Nhiều ngân hàng lo lắng lợi nhuận tăng trưởng âm
Cùng xu hướng đánh giá tình hình kinh doanh không thuận lợi, số tổ chức tín dụng quan ngại lợi nhuận trước thuế tăng trưởng âm năm 2020 đang tăng lên.
Ảnh minh họa.
Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) do Vụ dự báo Thống kê NHNN thực hiện mới đây cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa khi tỷ lệ TCTD nhận định tình hình kinh doanh “suy giảm” cao gấp đôi so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.
Mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm
Cụ thể, theo kết quả điều tra, 50% TCTD đặt kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong quý III/2020 sẽ “tăng”, thấp hơn so với 59,2% TCTD kỳ vọng tại quý trước.
Nhu cầu vay vốn của khách hàng vẫn được đánh giá “tăng” nhiều hơn nhu cầu dịch vụ thanh toán và gửi tiền (45,3% TCTD kỳ vọng).
Hệ thống TCTD tiếp tục kỳ vọng giảm giá bình quân sản phẩm và dịch vụ trong quý IV/2020 (20,8% TCTD) và cả năm 2020 (42,6% TCTD).
Trong đó, tập trung giảm lãi suất biên nhiều hơn so với phí dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh giảm giá bình quân sản phẩm và dịch vụ của các TCTD đang chậm lại cho thấy khả năng dư địa để giảm giá sản phẩm dịch vụ đang thu hẹp lại.
Các TCTD kỳ vọng trạng thái thanh khoản tiếp tục được cải thiện trong quý IV/2020 nhưng có thể ảnh hưởng do yếu tố thời vụ.
Video đang HOT
Nhận định năm 2020, 54,6% TCTD đánh giá tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện so với năm 2019.
Tiếp tục xu hướng dự báo của kỳ trước, tại kỳ điều tra này, mặt bằng lãi suất huy động-cho vay được kỳ vọng giảm trong quý IV/2020 và cả năm 2020. Bình quân chung toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng giảm 0,1 điểm phần trăm trong quý IV/2020.
Trong quý III/2020, TCTD tiếp tục đánh giá rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng “tăng” và dự kiến tiếp tục tăng trong quý IV/2020 (23,1% TCTD) và cả năm 2020 (53,3% TCTD lo ngại) so với năm 2019 nhưng mức độ tăng chậm lại.
Hai nhóm khách hàng được TCTD đánh giá có mức độ rủi ro “tăng” cao hơn là nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng là Công ty cổ phần, TNHH và doanh nghiệp tư nhân (50-52,9% TCTD đánh giá).
Trong quý III/2020, 58% TCTD đánh giá tổng thể các nhân tố nội tại của đơn vị đã góp phần giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị và dự kiến trong năm 2020, 62,6% TCTD dự kiến các nhân tố chủ quan tiếp tục giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị, trong đó các nhân tố dự kiến có ảnh hưởng quan trọng nhất là “ Chính sách và năng lực quản trị rủi ro của đơn vị” và “Khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm của đơn vị”.
Tuy nhiên vẫn có 9,3% TCTD dự kiến tổng thể các nhân tố nội tại làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2020, chủ yếu là do nhân tố “năng lực tài chính của đơn vị” và “Chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị”.
Các chính sách điều hành (tín dụng, lãi suất, tỷ giá) thời gian qua của NHNN được các TCTD đánh giá là nhân tố tác động cải thiện tình hình kinh doanh của TCTD (50% TCTD lựa chọn).
Đồng thời, TCTD cũng đánh giá “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” có chuyển biến tích cực hơn trong quý III/2020 và kỳ vọng trong cả năm 2020.
Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 3,4% trong quý IV/2020 và tăng 8,7% trong năm 2020.
Đa số các nhóm TCTD nâng mức dự báo về tăng trưởng huy động vốn năm 2020 so với kỳ điều tra tháng 6/2020, nhưng vẫn thấp hơn so với mức tăng thực tế và kỳ vọng của cùng kỳ năm trước. Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm được dự báo tăng cao hơn kỳ hạn dưới 1 năm.
Dự báo tăng trưởng tín dụng đạt 11,4% cho cả năm 2020
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng 4,7% trong quý IV/2020 và tăng 11,4% trong năm 2020.
So với kỳ điều tra tháng 6/2020, nhóm NHTMCP nhỏ, nhóm NHTMCP lớn và nhóm ngân hàng nước ngoài đều tăng mức kỳ vọng về tăng trưởng tín dụng của đơn vị mình trong năm 2020.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, tình hình kinh doanh trong quý III/2020 chưa cải thiện được như kỳ vọng của các TCTD tại cuộc điều tra tháng 6/2020, tỷ lệ TCTD nhận định tình hình kinh doanh “suy giảm” cao gấp đôi so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.
Quý IV/2020 được nhiều TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh “cải thiện” (67,6% TCTD) hơn các quý trước. Tuy nhiên, dự kiến cả năm 2020, số TCTD đánh giá tình hình kinh doanh năm 2020 “suy giảm nhẹ” so với năm 2019 tiếp tục tăng so với kỳ điều tra trước, có 48,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể “cải thiện” hơn so với năm 2019..
Cùng xu hướng đánh giá tình hình kinh doanh không thuận lợi, số TCTD quan ngại lợi nhuận trước thuế tăng trưởng âm năm 2020 tăng lên dẫn đến kỳ vọng bình quân về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống tiếp tục điều chỉnh giảm so với các kỳ điều tra trước.
Tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ xấu của MBB cũng lên cao
Tại thời điểm cuối tháng 6, tiền gửi khách hàng của MBB tăng trưởng âm, nợ xấu lại tăng cao.
Trong quý 2, thu nhập lãi thuần hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) nhích nhẹ 5% lên mức 4.624 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng khá gần 11% khi đạt 18 1 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư đặc biệt tăng vọt 168% lên 217 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng khá 28% lên 538 tỷ đồng. Hay thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 59% khi đạt 68 tỷ đồng.
Chỉ riêng hoạt động dịch vụ lãi thuần ghi nhận giảm 10% xuống mức 945 tỷ đồng. Do đó, tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của MBB tăng 7,5% lên 4.139 tỷ đồng.
Thêm vào đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm 13% về còn 1.217 tỷ đồng.
Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của MBB tăng gần 20% khi đạt 2.389 tỷ đồng trong quý 2. Đây cũng là mức lợi nhuận tính theo quý cao nhất từ trước đến nay của MBB.
Luỹ kế 6 tháng, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng khá 16% lên mức 8.428 tỷ đồng.
Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng mạnh 40% lên 3.309 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng của MBB đạt 4.172 tỷ đồng, tăng hơn 6% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/6/2020, tài sản của MBB tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng lên 421.635 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 261.384 tỷ đồng, tăng 4,4%; các khoản lãi phí phải thu lại giảm gần 4% về mức 3.629 tỷ đồng.
Về mặt huy động, tiền gửi của khách hàng giảm 5,6% về mức 257.378 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, nợ xấu của MBB ở mức 3.577 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với đầu kỳ, trong đó nợ có khả năng mất vốn gấp hơn 2,7 lần khi chiếm 1.694 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,15% lên 1,36%.
Trước đó hồi tháng 6, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, vì đại dịch Covid-19 có thể sẽ gây thiệt hại lớn hơn đến lợi nhuận của ngân hàng trong quý 2/2020, SSI đã điều chỉnh giảm ước tính cho năm 2020 với lợi nhuận trước thuế của MBB giảm 6,6% so cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính hồi phục lên 21,5% trong năm 2021.
Xuất khẩu cá tra bao giờ thoát tăng trưởng âm? Khi mà các thị trường đến nay vẫn còn bị ảnh hưởng của Covid-19 thì tăng trưởng âm của xuất khẩu cá tra là khó tránh khỏi. Nhưng ít ra các doanh nghiệp trong ngành hàng cá tra cũng cần soi lại điểm yếu của mình nhằm phục hồi tốt hơn. Đánh giá từ chuyên viên phân tích thuỷ sản cho thấy giá...