Nhiều ngân hàng ‘lỡ hẹn’ lên sàn
Hàng loạt ngân hàng kế hoạch lên sàn chứng khoán hoặc UPCoM nhưng đến hẹn vẫn bặt tăm.
Ngân hàng Phương Đông lỡ hẹn lên sàn trong năm vừa qua
OCB
Bỏ lỡ kế hoạch
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến hết năm 2918 vẫn có hơn 410 doanh nghiệp chưa đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định. Trong số đó có nhiều ngân hàng như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank)…
Hiện nay, có 17 ngân hàng đã niêm yết trên hai sàn chứng khoán và giao dịch trên UPCoM như Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Công thương, Techcombank… Như vậy vẫn còn gần một nửa số ngân hàng vẫn chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch tập trung.
Video đang HOT
Trong năm 2018, có gần chục ngân hàng lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu nhưng hết năm chỉ có 3 ngân hàng thành công đó là Techcombank, HDBank và TPBank.
Một số ngân hàng đã xúc tiến kế hoạch lên sàn như Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đưa ra kế hoạch niêm yết trên sàn TP.HCM trong quý cuối cùng nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin mới. Hay Ngân hàng Nam Á cũng được Đại hội cổ đông thông qua việc đăng ký giao dịch trên UPCoM. Đến cuối tháng 10.2018, ngân hàng cũng tạm dừng thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu để hoàn tất thủ tục nhưng đến nay vẫn chưa xong. Tương tự, Đại hội cổ đông năm 2018 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) cũng thông qua việc lên sàn UPCoM nhưng cổ đông sẽ vẫn tiếp tục chờ…
Theo quy định tại Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13.11.2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM không muộn hơn ngày 31.12.2016. Điều này nhằm nâng cao tính minh bạch trong các giao dịch mua bán cổ phiếu, cũng như về các báo cáo tài chính. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhiều lần có công văn nhắc nhở các nhà băng đưa ra lộ trình lên sàn cụ thể và bám sát chủ trương này. Dù vậy, trong 3 năm qua chỉ một số ngân hàng thực hiện điều này trong khi hầu hết các ngân hàng nhỏ vì án binh bất động.
Cổ phiếu ngân hàng hết “hot”?
Dù không còn được gọi là “cổ phiếu vua” nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn luôn nằm trong rổ đầu tư của các tổ chức, các quỹ đầu tư cũng như được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Cổ phiếu ngân hàng hết thời “vua” với nhiều mã đang ở giá thấp
GIA KHIÊM
3 cổ phiếu ngân hàng đã lên sàn TP.HCM trong đầu năm 2018 gồm HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM, TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong và TCB của Techcombank cho thấy điều đó. HDB đã từng đạt giá đỉnh cao lên trên 50.000 đồng/cổ phiếu ngay sau khi niêm yết không lâu khiến nhiều cổ đông vui mừng. Tuy nhiên với làn sóng sụt giảm chung, HDB đang ở giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Tương tự, TPB cũng đang ở giá 20.750 đồng/cổ phiếu, thấp hơn khoảng 37% so với giá lúc chào sàn. Hay TCB đang ở giá 26.500 đồng/cổ phiếu cũng thấp hơn khoảng 23% so với giá lúc chào sàn (tính theo giá quy đổi chia thưởng, chia cổ tức…). Tuy nhiên bước sang đầu năm 2019, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có một đợt “sóng” tăng khá tốt.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Everest – phân tích: Thị trường không còn là cơ hội để “lăng xê” hay kỳ vọng đẩy giá cổ phiếu lên cao nên có thể các cổ đông nhỏ mới thật sự muốn đưa cổ phiếu lên sàn để dễ dàng giao dịch. Trong khi người điều hành thường e ngại vì chịu nhiều áp lực hơn, nhất là trong việc công bố thông tin. Tuy vậy, thương hiệu, hình ảnh của ngân hàng sẽ gia tăng hơn khi niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo Báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hiện có chất lượng tài sản ở mức tốt. Rủi ro nợ xấu quay lại nội bảng trong năm nay là không lớn. Hoạt động tín dụng trong chiều hướng cải thiện hiệu quả. Tuy nhiên, công ty này cho rằng nguồn thu đột biến sẽ không còn nhiều như năm vừa qua và tăng trưởng của nhiều nhà băng chậm lại. Vì vậy lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng đang niêm yết được dự báo tăng 13,5% trong 2019.
Theo thanhnien.vn
Người khiếm thị sẽ được mở tài khoản thanh toán, sử dụng thẻ ngân hàng
Các ngân hàng thương mại nghiên cứu xây dựng quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và có biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với trường hợp người khiếm thị (người khuyết tật) nhằm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng này.
Người khiếm thị có nhu cầu mở thẻ ATM, tài khoản ngân hàng sẽ không còn bị làm khó (Ảnh: internet).
Đây là chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong văn bản số 8343/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm bảo đảm quyền lợi cho người khiếm thị khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng.
Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng; nghiên cứu xây dựng quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và có biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với trường hợp người khiếm thị (người khuyết tật) đề nghị mở tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành thẻ ngân hàng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có biện pháp tuyên truyền phù hợp, phổ biến tới toàn thể nhân viên và người quản lý có trách nhiệm, hướng dẫn người khiếm thị (người khuyết tật) trong quá trình đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng.
Đặc biệt lưu ý một số khó khăn mà người khiếm thị (người khuyết tật) có thể gặp trong việc cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết nhằm nhận biết khách hàng theo yêu cầu của pháp luật để hướng dẫn khách hàng khi thực hiện ký Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với ngân hàng; cũng như cảnh báo những rủi ro mà khách hàng có thể gặp trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tài sản cho khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng để chia sẻ, cập nhật thông tin về những khó khăn, vướng mắc, quy trình và biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng của người khiếm thị (người khuyết tật). Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần cảnh báo những rủi ro mà khách hàng có thể gặp trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ATM, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tài sản cho khách hàng.
Theo kiemsat.vn
Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc VietinBank Ngày 5/11 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã tổ chức Lễ công bố các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng giám đốc tại VietinBank. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trao Quyết định đại diện phần vốn Nhà nước tại VietinBank cho ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT và tặng hoa...