô gái vô cùng sốc, phải mất một lúc lâu mới quyết định chụp màn hình và chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội TikTok.
"Tưởng giao từ Cà Mau không đó", cô gái nói.
Giãn cách ở nhà, cô gái gọi order 2 chiếc hamburger, phí ship cao gấp trăm lần khiến cộng đồng mạng sốc
Sự việc nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, trong suốt những ngày giãn cách có người chia sẻ rằng họ đã trả đến 280 nghìn tiền ship cho 3 đơn hàng online.
Theo đó, TP.HCM thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày kể từ ngày 09/7/2021, các dịch vụ mua hàng online được duy trì ở mức tối đa để hỗ trợ người dân. Nhiều đơn vị giao hàng rơi vào tình trạng quá tải, đội phí ship cao ngất ngưởng.
Cao gì thì cao nhưng cao đến mức 10.000.000 đồng cho một đơn hàng như cô gái ở trên thì chắc là trường hợp gây sốc!
Vừa "chơi lớn" ship hàng bằng taxi, tiệm bánh mì sang chảnh nhất Sài Gòn đã phải đóng cửa: Lý do là gì? Vừa thông báo mở bán với hình thức giao hàng liên quận, bánh mì Huỳnh Hoa đã thông báo tạm đóng cửa sau 2 ngày. Sau khi Sài Gòn cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động trở lại từ 8/9, nhiều thương hiệu đã tích cực quảng bá, chuyển đổi để phục vụ nhu cầu...