Nhiều ngân hàng lại lỡ hẹn lên sàn chứng khoán năm nay
Nhiều ngân hàng cho biết đang hoàn tất thủ tục để đưa cổ phiếu lên niêm yết hoặc giao dịch trên sàn UPCoM trong năm nay, nhưng
Sở GDCK TP.HCM (HOSE) mới đây đã nhận hồ sơ niêm yết gần 1,175 tỷ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB). MSB là ngân hàng đầu tiên nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE trong năm 2019.
Trong năm nay, Nam A Bank và OCB cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Chủ tịch HĐQT OCB – ông Trịnh Văn Tuấn cho hay, OCB sẽ không giao dịch cổ phiếu trên UPCoM, mà sẽ niêm yết ngay trên HOSE.
Thế nhưng, do điều kiện thị trường chứng khoán cuối năm 2019 diễn biến không thuận lợi nên OCB đã hoãn lại việc lên sàn.
Theo lãnh đạo OCB, việc niêm yết cần chọn thời điểm thích hợp để khi lên sàn giá cổ phiếu tăng, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các cổ đông. Hiện giá cổ phiếu OCB đang giao dịch trên thị trường tự do ở quanh mức 15.000 đồng/cổ phiếu.
Chia sẻ kế hoạch niêm yết trong thời gian tới, ông Tuấn thông tin, OCB sẽ niêm yết trong năm 2020 khi thị trường chứng khoán thuận lợi hơn và trước đó sẽ chốt tỷ lệ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.
Video đang HOT
Hiện room dành cho nhà đầu tư nước ngoại tại OCB còn nhiều khi mới có một quỹ đầu tư thuộc Tập đoàn Vina Capital nắm tỷ lệ 5%.
Với Nam A Bank, kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán trong năm nay nhiều khả năng cũng sẽ không diễn ra như dự kiến.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Nam A Bank đã trình cổ đông thông qua kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại và niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức, song đến thời điểm này vẫn chưa có động tĩnh mới.
Thực tế, Nam A Bank đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 24/10/2018 để chuẩn bị giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, nhưng sau đó thông báo thay đổi ngày chốt danh sách cổ đông.
Tổng giám đốc Nam A Bank – ông Trần Ngọc Tâm cho hay, ngày chốt danh sách cổ đông mới để lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ được thông báo đến cổ đông trong thời gian sớm nhất.
Với VIB và LienVietPostBank, 2 ngân hàng này có kế hoạch chuyển giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM sang niêm yết trên HOSE từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện và khả năng khó kịp trong năm nay.
Trong Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 2/2019 đã đề ra một loạt giải pháp, trong đó có việc bắt buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đến hết năm 2020 nhằm đa dạng cơ sở hàng hóa cho thị trường này.
Yêu cầu “lên sàn” đối với các cổ phiếu ngân hàng đã được đề ra trước đó tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018.
Để thực hiện yêu cầu trên, các nhà băng đã có nhiều nỗ lực từ đầu năm đến nay, song vẫn chưa thể hoàn thành.
Chẳng hạn, Viet Capital Bank đã được Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã BVB trong tháng 9/2019. Ngân hàng có vốn điều lệ 3.171 tỷ đồng, tương ứng 317.1 triệu cổ phiếu BVB được lưu ký.
Viet Capital Bank đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM, song hiện vẫn chưa thực hiện. Ngay với MSB, cho dù HOSE đã nhận hồ sơ niêm yết, song theo một nguồn tin từ nhà băng này, việc chính thức niêm yết cũng phải đợi sang năm.
Hiện tại, trong số 31 ngân hàng đang hoạt động, mới có 17 cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch trên sàn chứng khoán, trong đó 10 cổ phiếu được giao dịch trên HOSE gồm VCB, CTG, BID, TCB, MBB, VPB, HDB, EIB, STB, TPB; 3 cổ phiếu trên HNX là ACB, SHB NVB và 4 cổ phiếu trên UPCoM là LPB, VIB, VBB, BAB.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Nam A Bank: Đã hoàn tất mở mới 35 điểm kinh doanh, lợi nhuận 9 tháng tiếp tục tăng trưởng tốt
Nam A Bank vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với hàng loạt chỉ tiêu khả quan. Có được kết quả này là trong thời gian qua, Nam A Bank đã mở rộng mạng lưới, tăng cường "số hóa" sản phẩm dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Vừa qua 2/3 chặng đường kinh doanh của năm 2019 (tính đến ngày 30/09/2019), một số chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của Nam A Bank có sự tăng trưởng tốt như: Tổng tài sản đạt 87.820 tỷ đồng (tăng gần 13.000 tỷ đồng so với đầu năm); huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 69.145 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.024 tỷ đồng; ... Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 574 tỷ đồng. Các chỉ tiêu khác như thu nhập lãi thuần và lãi hoạt động dịch vụ cũng có những tín hiệu tích cực.
Một số chỉ tiêu như kinh doanh ngoại hối, lãi từ mua bán chứng khoán... chưa đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra nên nhìn chung Nam A Bank vẫn tiếp tục phát triển bền vững và có những bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là giai đoạn Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong 5 năm trở lại đây và luôn đáp ứng các chỉ số an toàn, thanh khoản và chuẩn mực của ngành. Đặc biệt, việc kiểm soát rủi ro được Nam A Bank chú trọng và đặt lên hàng đầu, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát dưới 3%.
Bên cạnh đó, Nam A Bank cũng đã hoàn thành chiến lược mở mới 35 đơn vị kinh doanh theo kế hoạch đã được NHNN Việt Nam phê duyệt từ tháng 10/2018, "phủ sóng" thương hiệu tại các tỉnh thành trọng điểm từ Bắc đến Nam. Song song đó, Nam A Bank tiếp tục đẩy mạnh công nghệ để gia tăng tiện ích các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Với những bước đi chắc chắn trong hoạt động kinh doanh, vừa qua, Nam A Bank đã được NHNN Việt Nam chấp thuận thực hiện tăng vốn điều lệ và nhận Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2017-2018 của Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp Ngân hàng tăng cường nền tảng tài chính tốt để sẵn sàng cho việc phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Lãnh đạo Nam A Bank cho biết:"Thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Nam A Bank tiếp tục tăng trưởng tốt, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản luôn được cơ cấu lại theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, mạng lưới Nam A Bank cũng được mở rộng theo mô hình ngân hàng hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính tiện ích cho khách hàng. Trong thời gian tới, Nam A Bank sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động kinh doanh, triển khai nhiều chương trình ưu đãi nhằm giúp khách hàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong dịp cuối năm".
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Nam A Bank ghi tên vào danh sách các ngân hàng được áp dụng chuẩn Basel II trước thời hạn Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 theo chuẩn Basel II (quyết định số 2506/QĐ - NHNN ngày 29/11/2019). Nam A Bank vừa được cho phép áp dụng chuẩn Basel II trước thời hạn. Basel II là phiên bản thứ 2 của...