Nhiều ngân hàng trung ương châu Á đồng loạt hạ lãi suất
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương được đưa ra sau khi căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu.
Đồng đô la Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trước những lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang ngày càng rõ nét tại châu Á, với việc nhiều nước trong khu vực đồng loạt quyết định hạ lãi suất nhằm đối phó với những tác động từ bên ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương được đưa ra sau khi căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đà giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong thập kỷ qua và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng phát đi tín hiệu cho một động thái tương tự.
Ngân hàng trung ương Australia cũng đã nới lỏng chính sách tiền tệ của mình vào tháng Sáu và tháng Bảy vừa qua.
Ngân hàng Trung ương New Zealand đã hạ lãi suất 50 điểm cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1%, mức cắt giảm mạnh hơn dự đoán của giới đầu tư, khiến đồng tiền của nước này rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đi theo xu hướng này khi quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản từ 1,75% xuống còn 1,5%, trong khi hầu như toàn bộ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc khảo sát trước đó của hãng tin Reuters đều dự đoán sẽ không có thay đổi về lãi suất.
Video đang HOT
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng giảm lãi suất 35 điểm cơ bản xuống còn 5,4%, viện dẫn thúc đẩy tăng trưởng là ưu tiên lớn nhất
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Hong Kong (Trung Quốc) trước đó cũng theo chân Fed, cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 10 năm qua do đồng tiền của đặc khu hành chính này có quan hệ chặt chẽ với đồng USD.
Những bất ổn trên các thị trường trong thời gian qua, bắt nguồn từ căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các ngân hàng trung ương ngày càng quan ngại.
Tại Hàn Quốc, trong một báo cáo về tình hình tài chính hàng quý trình lên Quốc hội nước này mới đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) một lần nữa có hàm ý sẽ sớm giảm lãi suất khi cho rằng tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như bất đồng thương mại giữa Seoul và Tokyo có thể sẽ gây thêm sức ép đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Đề cập đến những lo ngại tương tự về triển vọng kinh tế toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã kêu gọi ngân hàng này bàn luận về việc tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế. Với lãi suất đang ở gần mức 0, BoJ hiện không còn nhiều “vũ khí” để đối phó với kịch bản suy thoái.
Giới hoạch định chính sách ở các nước khác cũng buộc phải xem xét các biện pháp kích thích kinh tế hơn nữa trước những lo ngại ngày càng gia tăng về tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong một động thái mới nhất đưa xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liệt Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Với quyết định này, nhiều khả năng cuộc đối đầu giữa hai bên sẽ trở thành cuộc chiến tranh tiền tệ sau khi đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phá ngưỡng 7 NDT/USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của ngân hàng OCBC tại Singapore nhận định hầu như mọi công cụ đã được sử dụng để giúp nền kinh tế “tiếp đất nhẹ nhàng” trong giai đoạn giảm tốc hiện nay. Các phương án kích thích bị hạn chế, trong bối cảnh lãi suất nhìn chung đang ở mức rất thấp là một vấn đề.
Các chuyên gia nhận định: “Chúng ta có thể tránh đợt suy thoái này bằng cách cắt giảm lãi suất, nhưng khi áp lực chạm đến giới hạn trong giai đoạn giảm tốc tiếp theo thì việc thiếu không gian chính sách tiền tệ có thể sẽ dẫn đến một ‘cú tiếp đất’ đau hơn cho nền kinh tế toàn cầu”./.
Khánh Ly (Theo Reuters)
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm sâu trong năm 2018?
Doanh số bán lẻ Mỹ công bố ngày thứ Hai tuần này sẽ được giới đầu tư theo dõi sát sao. Trước đó, doanh số bán lẻ Mỹ tháng 12/2018 đã giảm sâu nhất trong 1 thập kỷ.
Ảnh: CNN
Theo tính toán của bộ phận nghiên cứu Bloomberg Economics, kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng giảm tốc khá mạnh trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bloomberg tính toán rằng GDP thế giới tăng trưởng 2,1% trong quý gần nhất, thấp hơn so với con số 4% ở thời điểm giữa năm ngoái.
Có yếu tố nào có thể hỗ trợ được cho kinh tế toàn cầu? Mới đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hoãn nâng lãi suất cơ bản đồng USD, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tạm ngưng lại, những cú sốc gây chấn động châu Âu tạm dịu bớt, điều đó cũng đồng nghĩa với sự ổn định sẽ dần đến.
Một số Ngân hàng Trung ương cũng đã tăng cường biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tuần trước đã thông báo nhiều biện pháp mới để giúp cho kinh tế phục hồi qua thời kỳ khó khăn hiện tại.
Bất chấp những khó khăn, các nhà hoạch định chính sách kinh tế thuộc ECB vẫn cố gắng vực dậy nền kinh tế và khẳng định rằng đó chỉ là sự chững lại chứ không phải suy thoái.
Trong bài phỏng vấn với báo Italy - báo Corriere della Sera công bố ngày thứ Hai, thành viên ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo: "Chúng tôi vẫn cho rằng kinh tế tăng trưởng tốt, dù không cao như thời gian trước".
Gần đây, hoạt động kinh tế đã tăng trưởng phục hồi nhẹ, số liệu mới công bố cho thấy nguồn cung tín dụng của Trung Quốc đã phục hồi.
Thế nhưng cũng không thể lờ đi nhiều con số đáng gây thất vọng. Doanh số bán lẻ Mỹ công bố ngày thứ Hai tuần này sẽ được giới đầu tư theo dõi sát sao. Trước đó, doanh số bán lẻ Mỹ tháng 12/2018 đã giảm sâu nhất trong 1 thập kỷ.
Trong tuần trước, Mỹ công bố giới chủ tuyển dụng số lượng lao động ít nhất trong 2 năm. Có thể có nhiều nguyên nhân lý giải, thế nhưng một yếu tố quan trọng có thể kể đến là kinh tế đã tăng trưởng mất đà.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Fed thận trọng nâng lãi suất, chứng khoán Mỹ tăng điểm Thị trường chứng khoán tăng điểm 5 phiên liên tiếp khi mà chủ tịch Fed, Jerome Powell, tái khẳng định quan điểm thận trọng với chính sách tiền tệ. Ảnh: GettyImages Chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 đã thoát khỏi trạng thái suy giảm trong phiên ngày thứ Năm. Thị trường chứng khoán tăng điểm 5 phiên liên...