Nhiều ngân hàng trên thế giới vẫn mua vàng
Dù thị trường vàng đang nhiều biến động nhưng các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn mua vàng.
Hội đồng vàng thế giới ( WGC) cho biết, trong nửa đầu năm 2020, các ngân hàng trung ương vẫn duy trì lượng mua ròng hơn 200 tấn vàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo, trong năm nay, các ngân hàng trung ương sẽ mua vào 417 tấn vàng và sang năm 2021 là 400 tấn.
Trong khi đó Ngân hàng Citigroup dự báo các ngân hàng trung ương chỉ mua vào khoảng 375 tấn trong năm nay, nhưng sang năm 2021 sẽ tăng mua lên 450 tấn vàng.
Ngân hàng HSBC cũng dự đoán, các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể mua vào khoảng 390-400 tấn trong năm 2020.
Trong một diễn biến liên quan, sáng nay giá vàng trong nước neo ở mức 56,4 triệu đồng/lượng. Mức chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn trên 2 triệu đồng/lượng.
Giao dịch chứng khoán sáng 22/4: Tiết cung giá thấp, VN-Index đảo chiều ngoạn mục
Mở cửa giảm hơn 16 điểm, nhưng tại ngưỡng hỗ trợ 750 điểm, lực cầu bắt đáy gia tăng, trong khi bên bán không còn muốn bán giá thấp, giúp thị trường đảo chiều tăng điểm ngoại mục khi chốt phiên sáng nay (22/4).
Video đang HOT
Trong phiên giao dịch hôm qua (21/4), cùng với sự sụp đổ của giá dầu trong ngày giao dịch đầu tuần mới (20/4), nhóm cổ phiếu dầu khí bị bán tháo, kích hoạt lệnh bán ra tại nhiều mã khác, khiến sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử, kéo VN-Index mất hơn 28 điểm. Tuy nhiên, điểm tích cực là lực cầu khá tốt, giúp thanh khoản tăng, tạo kỳ vọng vào khả năng phục hồi trở lại trong phiên hôm nay.
Tuy nhiên, chứng khoán thế giới tối qua lại có thêm phiên lao dốc khi giá dầu thô liếp tục sụp đổ với giá dầu thô tương lai Brent giảm xuống mức thấp nhất hơn 18 năm.
Với diễn biến trên, nhóm cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục bị bán mạnh ngay khi mở cửa phiên sáng nay, kéo theo làn sóng bán ra ở nhiều mã khác, đẩy VN-Index giảm hơn 16 điểm, lùi về thử thách ngưỡng 750 điểm.
Tuy nhiên, tại ngưỡng hỗ trợ này, lực cầu bắt đáy gia tăng, trong khi lượng cung giá thấp được tiết giảm, đã kéo nhiều mã trở lại, PVD, PVT, PVX, PXS thoát khỏi mức sàn, đà giảm của GAS, PLX cũng hãm đà rơi. Không chỉ nhóm dầu khí, nhiều mã khác cũng quay đầu tăng, hoặc hãm đà giảm như CTG, VPB, MBB, POW, MSN..., giúp VN-Index quay đầu hồi phục và đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 1,97 điểm ( 0,26%), lên 768,81 điểm với 153 mã tăng và 175 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 145,3 triệu đơn vị, giá trị 2.345,6 tỷ đồng, giảm 39% về khối lượng và 33,5% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,8 triệu đơn vị, giá trị 364 tỷ đồng.
Lực cầu trong nước mạnh giúp HPG có giao dịch sôi động và đứng đầu về thanh khoản trong phiên sáng nay với 6,3 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 3,22% lên 20.850 đồng. Trong đó, khối ngoại bán ròng 0,74 triệu đơn vị.
Cổ phiếu cùng ngành là HSG lại đảo chiều ngoạn mục từ sắc đỏ khi mở cửa đã lên mức trần 6.670 đồng khi chốt phiên với 5,69 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần tới hơn 2 triệu đơn vị.
NKG cũng tăng mạnh 5,08% lên 5.590 đồng với hơn 0,6 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi các mã cùng ngành khác như POM, TLH, SMC, VIS, DTL... ít biến động, hoặc chưa có giao dịch.
Trong nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa, trong nhóm ngân hàng VCB giảm 1,4% xuống 70.500 đồng, còn lại các mã khác đều đảo chiều tăng mạnh. Cụ thể, BID tăng 6,77% lên 37.050 đồng, CTG tăng 3,46% lên 19.450 đồng, TCB tăng 0,59% lên 16.950 đồng, VPB tăng 3,32% lên 20.200 đồng, MBB tăng 1,92% lên 15.950 đồng, HDB tăng 2,99% lên 20.700 đồng, EIB tăng 0,33% lên 15.200 đồng, STB tăng 1,22% lên 9.100 đồng, TPB tăng 2,33% lên 17.600 đồng.
Với các mã khác, VIC, VHM, VNM, GAS, VJC, VRE, NVL, PLX, HVN... giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là VRE mất 3,89% xuống 23.450 đồng, GAS và PLX giảm hơn 2%. Ngược lại, SAB, MSN, GVR, MWG, BVH, FPT, POW tăng giá.
Trong nhóm này, ngoài HPG, STB có giao dịch mạnh tiếp theo với 5,73 triệu đơn vị. Các mã POW, CTG, MBB, VPB có thanh khoản từ hơn 3 triệu đến hơn 4 triệu đơn vị.
PVD dù thoát mức sàn, nhưng cũng còn giảm khá mạnh khi đóng cửa mất 5,35% xuống 9.200 đồng, khớp 5,7 triệu đơn vị.
Trong các mã thị trường, ROS chỉ còn giảm 2,79% xuống 3.490 đồng với 5,91 triệu đơn vị được khớp, đầu phiên có lúc đã xuống sát mức sàn. Trong khi đó, FLC, DLG, HQC, HAI, AMD lại có được sắc xanh.
Cặp đôi cổ phiếu phân bón DPM và DCM cũng có biến động mạnh sáng nay khi có lúc giảm sâu, nhưng đóng cửa DPM tăng 2,7% lên 15.200 đồng, khớp 2,48 triệu đơn vị. DCM tăng 6,71% lên 7.950 đồng, khớp 2,2 triệu đơn vị, nếu may mắn mã này còn đóng cửa ở mức trần 7.970 đồng.
Diễn biến trên sàn HNX cũng tương tự khi HNX-Index lao dốc ngay đầu phiên xuống dưới 102,3 điểm, nhưng sau đó bật lại khá nhanh và mạnh, đóng cửa trong sắc xanh.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,3 điểm ( 0,29%), lên 105 điểm với 53 mã tăng và 66 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 29,6 triệu đơn vị, giá trị 250 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,6 triệu đơn vị, giá trị 42 tỷ đồng.
Trong các mã lớn, ACB hồi phục tốt 1,52% lên 20.100 đồng, khớp 1,64 triệu đơn vị, VCS tăng 1,88% lên 59.700 đồng, VIF tăng 4,14% lên 15.100 đồng. Trong khi đó, đà giảm của SHB hãm lại, chỉ còn giảm 0,64% xuống 15.600 đồng, khớp chỉ 0,68 triệu đơn vị, PVS giảm 2,56% xuống 11.400 đồng, khớp 3,3 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu nhỏ KLF lại nổi sóng với mức khớp hơn 7,6 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần (1.700 đồng) gần 2 triệu đơn vị.
UPCoM cũng có diễn biến tương tự 2 sàn niêm yết và đóng cửa UPCoM-Index tăng 0,08 điểm ( 0,17%), lên 51,27 điểm với 66 mã tăng và 65 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,88 triệu đơn vị, giá trị 148 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,4 triệu đơn vị, giá trị 28 tỷ đồng.
BSR, LPB và OIL là 3 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị trên UPCoM sáng nay, trong đó BSR đứng đầu với 3,35 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,72% xuống 5.700 đồng. LPB tăng 1,47% lên 6.900 đồng, khớp 1,5 triệu đơn vị. OIL giảm 5,48% xuống 6.900 đồng, khớp 1,08 triệu đơn vị.
T.Lê
Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của TPBank đạt 809 tỷ đồng, tăng trưởng 19% Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 vừa công bố của TPBank (TPB - sàn HOSE) cho biết, lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng đạt tương ứng 1.009 tỷ đồng và 809 tỷ đồng, tăng 18% và 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 31/03/2020, tổng tài sản của TPBank chỉ tăng 7% so với đầu...