Nhiều người cao tuổi bị bạo hành, bỏ rơi
Tại nhiều nước, các quyền của người cao tuổi vẫn chưa được các quốc gia quan tâm đúng mức, người già vẫn bị bạo hành, bỏ rơi.
Thông tin từ Hội Người cao tuổi Việt Nam cho biết: Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi (NCT) 1/10, Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (HelpAge International) đã công bố tài liệu “Chỉ số già hóa dân số trên thế giới” 2015.
Tài liệu tổng hợp số liệu của 96 quốc gia về các chỉ số về phúc lợi xã hội, kinh tế đối với NCT. Chỉ số già hóa dân số khảo sát 91% NCT trên 60 tuổi (khoảng 901 triệu người) trên thế giới, tập trung vào những yếu tố tác động tới NCT như: an ninh thu nhập, sức khỏe, năng lực cá nhân và môi trường phù hợp.
Quyền của người cao tuổi vẫn chưa được quan tâm đúng mức (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo này, Thụy Sỹ là nước có môi trường sống tốt nhất cho NCT (xếp thứ 1), tiếp đó là Na-Uy. Trong số 10 nước đứng đầu, trừ Nhật Bản xếp thứ 8 thì tất cả đều là các nước thuộc khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ. Afghanistan là nước xếp cuối cùng trong bảng xếp hạng (thứ 96) .
Có 23 nước thuộc châu Á Thái Bình Dương với số NCT chiếm 52% tổng số NCT của thế giới được xếp hạng. Trong số này có 8 nước thuộc ASEAN, cụ thể là Thái Lan xếp vị trí 34, Việt Nam xếp vị trí 41, nằm trong nửa trên của bảng xếp hạng. Còn lại là Philippines xếp thứ 50, Indonesia 74, Campuchia 80 và Lào 83.
Báo cáo khẳng định, Nhật Bản là nước xứng đáng với thành tích trên là nhờ cả một quá trình đạt được những chính sách xã hội tiến bộ. Ngày nay, Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới với nhiều người siêu già (33% dân số là NCT trên 60 tuổi) và tiếp tục là nước dẫn đầu trong các chính sách và chương trình dành cho NCT.
Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Philippines, Campuchia đang rất khuyến khích thành lập Hội NCT. Đó là những tổ chức dựa vào cộng đồng nhằm liên kết NCT với nhau, tạo điều kiện giao lưu xã hội, bảo đảm tiếp cận các dịch vụ, quyền và lợi ích và tạo cơ chế phát huy môi trường phù hợp cho NCT.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, tại nhiều nước, các quyền của NCT vẫn chưa được các quốc gia quan tâm đúng mức, ngay cả khi có luật quy định. Theo đó, vẫn còn tình trạng kỳ thị tuổi tác, phân biệt đối xử trong quyền lợi; NCT đối mặt với tình trạng không được tiếp cận quyền lợi; trách nhiệm chăm sóc và phụng dưỡng của con cháu và cộng đồng ngày càng suy giảm khiến nhiều NCT bị bỏ rơi, ốm đau không ai chăm sóc. NCT vẫn bị bạo hành và cứ 3 NCT thì có 1 người bị ngược đãi.
Ông Eduardo Klien Giám đốc tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc Tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương đề xuất: “Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về NCT, không chỉ thấy NCT là nhóm người dễ bị tổn thương; mà phải thấy NCT cũng là nguồn lực của xã hội, họ có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, khả năng, nhiệt tình và lý do để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của xã hội”./.
PV
Theo_VOV
Người sinh toàn con gái sẽ được hỗ trợ như thế nào?
Dự thảo Luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân có điều khoản quy định hỗ trợ chi phí cho những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lê Cảnh Nhạc, Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, trong cơ cấu dân số nước ta hiện nay có 2 vấn đề rất quan trọng nổi lên.
Thứ nhất, cơ cấu dân số về độ tuổi, tốc độ già hóa nhanh, tỷ lệ người già ngày càng cao. Trước đây, người già chỉ chiếm 5%, hiện nay người già trên 60 tuổi đã chiếm khoảng 11% dân số. Tỷ lệ trẻ em trước đây 50% thì hiện nay chỉ có 25%. Tốc độ già hóa của Việt Nam nhanh nhất so với các nước trong khu vực và đứng hàng đầu các quốc gia trên thế giới.
Dự thảo Luật Dân số có điều khoản quy định hỗ trợ những người sinh con một bề là gái (Ảnh minh họa)
Theo đó, vấn đề quan đến người cao tuổi được đặt ra rất bức thiết. Trong thực tế, người cao tuổi hiện nay có điều được chăm sóc đầy đủ, có chế độ an sinh xã hội cũng như có lương hưu chiếm tỷ lệ rất thấp. Trên 70% dân số người cao tuổi hiện nay vẫn đang còn sống dựa vào con cái, không có chế độ gì.
Vấn đề thứ hai trong cơ cấu dân số là mất cân bằng giới tính khi sinh. Sự chênh lệch về cơ cấu dân số, giới tính sẽ dẫn đến thảm họa là khoảng 15 - 20 năm nữa, Việt Nam sẽ thiếu hụt hàng triệu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này dẫn đến thực trạng kết hôn sớm, bạo lực giới, tội phạm liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới... tác động rất lớn đến đời sống an sinh xã hội.
Hai vấn đề đó xuất phát từ nguyên nhân rất sâu xa, đó là người dân có nhu cầu sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc và bảo hiểm cho tuổi già. Chính vì vậy, người dân vẫn có tâm lý sinh con trai và sinh nhiều con.
Ông Lê Cảnh Nhạc
Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Thực tế đó đặt ra vấn đề: Xã hội chúng ta phải quan tâm như thế nào đối với người cao tuổi, người già sinh con một bề là con gái? Làm sao để giảm bớt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ứng phó với tốc độ già hóa nhanh; có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người già, để người già sống khỏe, sống lâu, sống hạnh phúc với con cháu?
Điều đó đặt ra vấn đề là chúng ta phải có những chế độ quan tâm thích ứng. Đây là bài học của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc...
Ông Lê Cảnh Nhạc dẫn chứng: Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới và ở khu vực đã thành công trong việc kiểm soát việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Hàn Quốc là quốc gia châu Á, cũng chịu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo như Việt Nam. Nhưng tại sao họ thành công? Bởi Hàn Quốc nâng cao được vị thế của phụ nữ, quan tâm tới trẻ em gái và có những chính sách, chế độ rất tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc tuổi già, để người già có được chế độ an sinh xã hội tốt. Họ không phải trông cậy vào con trai trong bảo hiểm tuổi già, hay phải đông con để nương tựa.
Mục 4, Điều 25 Dự thảo Luật Dân nêu rõ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội.
Trung Quốc từ chế độ rất hà khắc, chế độ con một, hiện nay đã chuyển sang chế độ 1,5 con và có những chính sách rất cụ thể quan tâm tới trẻ em gái, phụ nữ và đặc biệt với những người làm cha mẹ chỉ sinh con một bề là gái. Nước này có chế độ ưu tiên cho trẻ em gái vào các trường học, miễn học phí, cấp học bổng, tạo điều kiện cho phụ nữ khi ra trường có công ăn việc làm tốt hơn.
Đối với những người làm cha mẹ sinh con một bề là gái, Trung Quốc cũng có chế độ bảo hiểm xã hội khi về già. Những cha mẹ này được hưởng trợ cấp tương tự lương hưu ở mức độ nào đó, để họ yên tâm cảm thấy tuổi già không cô đơn khi không có con trai.
Ông Lê Cảnh Nhạc khẳng định: Đây là những bài học của các nước trên thế giới và Việt Nam cần phải tiếp thu, quan tâm để phát huy những lợi thế đó, tạo lực đẩy để xóa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay, ứng phó kịp thời với tốc độ già hóa, quan tâm tới người cao tuổi cũng như phát huy được vai trò của người cao tuổi trong hiện tại và tương lai./.
Tuổi thọ tăng nhưng chất lượng dân số kém
Ông Lê Cảnh Nhạc chia sẻ thêm, thời kỳ già hóa đem lại nhiều tiềm năng, đồng thời đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu, thay đổi sự tương tác trong xã hội và mối quan hệ liên thế hệ.
"Chúng ta rất khó khăn trong việc ứng phó với tốc độ già hóa, làm sao để quan tâm, chăm sóc và phát huy người cao tuổi. Đây là vấn đề đặt ra trong khi điều kiện kinh tế - xã hội nước ta chưa phát triển bằng các quốc gia khác. Hiện nay ở nông thôn, rất nhiều vùng miền chỉ có người già và trẻ em ở nhà, còn lực lượng lao động trẻ đi lao động ở các vùng khác. Trong khi tuổi thọ bình quân là 73 tuổi, cao so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh còn thấp, bình quân mỗi người già đang phải chịu 10 - 13 năm đau ốm. Đây chính là gánh nặng cho bản thân người già, gia đình và xã hội" - ông Lê Cảnh Nhạc nói.
Theo số liệu từ Điều tra dân số và Biến động dân số cho thấy: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất châu Á và chính thức bước vào thời kỳ "già hóa" từ năm 2011, kết quả của sự sụt giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tuổi thọ ngày càng tăng lên. Vào năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% so với tổng dân số. Vào năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 10,5%. Thời kỳ để Việt Nam chuyển giao từ già hóa sang dân số già ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có cấp độ phát triển cao hơn.
Lại Thìn
Theo_VOV
Vinamilk chăm sóc cho gần 1.500 người cao tuổi Đê tiếp tục thực hiện tuyên truyền tơi người tiêu dùng về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", trong tháng 9-2015, Công ty Cô phân Sưa Viêt Nam (Vinamilk) phôi hơp vơi Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Nghệ An và TP Hô Chi Minh đa tổ chức Hội thảo tư vấn một số...