Nhiều ngân hàng công bố lên sàn
Đến cuối năm 2020 toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức.
MSB tăng trưởng mạnh về lợi nhuận bất chấp COVID-19. Ảnh: TTXVN
Trong tuần qua, nhiều ngân hàng đã chính thức công bố gia nhập sàn chứng khoán. Theo đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 có quy định đến cuối năm 2020 toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức.
Tuần qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). MSB đăng ký niêm yết 1.175 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng.
Theo MSB, việc thực hiện niêm yết sẽ giúp gia tăng giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng, nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của MSB cả trong nước và quốc tế.
Ngân hàng cũng đã được cổ đông phê duyệt việc bán cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư hiện hữu và cho người lao động trong phiên họp Đại hội cổ đông bất thường hồi cuối tháng 9/2020.
Video đang HOT
Các kế hoạch này cũng là tiền đề quan trọng để MSB hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh và định hướng chiến lược trong giai đoạn 2020-2023, đảm bảo các cam kết và quyền lợi tối ưu cho cổ đông, khách hàng và cán bộ nhân viên ngân hàng.
Tiếp sau MSB, HOSE tiếp tục nhận được hồ sơ đăng kí niêm yết của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB).
Cụ thể, OCB dự kiến niêm yết hơn 876 triệu cổ phiếu trên HOSE, tương ứng với giá trị thị trường theo mệnh giá là 8.767 tỷ đồng, bằng với số vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng.
Kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE đã được cổ đông ngân hàng thông qua trong Đại hội cổ đông thường niên 2020.
Còn tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hơn 389 triệu cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á ( Nam A Bank) đã chính thức lên sàn UPCoM vào cuối tuần qua. Giá tham chiếu NAB trong ngày giao dịch đầu tiên là 13.500 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch là hơn 3.890 tỷ đồng.
Trong tổng số hơn 389 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, có hơn 49,3 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng. Trong đó, đa phần là sổ cổ phần của thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc của Nam A Bank, số cổ phần này không được chuyển nhượng trong thời gian người đại diện đang đảm nhiệm chức vụ tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, hơn 1.000 cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng do đây là cổ phần lẻ phát sinh do làm tròn số trong đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Đại diện Nam A Bank cho biết: “Việc Nam A Bank chọn niêm yết trên sàn UPCoM thay vì lên sàn HoSE là để có lộ trình cọ xát từng bước nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Song song đó, việc niêm yết trên sàn UPCoM cũng giúp cổ phiếu Nam A Bank tăng tính thanh khoản, nâng cao vị thế trên thị trường, đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông”./.
Nhiều ngân hàng thông báo giảm lãi suất tiền gửi từ 1-10
Làn sóng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra sau quyết định điều chỉnh hàng loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước vào chiều 30-9, trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 2,12%, lạm phát được kiểm soát, bình quân 9 tháng ở mức 3,85%, Ngân hàng Nhà nước cho biết quyết định định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, từ 1-10, nhiều ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất huy động mới các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng thấp hơn nhiều so với trần quy định. Tại Kienlongbank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 3,55%/năm; 2 tháng 3,75%/năm và gửi từ 3-5 tháng là 3,95%/năm, giảm tối đa 0,6 điểm % so với trước đó.
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục giảm từ 1-10. Ảnh: Lam Giang
Tại OCB, lãi suất huy động cũng giảm khá mạnh khi kỳ hạn 1 tháng còn 3,75%/năm; 3 tháng 3,9%/năm và 6 tháng là 5,8%/năm, giảm tối đa 0,25 điểm % so với biểu lãi suất trước đó.
Lãi suất gửi kỳ hạn dài cũng được nhiều ngân hàng giảm thêm. Như tại Nam A Bank, biểu lãi suất huy động áp dụng từ 1-10, người gửi kỳ hạn 14-17 tháng lãi suất 7,1%/năm giảm 0,1 điểm % so với trước; trong khi kỳ hạn dưới 6 tháng đã được ngân hàng này giảm về 3,95%/năm từ đầu tháng 9.
Nhiều ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng cổ phần đã giảm lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng về dưới trần 4%/năm trước khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định trên nên biểu lãi suất huy động của những ngân hàng này vào sáng 1-10 không có biến động nhiều.
Báo cáo cập nhật nhanh về việc Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất điều hành vừa công bố, Công ty chứng khoán SSI cho rằng các ngân hàng thương mại đang dồi dào thanh khoản, tiền đồng dư thừa trong hệ thống do đầu ra tín dụng yếu. SSI dẫn số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy tính đến 22-9 huy động vẫn tăng trưởng khá tốt (đạt 7,7%), tăng trưởng tín dụng chỉ 5,12% so với đầu năm, thấp hơn nhiều cùng kỳ năm ngoái là 8,79%.
Thống kê của SSI, lãi suất tiền gửi VNĐ đã giảm mạnh từ đầu tháng 5 đến nay, tổng cộng từ 1,2- 2,5 điểm % ở tất cả kỳ hạn. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng cá biệt một số ngân hàng chỉ còn 2,2%-2,5%/năm, tức là đã thấp hơn mức trần mới.
"Yếu tố chính tác động đến lãi suất tiền gửi thời gian tới vẫn là đầu ra tín dụng và chúng tôi giữ kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ giảm thêm 0,1-0,3 điểm % trong quý IV./2020" - nhóm chuyên gia phân tích của SSI dự báo.
"Ông lớn" ngân hàng giảm thêm lãi suất gửi tiết kiệm Làn sóng hạ thêm lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục diễn ra, trong đó "ông lớn" ngân hàng cũng nhập cuộc. Trong biểu lãi suất huy động mới nhất, Vietcombank vừa điều chỉnh giảm thêm 0,2 điểm % lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng, xuống còn 3,3%/năm; kỳ hạn 36 tháng còn 5,8%/năm. Đây cũng là mức lãi suất gửi tiết kiệm...