Nhiều nạn nhân của Alibaba bật khóc, lủi thủi ra về
Số lượng bị hại được xác định là 4.550 người, số tiền thiệt hại tăng lên thành 2.462 tỉ đồng.
Ngày 19-12, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Alibaba) cùng 22 đồng phạm về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “ Rửa tiền” bước vào phần tranh luận.
Đại diện VKSND TP HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Luyện mức án tù chung thân, các bị cáo còn lại mức án từ 5-30 năm tù.
Rất đông bị hại đến toà để nộp đơn trong ngày 19-12 nhưng không được nhận.
Tại phần luận tội, VKS cũng xác định lại số tiền thiệt hại trong vụ án. Theo đó, sau thời gian tiếp nhận thêm hồ sơ tố cáo gửi đến TAND TP HCM (kết thúc vào ngày 16-12), số lượng bị hại được xác định là 4.550 người, số tiền thiệt hại tăng lên thành 2.462 tỉ đồng.
Đại diện VKS đề nghị tòa tuyên buộc vợ chồng bị cáo Luyện liên đới bồi thường số tiền này cho khách hàng. Theo đó, cơ quan điều tra đã kê biên số tài sản khoảng 1.500 tỉ đồng của các bị cáo trong vụ án để bảo đảm thi hành án.
Video đang HOT
Đáng nói, cùng ngày, rất nhiều khách hàng cho biết đã nộp tiền mua các dự án của Công ty Alibaba và nay cầm đơn đến tòa. Tuy nhiên, do thời hạn nhận đơn kết thúc, nhiều người đành lủi thủi ra về.
Một trong số đó là chị Y.V (ngụ quận 5, TP HCM). Chị Y.V nói rằng sau khi nghe người thân nói phải lên tòa nộp đơn và yêu cầu bồi thường mới được xem xét, chị mới tức tốc đến tòa.
“Giờ tòa không tiếp nhận đơn nữa thì tôi phải làm sao? Số tiền gần 300 triệu đồng là cả tài sản của cả gia đình” – người này buồn bã nói.
Không được hướng dẫn, ông H.M.M (92 tuổi) ôm tập hồ sơ của mình ngồi dự khán. Ông cụ đinh ninh “tòa xử xong sẽ bồi thường cho tất cả bị hại” mà không biết rằng danh sách bị hại đã “đóng” từ ngày 16-12.
Chị N.T.T kể hôm qua chị được một người từng là nhân viên của Công ty Alibaba thông báo tới tòa nộp đơn nên vội vã bắt xe đò đi trong đêm. Sáng hôm nay, chị có mặt tại phiên xét xử nhưng không được nhận đơn.
Nhiều nạn nhân khác biết tin không có tên trong danh sách vì chưa nộp đơn đã bật khóc tại tòa.
Xét xử vụ án Alibaba: Tin vào cam kết, anh em ly tán, vợ chồng ly hôn...
Ngày 16/12, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục thẩm vấn người bị hại trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) liên quan bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm.
Trước khi vào thẩm vấn bị hại, thẩm phán chủ tọa phiên tòa Trần Minh Châu cho biết trong phiên làm việc hôm nay và ngày mai, tòa tiếp tục xét hỏi và nhận hồ sơ từ dự án số 20 đến 58 trong vụ án.
Trong phiên xử ngày 16/12, chủ tọa phiên tòa đã có thông báo sẽ thẩm vấn đối với người bị hại đến hết ngày 17/12, kết thúc sớm hơn thông báo trước đó 1 ngày. Đồng thời, tòa cũng nhắc lại việc ngừng nhận đơn của các bị hại từ trưa nay 16/12. Sau thời gian này, người dân chưa kịp nộp đơn, nếu thấy cần thiết thì nộp đơn ra tòa án để giải quyết bằng một vụ kiện dân sự khác.
HĐXX vụ án Alibaba ngày 16/12.
Tại phần thẩm vấn sáng nay, đa số bị hại nêu nguyện vọng được nhận tiền đã đầu tư, một ít yêu cầu nhận lại đất. Đáng chú ý, một số bị hại có mong muốn rút đơn, từ chối làm bị hại. Cũng trong buổi thẩm vấn trước, có bị hại từng là nhân viên của Công ty Alibaba, đã từng tư vấn cho rất nhiều khách hàng mua các dự án và hoàn toàn không biết đó là những dư án "ma", bản thân nhân viên này cũng đầu tư và mất số tiền rất lớn đã đứng trước tòa, mong muốn đòi quyền lợi cho khách hàng và cho cả bản thân mình.
Sau buổi trưa 16/12, HĐXX ngưng nhận đơn của bị hại.
Bị hại Đào Văn C. (ngụ TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), có mặt tại tòa suốt tuần qua, cho biết, các anh em trong gia đình ông đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng để mua 9 lô đất của Alibaba. Ông C. kể sau khi cha mất, ông cùng vợ chồng 4 người em, 6 đứa cháu sống chung với nhau. Thấy cảnh nhà chật, người đông, mẹ ông quyết định bán căn nhà, chia tiền cho các con ra ở riêng. Trong thời gian tìm mua đất xây nhà, ông được nhân viên của Alibaba mời chào, lôi kéo... và đến tận nhà đón tới trụ sở công ty rồi bày ra sổ đỏ cùng những giấy tờ liên quan, kèm theo các cam kết: "vài hôm nữa sẽ giao giấy tờ cho ông".
Không cưỡng lại lời cam kết "chắc như đinh đóng cột" của nhân viên Công ty Alibaba, ông đã chở hơn 7 tỷ đồng đến Công ty Alibaba, được Nguyễn Thái Luyện trực tiếp đón từ cửa công ty. Nhưng... đất chưa có, nhà chưa kịp xây thì Nguyễn Thái Luyện bị bắt.
Sau những lời cam kết của Công ty Alibaba, gia đình ông C. mất trắng. "Anh em cũng không trách tôi, chỉ trách số gia đình mình xui rủi dính vào vụ lừa đảo này. Các anh em ly tán, vợ chồng ly hôn, con cháu mỗi đứa một nơi...!", ông C. ngậm ngùi.
Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật để huy động tiền từ khách hàng.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như: Cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.
Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Thực tế, hầu hết các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc đưa ra quyền chọn hoặc các phụ lục hợp đồng kèm theo chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án.
Cơ quan chức năng kết luận, bằng các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.
Sau tối hậu thư của Elon Musk, nhân viên Twitter lũ lượt ra đi Hàng trăm nhân viên tại Twitter đã nộp đơn xin nghỉ việc sau khi CEO Elon Musk ra tối hậu thư yêu cầu tất cả ký cam kết "làm việc cường độ cao". Trong một cuộc thăm dò trên Blind, ứng dụng dành cho làm việc xác minh nhân viên thông qua địa chỉ email công việc và cho phép nhân viên chia...