Nhiều ngành kinh tế quan trọng của Pháp thiệt hại nặng do Covid-19
Đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều ngành kinh tế quan trọng của Pháp thiệt hại nặng trong năm 2020.
Lĩnh vực tàu cao tốc TGV bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch.
Theo kết quả kinh doanh năm 2020 của Tổng Công ty Đường sắt quốc gia Pháp (SNCF), thiệt hại 6,8 tỷ euro, doanh thu của họ chỉ đạt 30 tỷ euro vào năm ngoái, giảm 14% so năm 2019.
Lĩnh vực “Đường sắt cao tốc”, bao gồm: TGV Inoui, Ouigo, Eurostar và Thalys giảm 54% doanh thu và giảm 48% số lượng hành khách trong năm 2020. Tương tự, đối với các chuyến tàu ngoại ô Paris, Transilien giảm 45% số hành khách, còn các chuyến tàu liên tỉnh TER giảm một phần ba số hành khách.
Ông Jean-Pierre Farandou, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành SNCF cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu chưa có tiền lệ, SNCF đã thực hiện một kế hoạch tiết kiệm triệt để. Nhà nước đã hỗ trợ Tập đoàn bằng cách lập phương án khôi phục đường sắt. Tập đoàn đang tăng tốc thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và thương mại và tiếp tục phát triển. Tham vọng của SNCF là đến năm 2030 đứng hàng đầu thế giới về vận chuyển hàng hóa và hành khách bền vững.
Giống như ngành đường sắt, lĩnh vực hàng không cũng ghi nhận những tổn thất nặng nề vào năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Hãng hàng không Air-France-KLM năm 2020 ghi nhận khoảng lỗ ròng chưa từng có 7,1 tỷ euro, giảm 59% so năm 2019. Hãng này cho biết, quý đầu của năm 2021 cũng chưa thấy tín hiệu khả quan.
Ông Benjamin Smith, Giám đốc điều hành hãng cho biết, năm 2020 đã khiến hãng Air France-KLM lâm vào thử thách với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất chưa từng xảy ra với ngành hàng không.
Trong năm 2020, nhà sản xuất máy bay Airbus có trụ ở ở Blagnac, gần TP Toulouse thiệt hại 1,1 tỷ euro, cung cấp ra thị trường 566 máy bay, giảm một phần ba số máy bay so năm trước (863 máy bay). Nhà sản xuất Airbus không hy vọng thị trường sẽ phục hồi ngay lập tức, năm 2021 họ chỉ hy vọng giao được số lượng máy bay bằng năm 2020.
Tương tự, nhà sản xuất ô-tô Pháp Renault thông báo khoản lỗ lịch sử 8 tỷ euro vào năm 2020. Năm 2020, hãng này bán được gần 3 triệu chiếc xe ô-tô, giảm 21,3% so năm 2019.
Số ca nhiễm biến thể mới ở Đức tăng gấp đôi mỗi tuần
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tình trạng lây lan biến thể mới phát hiện lần đầu ở Anh (B.1.1.7) đang ngày càng gia tăng ở Đức khi tỷ lệ nhiễm biến thể mới tăng gấp đôi mỗi tuần và hiện chiếm trên 20% số ca nhiễm mới ở Đức.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước những lo ngại về biến thể mới ở Anh, Đức đã buộc phải gia tăng các biện pháp chống dịch như kiểm soát gắt gao việc đi lại ở khu vực biên giới giáp với CH Séc và bang Tyrol của Áo. Trên 1.000 cảnh sát đã được huy động để kiểm soát các khu vực biên giới trên trong khi công ty đường sắt quốc gia Deutsche Bahn cũng thông báo ngừng các dịch vụ đi và đến từ các vùng dịch. Quy định đối với việc đi lại qua biên giới giáp với Séc và bang Tyrol của Áo sẽ tiếp tục được gia hạn sau khi hết hiệu lực vào đêm 18/2, theo đó các trường hợp vì lý do công việc cần qua lại biên giới phải có giấy xác nhận của chủ lao động.
Ngày 17/2, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho biết sự nguy hiểm của biến thể mới là lý do chính để duy trì lệnh phong tỏa dù thực tế số ca nhiễm mới đã có chiều hướng giảm trong vài tuần qua. Theo ông Spahn, hai tuần trước, tỷ lệ nhiễm biến thể B.1.1.7 tại Đức chỉ chiếm 6% số ca mắc mới COVID-19, song tình trạng lây lan biến thể này gia tăng nhanh chóng và hiện chiếm tới 22% số ca nhiễm mới.
Ông Spahn cảnh báo tình trạng lây lan biến thể B.1.1.7 sẽ tiếp tục ở mức cao và có thể trở thành tác nhân chính trong số các ca mắc bệnh, đặc biệt khi biến thể này có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Bộ trưởng Spahn cũng cho biết tỷ lệ nhiễm biến thể phát hiện ở Nam Phi lại thấp hơn đáng kể, chỉ khoảng 1,5%, trong tổng số trên 23.000 mẫu xét nghiệm trong vài tuần qua.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể xuất hiện ở Anh đến nay đã được phát hiện ở 94 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi biến thể xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi đã lây lan tới 46 nước, và biến thể phát hiện ở Brazil và Nhật Bản đã hiện diện ở 21 nước.
Liên quan vaccine của hãng AstraZeneca, một phát ngôn viên Bộ Y tế liên bang Đức cùng ngày 17/2 khẳng định không có dấu hiệu cho thấy "những tác dụng phụ nghiêm trọng" xuất hiện sau khi tiêm thuốc này. Bộ Y tế Đức khẳng định hiệu quả của vaccine này, đồng thời nhấn mạnh về cơ bản, một số tác dụng phụ xuất hiện sau khi tiêm chủng là điều hết sức bình thường. Trong khi đó, Bộ Y tế bang Nordrhein-Westfalen cũng xác nhận vaccine của AstraZeneca đem lại hiệu quả tốt và không thể xếp dược phẩm này như một vaccine hạng 2.
Những tranh cãi nổ ra vài ngày qua ở Đức khi vaccine AstraZeneca chỉ được chỉ định tiêm cho những người dưới 65 tuổi và có những thông tin về tác dụng phụ và hiệu quả bị giảm so với các vaccine khác.
Theo thông báo sáng 17/2 của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận thêm 7.500 ca nhiễm và 560 ca tử vong. Chỉ số lây nhiễm 7 ngày/100.000 dân đã giảm từ 59 xuống 57. Mục tiêu của chính quyền trung ương và địa phương của Đức là giảm chỉ số này xuống dưới ngưỡng 50 và trong trường hợp giảm ổn định dưới ngưỡng 35 có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
* Tại Ba Lan, Bộ trưởng Y tế nước này Adam Niedzielski cùng ngày cho biết theo một kịch bản sáng sủa, số ca mắc hằng ngày tại Ba Lan có thể sẽ ở mức trung bình mỗi tuần là khoảng 8.000 - 10.000 ca. Ông Niedzielski nói rằng xét trong ngắn hạn, các mô hình dự báo cho thấy nước này sẽ đối phó được với số ca mắc gia tăng trong tháng 3 tới.
Theo trang thống kê worldometers.info, đến nay, quốc gia Đông Âu này đã ghi nhận tổng cộng 1.605.372 ca mắc, trong đó có 41.308 ca tử vong.
* Cơ quan chức năng Tây Ban Nha đã thu giữ khoảng 4 triệu khẩu trang y tế giả tại một khách sạn trong quá trình truy quét một nhóm tụ tập đông người trái phép bất chấp các quy định hạn chế nhằm phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo thông báo ngày 17/2 của cảnh sát Tây Ban Nha, lực lượng cảnh sát đã phát hiện số khẩu trang trên đựng trong một loạt thùng bìa cất ở tầng trệt và nhà kho của một khách sạn ở ngoại ô thủ đô Madrid. Số thùng hàng này chuẩn bị được chuyển đi với nhãn mác là khẩu trang có khả năng kháng khuẩn cao KN95 và FFP2.
Cũng tại kho hàng, cảnh sát còn phát hiện 1 máy in có khả năng in trên khẩu trang ký hiệu CE chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu.
Cảnh sát đã tiến hành lục soát khách sạn sau khi nhận được tin báo về một cuộc tụ tập của 48 thanh niên trong bối cảnh nước này vẫn đang áp dụng các quy định giãn cách xã hội, cấm tập trung đông người. Quản lý cảnh sát đã bị bắt giữ vì tình nghi làm giả giấy tờ.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 với hơn 3 triệu ca nhiễm và gần 66.000 ca tử vong do COVID-19.
Ông Trump "tung loạt đòn cuối" vào Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tung những đòn cuối cùng nhằm vào Trung Quốc và các Cty lớn nhất của nước này, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt và cấm đầu tư trong những ngày cuối cùng tại vị của ông. Mỹ đã đưa nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi của Trung Quốc vào danh sách đen về...