Nhiều loại hình đầu tư kinh doanh BĐS chưa có đủ hành lang pháp lý
Đó là nhận định của Hiệp hội Bất động sản TPHCM trong văn bản gửi các bộ ngành trung ương về những vướng mắc liên quan đến đầu tư kinh doanh bất động sản trong thời gian qua.
Theo đó, trong thời gian qua, với đà phát triển của công nghệ và nền kinh tế số, đi đôi với chính sách đầu tư kinh doanh thông thoáng của Nhà nước, đã quy định “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”, đã xuất hiện một số loại hình đầu tư kinh doanh (mới) nhưng chưa có đủ hành lang pháp lý để điều chỉnh hiệu quả, như officetel, serviced apartment, shophouse, condotel, farmstay, hoặc chia nhỏ giá trị bất động sản để huy động vốn đầu tư sử dụng công nghệ blockchain…
Do vậy, cần phải xây dựng “khung pháp luật” có tính nguyên tắc để xử lý các loại hình bất động sản (mới) đang và sẽ còn phát sinh, không để bị động như trong thời gian qua.
Theo Horea, thị trường bất động sản gặp khó khăn trong 3 năm qua, bị lệch pha “cung – cầu”, bị thiếu hụt nguồn cung dự án, thiếu hụt sản phẩm nhà ở, là điều “không bình thường” và có tính nhất thời, vì thị trường bất động sản về “bản chất không xấu”, do “tổng cầu” có khả năng thanh toán vẫn rất lớn; sức mua, tính thanh khoản vẫn tốt và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh.
Nguyên nhân chủ quan hàng đầu lại do những vướng mắc về thể chế pháp luật, thiếu tính hệ thống, thiếu tính đồng bộ, thiếu tính liên thông. Đồng thời, còn do khâu thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến “ách tắc” quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng, phù hợp với nhận định của Đảng và Nhà nước về “3 điểm nghẽn” của nền kinh tế nước ta: Điểm nghẽn về thể chế pháp luật; Điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng; Điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực.
Video đang HOT
Mặc dù hiện nay phải đương đầu với nhiều khó khăn chồng chất, nhưng thị trường bất động sản có khả năng tự phục hồi trở lại mạnh mẽ ngay sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, với điều kiện được tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế pháp luật (bao gồm Luật và Văn bản dưới Luật) và công tác thực thi pháp luật.
Về lâu dài, sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện để phát triển đô thị và thị trường bất động sản đồng bộ và bền vững hơn. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tham gia tích cực trong việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông.
Doanh nghiệp đầu tư Grand World Phú Quốc lỗ 779 tỷ nửa đầu năm, vốn tự có 'bốc hơi' gần nửa
Công ty Cổ phần Dịch vụ NewCo, doanh nghiệp hợp tác đầu tư dự án Grand World Phú Quốc, bất ngờ báo lỗ 779 tỷ đồng nửa đầu năm 2020, khiến vốn tự có "bốc hơi" gần nửa.
Phối cảnh dự án Grand World Phú Quốc. Nguồn ảnh: newco.vn
Trong văn bản gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ NewCo cho biết 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp này lỗ sau thuế tới 779 tỷ đồng.
Đây là nguyên nhân quan trọng khiến vốn chủ sở hữu (vốn tự có) "bốc hơi" gần nửa, từ mức 1.575 tỷ đồng xuống 795,6 tỷ đồng.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu cuối tháng 6/2020 của NewCo ở mức 4,67 lần, đồng nghĩa nợ phải trả của doanh nghiệp này ở mức khoảng 3.700 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo tính toán vào khoảng 1.500 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Dịch vụ NewCo được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11/2017 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0108078749 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày ngày 30/11/2017.
Theo giới thiệu từ website doanh nghiệp này, kinh doanh bất động sản sẽ là hướng đi chính và là hoạt động kinh doanh mà NewCo muốn tập trung trong thời gian tới.
Hiện tại, NewCo đang thực hiện hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Bất động sản NewVision để thực hiện đầu tư vào dự án "Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World" tại khu du lịch sinh thái Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Dự án được giới thiệu là nằm kề ngay dự án casino tỷ USD tại Phú Quốc, chỉ cách thị trấn Đông Dương - thị trấn sầm uất bậc nhất Phú Quốc - khoảng 20 phút di chuyển đường bộ, cách cảng hàng khách quốc tế 5 phút và cách sân bay quốc tế Phú Quốc 25 phút.
Dự án Grand World Phú Quốc có quy mô 85,11 ha với hơn 9.000 căn condotel thuộc phân cấp khách sạn 3 sao, 4 sao và 5 sao; gần 1.000 căn shop house và 90 lô khách sạn quy mô nhỏ có diện tích trung bình khoảng 360 m2/lô.
Hồi tháng 12/2019, NewCo có công bố báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên năm 2019, qua đó hé lộ nhiều thông tin tài chính đáng chú ý.
Đầu tiên phải kể đến quá trình tăng vốn ngoạn mục khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn chủ sở hữu của NewCo đã tăng từ 74,8 tỷ đồng lên 1.575 tỷ đồng.
Đặc biệt, nợ phải trả tăng từ 24,4 triệu đồng lên 6.116 tỷ đồng. Phần lớn nợ phải trả của NewCo là nợ vay từ Techcombank với 1.487 tỷ đồng vay ngắn hạn và 4.500 tỷ đồng vay dài hạn.
Nhờ nguồn vốn này mà Newco có thể đầu tư 7.502 tỷ đồng vào Công ty TNHH Bất động sản Newvision theo dạng công nợ phải thu dài hạn.
Tuy nhiên, như đã đề cập, đến tháng 6/2020, vốn chủ sở hữu của NewCo chỉ còn 795,6 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả còn khoảng 3.700 tỷ đồng.
Thừa nhà cao cấp, thiếu nhà ở xã hội: Nghịch lý do đâu? Bộ Xây dựng nhận định thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục sụt giảm cả về lượng giao dịch lẫn nguồn cung sản phẩm, nhất là nhà ở xã hội, nhà thương mại giá thấp... Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam ) Theo báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề gửi tới Quốc hội...