Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút vốn
Bước sang tháng đầu tiên của năm 2022, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã có sự điều chỉnh tăng nhẹ.
Trong tháng đầu năm mới 2022, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã có sự điều chỉnh theo hướng đi lên để thu hút tiền nhàn rỗi của người dân nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay cuối năm, trong bối cảnh dòng tiền đang chảy nhiều vào thị trường chứng khoán và bất động sản.
Một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động ở một số kỳ hạn để thu hút tiền nhàn rỗi của người dân nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay cuối năm. (Ảnh minh họa: KT)
Cụ thể, lãi suất ngân hàng VPBank đã điều chỉnh lãi suất huy động vốn tăng ở các kỳ hạn nhất định. Khung lãi suất tiết kiệm áp dụng cho hình thức gửi tại quầy từ 3,2%/năm đến 6,3%/năm, lần lượt áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng. Với hạn mức từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng, lãi suất từ 3,7%/năm đến 5,7%/năm, tăng từ 0,1 đến 0,6 điểm phần trăm so với tháng trước. Với hạn mức từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất hiện nằm trong khoảng 3,9%/năm – 6,3%/năm, tăng từ 0,3%/năm đến 0,9%/năm.
Kênh tiền gửi online tại VPBank cũng điều chỉnh tăng so với tháng trước. Phạm vi lãi suất tiền gửi cho khách hàng khi gửi online được triển khai trong khoảng 3,5%/năm – 6,5%/năm, tương ứng cho từng kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng.
Video đang HOT
Tại Techcombank, lãi suất đầu tư cập nhật ngày 06/01/2022: Kì hạn 3 tháng là 6,5%/năm; kì hạn 6 tháng là 7,06%/năm, và kỳ hạn 12 tháng là 8,19%/năm
Lãi suất tại ngân hàng OceanBank cũng tăng tại nhiều kỳ hạn trong tháng 1/2022, áp dụng cho cả hai hình thức gửi tiền tại quầy và thông qua kênh online (sẽ nhận cùng lãi suất trong khoảng 3,6 – 6,6%/năm). Lãi suất huy động của OceanBank dành cho hai kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng hiện ở mức 6,55%/năm và 6,4%/năm, lần lượt tăng 0,45 điểm % và 0,3 điểm % so với tháng trước.
Ngân hàng MSB cũng đang huy động với lãi suất cao nhất là 7%/năm với khoản tiền gửi từ 200 tỷ đồng, kỳ hạn 12 và 13 tháng.
Trong khi đó, các ngân hàng Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank cũng đồng loạt áp dụng mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng tiền gửi từ khu vực dân cư có xu hướng giảm mạnh, từ mức 7,5% vào năm 2020 còn khoảng 4% trong năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang được duy trì ở mức nền thấp, chỉ dao động 3% – 4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7% – 5%/năm đối với kỳ hạn 6 – 12 tháng và 4,2% – 6,5%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng.
Thời gian gần đây, dòng tiền chảy mạnh vào lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. (Ảnh minh họa: KT)
Giới phân tích thị trường đánh giá, lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, một phần để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trở lại ngân hàng thay vì đổ vào các kênh đầu tư khác, như chứng khoán và bất động sản.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Cấn Văn Lực, động thái tăng lãi suất huy động những ngày qua chỉ diễn ra ở một số ngân hàng và chủ yếu do tính thời vụ cuối năm, không phải xu hướng chung.
TS. Cấn Văn Lực nhận định, trước mắt lãi suất cho vay có thể chịu áp lực tăng nhưng về cơ bản vẫn sẽ ổn định theo định hướng chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định lãi suất cho vay. Thậm chí, các ngân hàng còn phấn đấu giảm nhẹ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Ở một góc nhìn khác, báo cáo vĩ mô và dự báo thị trường năm 2022 của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại cho rằng, mặt bằng lãi suất năm nay khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng tăng nhẹ trở lại quanh ngưỡng 0,25-0,5%, nhất là trong nửa cuối của năm 2022.
Nguyên nhân lãi suất tăng được VNDirect lý giải là do nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên tín dụng tăng và áp lực lạm phát trong năm 2022. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn khác như bất động sản và chứng khoán cũng có thể khiến lãi suất đi lên trong năm tới.
C.Ty CP sữa Hà Nội bị phạt trong lĩnh vực chứng khoán
Mới đây, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội với số tiền 85 triệu đồng.
Hanoimilk từng là thương hiệu lớn trên thị trường sữa trong nước. Ảnh TL.
Cụ thể, Sữa Hà Nội bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin đối với báo cáo tài chính (BCTC) năm 2020, 2019, 2018, 2017 đã được kiểm toán, BCTC bán niên soát xét năm 2020, 2019, Báo cáo thường niên năm 2020, 2019, báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2017.
Công ty cũng công bố thông tin không đúng thời hạn đối với BCTC Quý II/2019, Báo cáo thường niên năm 2018, BCTC bán niên đã được soát xét năm 2016, BCTC năm 2016 đã được kiểm toán, BCTC bán niên đã được soát xét năm 2017; báo cáo không đúng thời hạn đối với BCTC kiểm toán năm 2015, Báo cáo thường niên năm 2015, BCTC quý I/2016, quý II/2016, quý III/2016, BCTC bán niên năm 2016 đã được soát xét, BCTC bán niên năm 2017, BCTC năm 2016 đã được kiểm toán, BCTC quý IV/2016, Báo cáo thường niên năm 2016 và BCTC quý I/2017. Quyết định này có hiện lực kể từ ngày 28/12/2020.
Hanoimilk từng là thương hiệu lớn trên thị trường sữa trong nước, với những sản phẩm sữa mang nhãn hiệu IZZI, Yotuti, Sữa tươi Hanoimilk 100%... Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016, Hanoimilk từng cho biết nuôi tham vọng trở thành một trong ba doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam và là công ty số một về các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em. Dù vậy, nhiều năm niêm yết trên sàn chứng khoán lại cho thấy điều ngược lại...
Trên thị trường, cổ phiếu HNM chính thức niêm yết trên sàn HNX từ cuối tháng 12/2006 với giá tham chiếu ngày chào sàn 61.000 đồng/cổ phiếu và đã rơi xuống mức giá 4.500 đồng/cổ phiếu trước khi tạm ngừng giao dịch do không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện bị kiểm soát và tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diên bị kiểm soát.
Công ty này từng nhiều lần chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán nhiều năm liên tiếp dẫn đến bị huỷ niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ tháng 6/2020. Theo đó, 20 triệu cổ phiếu HNM, tương đương giá trị 200 tỷ đồng theo mệnh giá đã bị hủy niêm yết trên sàn HNX để chuyển sang sàn UPCoM.
Bổ sung quy định xử phạt hành chính lĩnh vực chứng khoán Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa: Hoàng Hải/TTXVN Trong đó, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều...