Nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng âm trong quý đầu năm
Tăng trưởng tín dụng toàn ngành chậm lại rõ rệt so với cùng kỳ, thậm chí ở một số ngân hàng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng còn âm.
Theo con số mới được công bố, tính đến ngày 17/4/2019, tăng trưởng tín dụng ở mức 3,23% so với đầu năm. Con số này thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tính đến hết tháng 4 năm ngoái, theo số liệu công bố của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thì tăng trưởng tín dụng là 4,3%. Trong khi con số được Ngân hàng Nhà nước công bố thì là 5%. Còn 4 tháng đầu năm 2017, con số này lên tới 5,76%.
Việc tăng trưởng tín dụng chậm lại cũng được phản ánh khá rõ trong báo cáo tài chính quý I của các ngân hàng. Theo đó, cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank) đã giảm từ mức gần 865 nghìn tỷ hồi cuối năm 2018 xuống chỉ còn gần 861,6 nghìn tỷ, tức giảm hơn 3.300 tỷ đồng. Cả năm 2019, Vietinbank chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6-7%, bằng một nửa so với các ngân hàng lớn khác.
Tại Eximbank, quý đầu năm nay tín dụng cũng tăng trưởng âm 2,9%, xuống mức 99.944 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng giảm tới 38% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Quốc Dân (NCB) tăng trưởng dư nợ cho vay cũng là -2,5%, khiến tăng trưởng thu nhập lãi thuần giảm mạnh tới 22,88%.
Video đang HOT
Dù bị siết chỉ tiêu nhưng nhiều ngân hàng vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng cao
Tín dụng toàn ngành tăng trưởng chậm lại có thể xuất phát từ chính sách siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước khi kế hoạch cho cả năm 2019 chỉ ở mức 14%. Với chính sách này, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất cũng chỉ là 15%, thuộc về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Một số ngân hàng thuộc diện phải tái cơ cấu thì chỉ tiêu ở mức rất thấp, chỉ khoảng 7%.
Với diễn biến này, dự đoán tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ khó bứt phá, kéo theo tăng trưởng lợi nhuận cũng sẽ không đột biến. Dù vậy, tại đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra, nhiều ngân hàng vẫn bày tỏ hy vọng được “nới room” tín dụng ở mức cao, nhất là các ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basel II.
Chẳng hạn như Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng đến 35%, bao gồm cả cho vay khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. OCB thì đặt chỉ tiêu tăng trưởng đến 30%, TPBank đưa ra con số từ 20 – 30%, HDBank là 24%…
Với việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp sẽ có ưu tiên hơn về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới đối với nhóm các ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II thì các con số mà các ngân hàng trên đưa ra không phải không có cơ sở.
Trước đó hồi đầu năm, tham gia khảo sát của Vụ dự báo thống kê Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng bình quân toàn ngành năm nay khoảng 15,27% – cao hơn so với mục tiêu tín dụng 14% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Theo anninhthudo.vn
Ngân hàng Phương Đông bị cổ đông "truy" vì tiếp tục lỡ hẹn niêm yết?
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng Phương Đông (OCB) diễn ra cận kề kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5, nhiều cổ đông đã gay gắt đã chất vấn và "truy" Hội đồng quản trị (HĐQT) OCB về việc lỡ hẹn kế hoạch niêm yết.
Theo cổ đông, HĐQT chậm chấn, không đưa cổ phiếu lên sàn sớm hơn, khi giá cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở mức cao khiến cổ đông không hài lòng.
Sợ bất lợi về giá cổ phiếu, HĐQT Ngân hàng Phương Đông lại thất hứa với cổ tức về kế hoạch niêm yết đã được đặt ra từ năm này qua năm khác.
Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT OCB khẳng định hoàn toàn không có chuyện không muốn niêm yết mà chỉ cân nhắc thời điểm lên sàn để tốt cho việc quản trị điều hành và cả cổ đông. Bởi nếu tính ở nhóm các ngân hàng có mức lợi nhuận trên 2.000 tỷ đồng, OCB là một trong rất ít ngân hàng còn "room" vốn ngoại.
Do đó, việc tìm kiếm, kêu gọi cổ đông chiến lược để gia tăng năng lực tài chính của ngân hàng nhằm tạo vị thế, định vị cổ phiếu rồi mới niêm yết, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng được HĐQT cân nhắc y "Năm 2017, OCB định lên sàn UPCoM, năm 2018 định chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) nhưng từ quý II năm ngoái, thị trường thay đổi rất lớn. Một vài ngân hàng đã hoàn thành bán cho nước ngoài, niêm yết lên sàn nhưng bị lỗ vì giá cổ phiếu giảm mạnh. Do đó, những ngân hàng có nhu cầu nhưng đi sau như OCB rất bất lợi, gần như không còn được chào đón" - ông Tuấn thông tin.
Chưa hài lòng về câu trả lời của đại diện HĐQT OCB, cổ đông tiếp tục chất vấn xoay quanh vấn đề niêm yết là mốc thời gian cụ thể ngân hàng này sẽ đàm phán xong với nhà đầu tư nước ngoài để đạt được thoả thuận, từ đó tiến hành niêm yết.
Chủ tịch OCB trả lời: "Việc đàm phán mất nhiều thời gian, chưa kể phải đàm phán với nhiều đối tác khác nhau. Về thời gian, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất và cuối quý 3/2019. Nói tóm lại, OCB sẽ cố gắng niêm yết trong năm nay, với sự cố gắng rất cao của HĐQT nhiều khả năng sẽ không chậm trễ hơn nữa"- Chủ tịch OCB nói thêm.
Năm 2018, OCB đạt lợi nhuận trước thuế 2.202 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 100.047 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 87.914 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 71.158 tỷ đồng; dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt 57.800 tỷ đồng.
Năm 2019, OCB đặt kỳ vọng tăng trưởng 30% đối với các chỉ tiêu hoạt động (trong điều kiện được cơ quan quản lý chấp thuận giới hạn tăng trưởng tín dụng), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu thuần ở mức 37%, lợi nhuận trước thuế 3.200 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với năm 2018. Tổng tài sản dự đạt 120.047 tỷ đồng, tăng gần 20%; tổng nguồn vốn huy động đạt 105.980 tỷ đồng, tăng 21%. Huy động thị trường 1 đạt 88.380 tỷ đồng, tăng 24%. Dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt 75.253 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018.
Theo kinhtedothi.vn
Ngân hàng giảm tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 Sau năm 2018 bứt phá, nhiều ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong năm 2019 và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm ngoái. Tại đại hội cổ đông Techombank mới diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận này...