Nhiều ngân hàng giảm mục tiêu lợi nhuận
Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nhiều ngân hàng đã phải giảm mục tiêu lợi nhuận trong năm 2020.
Dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng. Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, kịch bản lạc quan ban đầu của các ngân hàng là dịch chỉ kéo dài đến hết quý I/2020, song hiện nay, lạc quan nhất là phải kéo dài hết quý II/2020. Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý III/2020 hoặc lâu hơn, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều ngân hàng giảm mục tiêu lợi nhuận.
Theo dự báo của các chuyên gia, tăng trưởng tín dụng trong tháng 3 tiếp tục giảm mạnh, dù các ngân hàng tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Trước đó, 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 0,06%, giảm mạnh so với mức tăng 1% của cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, một số ngân hàng đã có động thái điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận. NamABank vừa công bố báo cáo thường niên năm 2019. Đáng lưu ý, mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 của ngân hàng giảm 13,47% so với năm 2019, ở mức 800 tỷ đồng.
Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) BIDV tổ chức đầu tháng này, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, huy động vốn 2 tháng đầu năm 2020 giảm 1,6%, dư nợ tín dụng cũng giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2019. Mức giảm này tuy là quy luật thông thường của ngành ngân hàng trong các tháng đầu năm, nhưng cũng một phần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, khi tâm lý người dân, doanh nghiệp hạn chế vay vốn do sản xuất, kinh doanh khó khăn.
Tại ĐHCĐ năm 2020, BIDV vẫn giữ mục tiêu lợi nhuận riêng lẻ là 12.500 tỷ đồng. Lãnh đạo ngân hàng chia sẻ, con số này được xây dựng trên cơ sở dịch Covid-19 được kiểm soát tốt nhất vào cuối tháng 3. Nếu tình hình kiểm soát dịch khó khăn và phức tạp hơn, BIDV sẽ linh hoạt, xây dựng kịch bản xấu hơn, có thể đề nghị ĐHCĐ giao quyền, báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để có điều chỉnh thích hợp.
Mặc dù mục tiêu lợi nhuận chưa được nhiều ngân hàng công bố, nhưng nhìn vào mức độ tăng trưởng tín dụng giảm cũng có thể thấy được bức tranh không mấy sáng sủa của ngành ngân hàng. Đại diện NHNN cho biết, trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 0,06%, giảm mạnh so với mức tăng 1% của cùng kỳ năm trước, dù các ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất cùng kỳ trong 6 năm trở lại đây.
Theo đại diện các ngân hàng, hạn mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN giao cũng giảm đáng kể so với con số kế hoạch năm 2019. Tiêu biểu như BIDV đưa ra dư nợ tín dụng tăng trưởng 13%, nhưng NHNN yêu cầu mức 9% để đảm bảo chính sách tiền tệ.
NGỌC VY
Nợ xấu NamABank tăng 91%, lợi nhuận giảm
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019, ghi nhận tình hình nợ xấu tăng mạnh.
Qúy III/2019, thu nhập lãi thuần của NamABank đạt hơn 480 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Mảng dịch vụ mang về 19 tỷ đồng lãi thuần trong quý III và 58,9 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2019. Tuy nhiên, điều này khó chứng tỏ bức tranh kinh doanh khởi sắc khi nợ xấu tăng, chi phí rủi ro âm...
Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro của NamABank quý III/2019 âm hơn 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước con số này là dương 10 tỷ; lũy kế 9 tháng năm 2019, chi phí dự phòng rủi ro của nhà băng này là âm hơn 45 tỷ đồng, tăng hơn 35 tỷ đồng so với năm trước.
Chi phí hoạt động quý III/2019 cũng ở tình trạng âm hơn 353 tỷ đồng, tăng hơn 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 9 tháng năm 2019, khoản chi phí hoạt động này là âm hơn 980 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước hơn 100 tỷ đồng.
Nợ xấu NamAbank tăng 91%. Ảnh minh họa
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động của NamABank trong quý III âm hơn 370 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh, từ hơn 4.008 tỷ xuống còn 860 tỷ đồng trong quý III/2019. Đặc biệt, khoản lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư còn ghi nhận âm hơn 193 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm 2018 ghi nhận dương 4 tỷ đồng.
Kết thúc quý III/2019, lợi nhuận sau thuế của NamABank chỉ vỏn vẹn 102 tỷ đồng, giảm hơn 5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Nợ phải trả của ngân hàng này cũng lên tới 83 tỷ đồng, tăng hơn 13 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/09/2019, tổng tài sản của NamABank đạt hơn 87 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi khách hàng của NamABank đạt hơn 65 tỷ đồng, tăng gần 21% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 24% so với đầu năm lên mức gần 63 tỷ đồng. Nợ xấu của NamABank tính đến 30/9 là 1.496 tỷ đồng, tăng 91%, chiếm tỷ lệ 2,37%, cao hơn nhiều so với mức 1,54% hồi đầu năm.
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
NamABank đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 đi lùi 13% Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) vừa công bố báo cáo thường niên với mục tiêu đặt ra cho năm 2020 là 800 tỷ đồng lợi nhuận truớc thuế, giảm hơn 13% so với mức 925 tỷ của năm 2019. Cụ thể, trong năm 2020 này, NamABank sẽ tăng tổng tài sản thêm 22,5% tức lên 116.000 tỷ đồng. Huy động vốn cũng...