Nhiều lãnh đạo Dầu thực vật Tường An bán hết cổ phiếu
Bốn lãnh đạo Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (mã: TAC), trong đó có thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc tài chính… đã bán tất cả cổ phiếu TAC.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, thành viên HĐQT vừa thông báo bán hết 15.000 cổ phiếu bằng phương thức khớp lệnh.
Ba người khác cũng bán toàn bộ cổ phiếu TAC vì nhu cầu tài chính cá nhân là ông Vũ Đức Thịnh, Phó tổng giám đốc tài chính; ông Nguyễn Đức Thuyết, thành viên Ban kiểm soát và bà Nguyễn Phương Thảo, Kế toán trưởng.
Khối lượng cổ phiếu của các cá nhân này không nhiều, mỗi người từ 1.840-10.000 đơn vị, nên tỷ lệ nắm giữ không đáng kể. Các lệnh bán đều khớp trên sàn hoặc sang tay thoả thuận vào ngày 4/9/2020.
Ngoài ra, ông Hồ Minh Sơn, thành viên Ban kiểm soát và bà Nguyễn Thị Phương Nga, chị ruột bà Nguyễn Phương Thảo (Kế toán trưởng) cũng đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu TAC, với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 6.000 và 10.764 cổ phiếu. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 4/9 – 3/10/2020.
Cơ cấu nhân sự cấp cao của Dầu Tường An gần đây biến động mạnh khi từ đầu tháng 9/2020, bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch HĐQT và ông Hà Bình Sơn, Tổng giám đốc có đơn từ nhiệm và được thông qua.
Sau đó, hai vị trí trên được lần lượt thay bởi ông Trần Lệ Nguyên và ông Bùi Thanh Tùng.
Cuối tháng 8/2020, Tường An thông báo ngày chốt quyền chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào ngày 15/9 và chi trả với tỷ lệ 75% vào 15 ngày sau đó.
Do đó, động thái bán hết cổ phiếu của các cá nhân nói trên được cho là bất thường, bởi thời điểm thực hiện giao dịch cách ngày đăng ký cuối cùng để hưởng cổ tức đặc biệt chưa đến nửa tháng.
Chia cổ tức đặc biệt, theo lý giải của ông Trần Lệ Nguyên, Chủ tịch HĐQT, bắt nguồn từ việc doanh nghiệp muốn chia hết phần thặng dư cho cổ đông.
Từ đó, cổ đông sẽ được nhiều lợi ích hơn trước khi Tường An được sáp nhập Tập đoàn Kido- doanh nghiệp sở hữu 75,44% vốn.
Video đang HOT
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tường An được tổ chức hồi tháng 05/2020, ông Nguyên cho biết, chi tiết phương án sáp nhập vào Kido sẽ đưa ra tại Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 hoặc tháng 8/2020 để trình và xin ý kiến cổ đông.
Đến nay, Đại hội bất thường này vẫn chưa được diễn ra, phần vì Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam ( Vocarimex, mã: VOC) – cổ đông có vốn Nhà nước đang nắm 26,5% cổ phần tại Tường An. Nếu sáp nhập Tường An vào Kido trước sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn tại Vocarimex.
"Say sóng" cổ phiếu thoái vốn
Loạt doanh nghiệp lớn chuyển giao vốn về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) gần đây được nhìn nhận là câu chuyện mới "tiếp sức" cho thị trường.
"Sóng trào" SAB
Sự kiện Sabeco (SAB) chuyển giao về SCIC đặt nhiều kỳ vọng có thể giúp cổ phiếu SAB tìm lại đà tăng tương tự hồi đầu tháng 7, khởi tạo đợt sóng lớn thứ hai trong nhóm các cổ phiếu thoái vốn nhà nước.
Ngay 2 phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 2/9, cổ phiếu SAB đã tăng mạnh, sau đó có điều chỉnh nhưng chốt tuần vẫn ở trên 190.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, trong tháng 7, SAB đã tăng gần 50% sau thông tin Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 36% vốn tại Sabeco.
Dù đang ở trong trạng thái chờ đợi động thái chính thức về lộ trình thoái vốn, song bước chuyển giao vốn nhà nước về tổ chức thoái vốn chuyên nghiệp như SCIC được thị trường đánh giá là tích cực và tiến trình thoái vốn có thể được đẩy nhanh.
Ứng viên lớn nhất quan tâm đến đợt thoái vốn tại Sabeco có lẽ là Thaibev, tập đoàn đứng sau Công ty TNHH Vietnam Beverage, hiện nắm tỷ lệ sở hữu cao nhất với 53,59% vốn điều lệ Sabeco.
Mua thêm 36% vốn còn lại có thể đảm bảo cho Thaibev toàn quyền quyết định tại Sabeco mà không phải mảy may lo lắng về những quyết sách lớn có thể bị cổ đông khác phủ quyết.
Kế hoạch tăng sở hữu tại Sabeco đã được tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, người sáng lập và sở hữu ThaiBev, chuyển tới lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhân Hội nghị cấp cao ASEAN 34 diễn ra tại Bangkok hồi giữa năm 2019.
Lãnh đạo ThaiBev khi đó đã đề nghị Chính phủ Việt Nam ủng hộ kế hoạch này cũng như tạo điều kiện cho ThaiBev mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài đồ uống.
Tại Đại hội đồng cổ đông tháng 4/2019, trả lời câu hỏi của cổ đông về việc có ý định mua thêm cổ phần tại Sabeco, đại diện phía Thái Lan cũng cho hay, sẽ cân nhắc khả năng mua thêm trong trường hợp Bộ Công thương thoái vốn.
Năm 2019, ThaiBev đạt kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh với Sabeco.
Cụ thể, doanh thu mảng bia của ThaiBev chiếm tỷ trọng 44,7%, đẩy mảng rượu mạnh xuống vị trí thứ hai với 43%, trong khi đây là mảng quán quân về cơ cấu doanh thu của Tập đoàn suốt nhiều năm.
Năm 2019, doanh thu bán bia của toàn tập đoàn đạt 120 tỷ baht, tương đương 92.200 tỷ đồng. Trong đó, Sabeco đóng góp 2,7 tỷ lít, tăng 31% so với năm trước.
Nhờ vậy, lợi nhuận gộp mảng bia năm 2019 của ThaiBev đạt 26,4 tỷ baht (20.300 tỷ đồng), tăng 28%. Lợi nhuận ròng riêng mảng bia đạt hơn 3 tỷ baht (2.400 tỷ đồng), tăng 50%.
Tỷ lệ 36% ở Sabeco đủ để tạo lập một cuộc chơi mới cho các nhà đầu tư đối trọng với ThaiBev.
Một kịch bản khác được đặt ra là sẽ có nhóm nhà đầu tư mua gom SAB trên thị trường và tham gia đợt thoái vốn nhà nước tại Sabeco, sau đó đàm phán bán lại cho ThaiBev hưởng chênh lệch tài chính.
Động thái đầu tư mới vào Sabeco của nhóm quỹ ngoại tỷ đô Arisaig Asia trong tháng 5 vừa qua là một giả định cho kịch bản này. Nếu quả thực như vậy, thị giá SAB sẽ còn biến động lớn.
Sóng thoái vốn "lan tỏa"
Trong tháng 8, xu hướng tăng giá của một loạt cổ phiếu ăn theo thông tin Nhà nước thoái vốn (xem bảng) cho thấy, thị trường khá hứng khởi với nhóm cổ phiếu này.
Với thông tin nằm trong danh sách thoái vốn trong quý III của SCIC, cổ phiếu VOC của Vocarimex đã tăng từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 23.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 53%.
Kế hoạch bán 36% vốn nhà nước của SCIC đang dấy lên hy vọng hiện thực hóa kế hoạch hợp nhất mảng dầu ăn của Tập đoàn Kido.
Tại kỳ họp Đại hội đồng thường niên năm nay, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido cho biết, sẽ thực hiện sáp nhập các đơn vị thành viên như Kido Foods, Tường An, Vocarimex nhằm chiếm lĩnh thị phần chi phối mảng dầu ăn thị trường Việt Nam. Kido hiện nắm giữ 51% vốn tại VOC.
Cổ phiếu của Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (TVN) cũng tăng tới 35% trong vòng 1 tháng qua, từ 5.100 đồng/cổ phiếu lên 6.900 đồng/cổ phiếu.
Động lực thúc đẩy đà tăng được nhìn nhận do tác động từ thông tin SCIC sắp thoái vốn, bởi hoạt động kinh doanh chính của TVN vẫn khá khó khăn.
Ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó tổng giám đốc TVN chia sẻ, thị trường thép đang phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu.
Theo những đánh giá của SEASI cuối năm 2019, khu vực Đông Nam Á có thể phải mất đến 20 năm nữa để nhu cầu của thị trường bắt kịp nguồn cung. "Việc dư cung khiến các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là cạnh tranh về giá".
Đối với TVN, ông Nguyên cho biết, năng lực cạnh tranh hạn chế do quy mô phân tán, nhiều đơn vị có công nghệ, thiết bị cũ, không được đầu tư phát triển trong những năm gần đây trong bối cảnh thị trường dư thừa công suất, nhu cầu suy giảm mạnh, hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng...
Vì vậy, dự báo hoạt động sản xuất - kinh doanh của TVN sẽ bị tác động lớn hơn so với bình quân thị trường.
Vào ngày cuối cùng của tháng 8/2020, phần vốn của Bộ Xây dựng ở nhiều tổng công ty cũng đã được chuyển giao về SCIC.
Với tỷ lệ sở hữu nhà nước rất lớn tại các doanh nghiệp, chẳng hạn tại Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP là 312 tỷ đồng, chiếm 87,32% vốn điều lệ; Tổng công ty Sông Đà - CTCP là 4.485 tỷ đồng, chiếm 99,79% vốn điều lệ; Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 - CTCP là 509 tỷ đồng, chiếm 40,08% vốn điều lệ; Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam - CTCP là 569 tỷ đồng, chiếm 98,16% vốn điều lệ, SCIC nhiều khả năng sẽ tập trung tham gia quản trị, tái cơ cấu hoạt động doanh nghiệp, trước khi lên kế hoạch thoái vốn.
Cổ phiếu thuộc nhóm thoái vốn không hứa hẹn chắc chắn mang lại lợi nhuận cho mọi nhà đầu tư "say sóng", nhưng dẫu sao, đây vẫn là những câu chuyện được kỳ vọng "tiếp lửa" cho thị trường trong bối cảnh giới đầu tư luôn phải vận động kiếm tìm thông tin hỗ trợ.
Tại cuộc gặp trao đổi với báo chí hồi giữa tháng 6, lãnh đạo SCIC cho biết, trong nửa cuối năm sẽ tập trung triển khai thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn như Seaprodex, Vocarimex, chứ không "dàn trận" ở tất cả các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn.
6 tháng đầu năm, doanh thu thoái vốn của SCIC đạt khoảng 707 tỷ đồng, bằng 49% kế hoạch năm. Do vậy, chỉ cần triển khai hiệu quả một đợt bán vốn lớn tại Seaprodex, Tổng công ty sẽ vượt xa kế hoạch bán vốn năm 2020.
Ông Trần Lệ Nguyên bán gần hết vốn công ty chứng khoán cho một cá nhân Sau khi chuyển nhượng 17% cổ phần của Chứng khoán Rồng Việt cho một nhà đầu tư cá nhân, ông Trần Lệ Nguyên chỉ còn giữ 1% vốn tại doanh nghiệp mình đang làm chủ tịch. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam VDS cho biết quyền sở hữu 17 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDS)...