Nhiều mật vụ Mỹ nhận quà to từ hai người giả danh đặc vụ
Cơ quan Mật vụ Mỹ đã cho một số nhân viên nghỉ tạm thời sau nghi vấn những người này nhận quà như căn hộ miễn tiền thuê, iPhone…
từ hai người đàn ông giả mạo là đặc vụ Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS).
Mật vụ Mỹ thực hiện nhiệm vụ khi trực thăng chở Tổng thống Joe Biden rời Nhà Trắng ngày 1/4. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Kênh Al Jazeera dẫn thông báo của Cơ quan Mật vụ Mỹ ngày 7/4 xác nhận thông tin trên. Trước đó một ngày, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã bắt giữ hai nghi phạm Arian Taherzadeh và Haider Ali tại Washington.
Theo cáo trạng, hai người đàn ông này đóng giả làm đặc vụ Mỹ từ tháng 2/2020 và tặng nhiều món quà cho các thành viên Cơ quan Mật vụ Mỹ cũng như nhân viên Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Những món quà này bao gồm căn hộ miễn tiền thuê trị giá 40.000 USD/năm, iPhone, hệ thống giám sát, máy bay không người lái, tivi màn hình phẳng, máy phát điện, hòm đựng súng trường…
Cục điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) cho biết Taherzadeh còn đề nghị mua súng trường tấn công trị giá 2.000 USD cho một mật vụ được giao nhiệm vụ bảo vệ Đệ nhất phu nhân Jill Biden.
Các công tố viên cáo buộc Taherzadeh cùng Ali đã bịa đặt rằng họ việc cho DHS với nhiệm vụ đặc biệt điều tra các nhóm tội phạm có liên quan đến vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội Mỹ ngày 6/1.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hai nghi phạm này còn cố gắng tuyển dụng một người tham gia cái họ gọi là “lực lượng đặc nhiệm DHS”.
FBI đã bắt giữ Taherzadeh (40 tuổi) cùng Ali (36 tuổi) tại một tòa nhà căn hộ cao cấp ở Washington tối 6/4. Tính đến 4/4, đã có 4 thành viên cơ quan mật vụ Mỹ bị cho nghỉ tạm thời trong thời gian diễn ra điều tra thêm.
Giới chức Mỹ không nêu chi tiết động cơ khiến hai nghi phạm Taherzadeh và Ali mạo danh là đặc vụ và tặng quà. Các công tố viên chỉ thông báo cuộc điều tra đang được tiến hành.
Mỹ bắt giữ khoảng 2 triệu người ở biên giới với Mexico trong năm 2021
Số liệu chính thức được công bố ngày 24/1 cho thấy trong tháng 12/2021, nước này đã bắt giữ gần 180.000 người di cư tìm cách vào Mỹ từ Mexico.
Dòng người di cư đổ về Tapachula, bang Chiapas, Mexico trong hành trình tới Mỹ ngày 4/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, 178.840 người bị bắt giữ tại khu vực biên giới giữa Mỹ và Mexico trong tháng 12/2021, nâng tổng số người di cư bị bắt giữ tại khu vực này trong năm 2021 lên gần 2 triệu người. Lượng người di cư tìm cách vào Mỹ đã giảm rõ rệt trong gian đoạn đầu bùng phát đại dịch COVID-19, song đã bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm 2020 và tăng mạnh kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu năm 2021.
Các số liệu về tình trạng người di cư trong mùa Hè năm ngoái cho thấy khác với các xu hướng di cư theo mùa tại khu vực biên giới Mỹ - Mexico. Theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ, thời tiết mùa Hè nóng nực thường khiến số người di cư tìm cách vượt biên giới từ Mexico sang Mỹ giảm, tuy nhiên trong tháng 7/2021, lượng người di cư này đã tăng tới mức "chưa từng thấy" (khoảng 200.000 người). Điều này đã đặt ra một thách thức đáng kể về con người, hậu cần và tài chính đối với chính quyền Tổng thống Biden. Dự kiến việc cải tổ luật về người di cư, vốn đang bị đình trệ tại Quốc hội Mỹ, sẽ là một trong những vấn đề chính trong cuộc bầu cử tổng thống giữa nhiệm kỳ ở nước này vào tháng 11 năm nay.
Chiến tranh sinh-hóa học: Thiếu chuẩn bị, quân đội Mỹ đối diện 'ác mộng' đáng sợ Vũ khí hóa học và sinh học về bản chất rất khó bị phát hiện và có thể gây ra thương vong lớn trước khi mọi người kịp biết điều gì đang xảy ra. Nhiều người lo ngại, quân đội Mỹ chưa chuẩn bị đầy đủ cho binh sĩ của họ để đối phó với một cuộc tấn công sinh học hoặc hóa...