Nhiều lao động bỏ việc về quê
Tạm nghỉ không lương thì sống chật vật còn đi làm lại sợ F0 xuất hiện tại nhà máy, nhiều công nhân quyết định nghỉ việc về quê và chưa có ý định quay lại.
Chị Thuỳ quê Quảng Ngãi là một công nhân may có hơn 10 năm kinh nghiệm tại Pouyuen vừa quyết định nghỉ việc về quê ổn định cuộc sống dù tỏ ra tiếc nuối khi cho rằng đây là môi trường làm việc tốt.
Chị cho biết 2 tháng gần đây, thu nhập liên tục bị giảm vì xin nghỉ nhiều để ở nhà trông con nhỏ trong lúc trường mầm non đóng cửa. Thời gian gần đây, số ca nhiễm tại TP HCM liên tục tăng cao, dịch lại xâm nhập vào các nhà máy khiến chị cảm thấy sợ và càng không dám đi làm.
“Mẹ con tôi suốt ngày ở trong căn trọ chật hẹp nên thấy cuộc sống rất ngột ngạt. Với tình hình dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay không biết khi nào mới ổn. Do đó, tôi quyết định nghỉ việc hẳn để về quê ổn định cuộc sống”, chị nói.
Công nhân Pouyuen giờ tan ca. Ảnh: Hữu Khoa.
Chị Oanh, nhân viên may ở Khu chế xuất Linh Trung – TP HCM cũng cho biết, công ty chị lúc trước bị phong toả, giờ thì tạm ngưng sản xuất vì không đáp ứng được 3 tại chỗ nên chị đã nghỉ làm hơn một tháng nay.
“Tình hình dịch bệnh quá phức tạp, bám trụ lại thành phố càng lâu càng không đủ tiền ăn ở, trong khi nếu đi làm lại thì sợ nguy cơ nhiễm bệnh cao nên tôi quyết định nghỉ hẳn và sẽ về Nghệ An sinh sống, lập nghiệp”, chị Oanh tâm sự.
Không chỉ chị Oanh mà khá nhiều đồng nghiệp của chị đến từ Tây Nguyên và miền Tây cũng cho biết sẽ nghỉ dài hạn dù lãnh đạo công ty kêu gọi ráng đợi và hứa sẽ tăng lương khi đi làm lại.
Ông Hoàng Xuân Thái, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc cho biết, công ty đang tiến hành từng bước 3 tại chỗ. Tuy nhiên, lượng công nhân đi làm lại chưa nhiều do lo ngại việc tập trung tại chỗ sẽ có nguy cơ lây nhiễm dù công ty đã tuân thủ quy trình test Covid-19. Ngoài ra, nhiều công nhân di chuyển đến nhà máy còn bị chặn khi qua các trạm, chốt theo chỉ thị 16 nên khó đến công ty. Do đó, lượng công nhân giảm so với trước đó.
Video đang HOT
Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng theo lãnh đạo doanh nghiệp dệt may ở Bình Dương cho hay, từ khi áp dụng biện pháp 3 tại chỗ, doanh nghiệp cũng đã có khoảng 1.000 lao động nghỉ việc và con số này đang tăng lên khi nhiều công nhân lo F0 xuất hiện tại nhà máy. Một số cũng đã viết đơn xin nghỉ việc để về quê sinh sống.
Là doanh nghiệp lớn trong ngành hàng tiêu dùng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan – đơn vị có hơn 30 nhà máy tại các tỉnh thành trên cả nước cũng đang khá khó khăn do thiếu hụt nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc cao. Một trong những nguyên nhân là việc áp dụng mô hình 3 tại chỗ có nhiều bất cập khiến một số lao động nữ không thể đáp ứng vì họ phải trông con tại gia đình.
“Chúng tôi bị ảnh hưởng lớn về nguồn lực lao động khi tỷ lệ nghỉ việc của tập đoàn trong năm nay dự kiến lên đến 100% (nghỉ quay vòng, chủ yếu tập trung ở khối bán lẻ), cao nhất từ trước tới nay”, bà Nguyễn Thị Phương, Phó tổng giám đốc thường trực VinCommerce nói và cho biết đã phải khắc phục bằng cách điều động nhân viên từ vùng khác về hỗ trợ nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh lây lan nhanh.
Không chỉ Vincommerce, các doanh nghiệp bán lẻ ở TP HCM cũng đang đối diện với khó khăn thiếu hụt nhân sự. Lãnh đạo một doanh nghiệp bán lẻ nằm trong top đầu của thị trường cũng cho biết, dịch bệnh khiến gần 30% lượng nhân viên phải đi cách ly, phong toả. Số nhân viên khác thì viết đơn xin nghỉ vì lo sợ nhiễm bệnh khiến các hệ thống phải điều phối nhân sự thay đổi liên tục. Vì thiếu hụt nên phần đông nhân viên siêu thị làm việc lên tới 20 tiếng một ngày.
Cho rằng làn sóng nghỉ việc đang lan rộng khắp nơi, nhiều hiệp hội ngành nghề ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đang lên tiếng “cầu cứu”.
Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện 3 tại chỗ. Tuy nhiên, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp, nhiều người lao động tự kéo nhau về quê đang khiến doanh nghiệp đau đầu. Dự báo, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp không chỉ thiếu lao động phổ thông mà còn cả nhóm lành nghề.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) khá lo lắng khi cho biết có tới 97% doanh nghiệp dệt may ngưng hoạt động. Thời gian tới, họ sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Bởi dịch bệnh đang khiến lao động rời bỏ khu công nghiệp, khu chế xuất để về quê sinh sống. Số còn lại chưa thể về quê cũng đang nhen nhóm ý định từ bỏ công việc do dịch bệnh.
Theo bà Mai, để giữ chân người lao động, ngoài các chính sách hỗ trợ, tăng lương thì tiêm vaccine là giải pháp hữu hiệu nhất giúp họ trở lại với doanh nghiệp. “Nếu lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp bị thiếu hụt thì việc duy trì đơn hàng với đối tác sẽ thất bại. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất là khó tránh khỏi. Do đó, chúng tôi mong Chính phủ hãy ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động nhanh nhất có thể”, bà Mai đề xuất.
Đồng quan điển với bà Mai, Masan cho rằng, nguy cơ đóng cửa nhà máy do có ca Covid-19 dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp mong được tiếp cận nguồn vaccine càng sớm càng tốt để tiêm cho công nhân và người lao động yên tâm sản xuất.
Ngoài tiêm vaccine, VASEP đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh việc hỗ trợ công nhân, người lao động khó khăn. Chính phủ cũng nên đề nghị BHXH chi trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Công việc và thu nhập của bạn có đang bị ảnh hưởng vì Covid-19? Nếu có, đừng bỏ qua khảo sát này , do Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và VnExpress thực hiện, từ nay tới ngày 5/8. Kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho tình trạng hiện tại.
Chuyên gia: Tổ chức cứu trợ ngay để người dân 'ở đâu yên đấy'
Sau thời gian dài giãn cách, nhiều lao động ngoại tỉnh đã cạn kiệt tích lũy, do vậy chính quyền cần hỗ trợ tiền mặt, nhu yếu phẩm khi giữ chân họ ở lại vùng dịch.
Công điện hôm 31/7 của Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang áp dụng Chỉ thị số 16 kiểm soát nghiêm ngặt, thực hiện ngay biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy".
Một số chuyên gia cũng cho rằng cần triển khai các gói hỗ trợ cấp bách để giữ chân người lao động. Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia nghiên cứu chính sách công, nhìn nhận câu hỏi thường trực với nhiều lao động đang ở trong phòng trọ, không thể ra đường lúc này là "những ngày tới sống như thế nào", khi chưa trả lời được thì việc người dân chọn cách về quê là điều dễ dàng nhìn thấy trước.
"Các cơ quan chức năng cần có thông điệp rõ ràng và tổ chức một đợt cứu trợ ngay cho các nhóm lao động đang gặp khó khăn ở TP HCM và một số tỉnh phía Nam", ông Đồng đề xuất. Việc cứu trợ nên được chia làm hai giai đoạn: ngắn hạn (kéo dài khoảng một tháng đầu tiên) và trung hạn (tháng tiếp theo).
Công nhân ngồi vạ vật gần chốt kiểm soát TP Dĩ An, Bình Dương đêm 1/8. Ảnh: Thái Hà
Trong giai đoạn ngắn hạn, chính quyền nên cứu trợ bằng tiền mặt và thức ăn, nhu yếu phẩm cho tất cả lao động ngoại tỉnh chưa về quê; nên ưu tiên nhóm công nhân, lao động tự do đang phải đi thuê trọ trước. "Tiền mặt trao tay để họ trả tiền phòng trọ, mua nhu yếu phẩm hằng ngày", ông Đồng nói và đề xuất thành phố giao tổ dân phố, chính quyền cấp xã, phường lập danh sách người lao động cần hỗ trợ.
"Trong giai đoạn cấp bách có thể chấp nhận chuyện sai số phần nào để cứu đói trước. Nếu còn chờ đợi bình xét bằng tiêu chí phù hợp hay không, thủ tục, giấy tờ xác nhận thì sẽ không kịp thời. Trong khi đó, rất nhiều lao động đã mất việc, kiệt quệ suốt hai tháng nay", ông Đồng nói.
Theo ông, thành phố có thể huy động nguồn xã hội hóa, các hội nhóm từ thiện, đồng hương cùng tham gia để giảm tải, trong khi chính quyền giữ vai trò điều phối. Để đảm bảo chính sách an sinh trở thành "lưới đỡ" cho tất cả lao động khó khăn lúc này, các tỉnh thành có thể lập đường dây nóng, tạo ứng dụng trực tuyến để tiếp nhận yêu cầu của người dân.
Theo đại biểu Quốc hội, GS Hoàng Văn Cường, Chính phủ đã chỉ đạo miễn giảm một phần tiền điện, nước, lúc này chính quyền địa phương nên xem xét vận động chủ nhà trọ miễn tiền phòng trong 1 - 2 tháng cho lao động ngoại tỉnh. Ông tin rằng với tấm lòng hào hiệp thì người dân sẵn lòng chung tay làm việc này.
Bên cạnh nhu yếu phẩm, lao động xa quê cũng cần được hỗ trợ, động viên về mặt tinh thần. Nhóm này cần được tiêm vaccine sớm vì họ là lực lượng trực tiếp sản xuất, làm việc trong nhà máy, xí nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ tiếp xúc nhiều người.
Đoàn lao động đi xe máy về quê được CSGT Quảng Trị hộ tống qua địa phận trên Quốc lộ 1A, chiều 2/8. Ảnh: Hoàng Táo
Các địa phương có người dân ở lại tỉnh, thành phía Nam cần liên tục động viên để họ không có cảm giác bị bỏ rơi nơi đất khách quê người.
"Lao động xa quê cần được đáp ứng nhu cầu sống là cơm ăn thức uống; yếu tố an toàn là chăm sóc y tế và nhu cầu tình cảm là sự gắn bó, chia sẻ giữa quê hương, gia đình. Tôi nghĩ cần phải tác động trên cả ba khía cạnh đó thì người dân mới yên tâm ở lại", ông Cường nói.
Với những người dân vẫn muốn về quê , các tỉnh cần chủ động nắm bắt nguyện vọng và phối hợp với TP HCM lên kế hoạch đón về. Khi đó, địa phương đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở cách ly, tổ chức bài bản thì việc đưa đón thuận lợi hơn, không để người dân phải tự di chuyển.
Cảnh sát giao thông các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị hỗ trợ những đoàn người về quê tránh dịch bằng xe máy, chiều 2/8. Video: Hoàng Táo - Võ Thạnh
TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhìn nhận an sinh xã hội phải là "phản ứng chính sách nghĩ đến đầu tiên" khi triển khai các quyết sách chống dịch.
Theo ông, giãn cách xã hội càng kéo dài thì nhóm lao động tự do, di cư càng lâm vào tình thế khó khăn. Vấn đề là chính quyền địa phương cần thiết kế một chương trình trợ giúp hợp lý; trường hợp nguồn lực địa phương không đủ, thì Trung ương phải vào cuộc ngay.
Nếu không giải quyết tốt an sinh xã hội lúc này, theo TS Dũng, có thể dẫn đến những vấn đề về an ninh, trật tự và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lâu dài.
"Những người chọn cách trở về chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động của các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Sự thịnh vượng, phát triển kinh tế, công nghiệp của thành phố, cư dân thành thị được phục vụ dịch vụ dễ dàng một phần lớn từ đóng góp của nguồn nhân lực này. Nếu không giữ chân họ ở lại, sau dịch có thể là sự đứt gãy, thiếu hụt lao động", ông Dũng nói.
Các tỉnh dừng đón người về quê tự phát Các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên dừng đón người từ vùng dịch về quê tự phát, nhưng khẳng định "không bỏ rơi, để dân đói khát dọc đường". Trưa 2/8, tại chốt cầu 110, huyện Chư Pưh, Gia Lai - giáp ranh với Đăk Lăk, có cả trăm người đi xe máy, đồ đạc lỉnh kỉnh từ các tỉnh TP HCM, Bình...