Nhiều khu rừng trồng nhiễm sâu bệnh, vì sao?
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều khu rừng trồng bạch đàn và keo bị nhiễm sâu bệnh, gây thiệt hại lớn đến hiệu quả canh tác.
Chuẩn bị vào vụ trồng rừng mới, làm thế nào để hạn chế tình trạng trên là vấn đề cần quan tâm đối với ngành chuyên môn cũng như các chủ rừng.
Diện tích thiệt hại lớn
Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, năm 2023, qua công tác rà soát và kiểm tra thực tế hiện trường rừng trồng tại các huyện Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động đã phát hiện hơn 400 ha rừng trồng keo lai và bạch đàn lai bị nhiễm sâu bệnh hại. Tại huyện Lục Ngạn, trong hai năm (2022, 2023) có hơn 900 ha rừng trồng bạch đàn 2-3 năm tuổi bị nhiễm sâu bệnh. Loài bị sâu bệnh hại là bạch đàn cự vĩ DH 32-29 (giống sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô). Trong đó, riêng năm 2023, diện tích này là hơn 345 ha. Tình trạng trên làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và chất lượng gỗ rừng trồng.
Một khu rừng tại xã Tuấn Đạo (Sơn Động) bị sâu bệnh hại.
Năm vừa qua, hộ anh Đặng Văn Bảo, thôn Hòa Trong, xã Tân Lập (Lục Ngạn) có 7 ha bạch đàn được trồng từ năm 2021 bị nhiễm sâu bệnh hại. Anh Bảo cho biết: “Những năm trước, tình trạng này xảy ra lác đác tại một số nơi nhưng khoảng 2 năm gần đây thì lan ra diện rộng. Quan sát bằng mắt thường thấy cây bị gãy ngọn, chẻ cành, vàng lá, sau đó lá bị khô và rụng”. Cũng theo anh Bảo, dù số cây này không chết nhưng làm chậm quá trình sinh trưởng, phát triển, dự kiến phải 7 năm mới cho thu hoạch, trong khi bình thường thời gian được thu hoạch chỉ từ 4- 5 năm.
Còn tại huyện Lục Nam, bệnh chết héo gây hại trên diện tích 70 ha rừng trồng bạch đàn DH 32-29, chủ yếu thuộc Đội Lâm nghiệp Tam Dị (Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam). Nguồn gốc giống cây do Công ty sản xuất và trồng năm 2021, 2022, tỷ lệ bệnh gây hại trung bình 10% số cây. Cây bị bệnh có biểu hiện vỏ và cành khô, rễ mục, vàng lá.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Kiêm, Giám đốc Công ty cho biết: “Vừa qua, gặp trận gió lớn, những cây bị nhiễm sâu bệnh đều bị đổ gãy, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã mời chuyên gia của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đến kiểm tra nhưng vẫn chưa xác định được cơ chế gây bệnh”.
Tại các huyện Yên Thế và Sơn Động, diện tích sâu bệnh hại tập trung nhiều ở cây keo lai. Năm 2023, bệnh chết héo trên cây keo lai AH1 và BV10 xảy ra trên diện tích hơn 6 ha rừng được trồng năm 2021, 2022, tỷ lệ chết khoảng 15%. Biểu hiện cây bị xì mủ trên thân, vàng lá, khô cành, thối rễ dẫn đến chết hoặc còi cọc, sinh trưởng kém, khả năng phục hồi thấp.
Khuyến cáo phòng ngừa
Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, căn cứ hiện trạng của các đối tượng sâu bệnh hại và biểu hiện cây trồng, có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chết héo trên cây keo AH1 tại Yên Thế và keo BV10 tại Sơn Động, bạch đàn DH 32-29 tại Lục Nam là do nấm Ceratocystis.SP. Với đối tượng sâu đục thân gây hại trên giống bạch đàn DH 32-29 tại Lục Ngạn đến nay chưa xác định được loài sâu.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, căn cứ hiện trạng của các đối tượng sâu bệnh hại và biểu hiện cây trồng, có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chết héo trên cây keo AH1 tại Yên Thế và keo BV10 tại Sơn Động, bạch đàn DH-32-29 tại Lục Nam là do nấm Ceratocystis.SP. Với đối tượng sâu đục thân gây hại trên giống bạch đàn DH 32-29 tại Lục Ngạn đến nay chưa xác định được loài sâu.
Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, nguyên nhân có thể là do các chủ rừng canh tác nhiều chu kỳ đối với một loài cây trên cùng diện tích, làm phát sinh các mầm bệnh ký sinh trong gốc, rễ và đất.
Ngoài ra, do tình hình sản xuất, kinh doanh cung ứng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại như: Sản xuất cây giống chưa có đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc; một số cơ sở sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm hom nhưng chưa làm hồ sơ công nhận nguồn giống…
Để hạn chế sâu bệnh gây hại đối với cây trồng lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang khuyến cáo các chủ rừng, khi trồng mới cần lựa chọn các cơ sở sản xuất giống uy tín, sử dụng giống có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, vệ sinh sạch thực bì, cuốc hố, sử dụng vôi bột hoặc chế phẩm sinh học, thuốc trừ nấm xử lý kỹ đất trước khi trồng.
Riêng với sâu hại bạch đàn, ngoài việc chọn cây giống bảo đảm, có thể dùng bẫy bắt, tiêu diệt sâu trưởng thành, hạn chế lây lan. Thực hiện luân canh các loại cây lâm nghiệp, tuyệt đối không trồng cùng một giống hoặc một loài cây sau chu kỳ trồng rừng lần thứ 3.
Trước khi trồng từ 1-3 ngày cần phun các loại thuốc phù hợp để phòng, chống một số loại sâu, bệnh hại như dùng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Metalaxyl để xử lý nấm bệnh. Những nơi đất có độ dốc thấp (dưới 15 độ), nếu trồng rừng keo từ chu kỳ 3 trở lên cần chú ý loại bỏ gốc cây cũ, làm đất toàn diện, xử lý bằng vôi bột (1,5 – 2 tấn/ha), những nơi có nguy cơ ngập úng cần làm rãnh thoát nước…
Ngoài ra, chủ rừng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và dự báo tình hình sâu bệnh hại. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hoặc dự báo có sâu bệnh hại cần tiến hành điều tra, đánh giá mức độ gây hại để có những giải pháp phù hợp, kịp thời.
Nếu bị nhiễm sâu bệnh hại nặng, đặc biệt là bệnh chết héo cây keo thì nên sử dụng các biện pháp lâm sinh như chặt các cây bị sâu bệnh mang ra khỏi rừng và tiêu hủy (đốt); không tận thu gỗ, không vận chuyển các cây bị sâu bệnh hại sang nơi khác. Dùng xi lanh bơm các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Cartap, Chlorantraniliprole, Nereistoxin, Chlorfennapyr… vào các lỗ sâu đục trên cây bạch đàn và dùng đất sét bịt kín lỗ…
Hiện Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang tăng cường quản lý chặt nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định. Cùng đó, chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng thực hiện luân canh cây trồng (chuyển từ bạch đàn sang trồng các loài keo hoặc cây lâm nghiệp khác), thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong trồng và chăm sóc rừng trồng.
Khỉ tấn công nhiều người, cắn chết 4 con chó ở Quảng Nam
Một con khỉ to lớn đã tấn công khiến 3 người dân ở Quảng Nam bị thương và 4 con chó bị cắn chết.
Ngày 4/12, lãnh đạo UBND xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam xác nhận, trên địa bàn xã vừa xuất hiện khỉ tấn công người dân và vật nuôi.
Khỉ xuất hiện tại khu dân cư ở Quế Mỹ. (Ảnh: M.Q)
Theo lãnh đạo xã Quế Mỹ, cách đây vài ngày, UBND xã nhận được tin báo của người dân về việc phát hiện 1 con khỉ tầm 7-8 ký. Hôm qua (3/12), bà con địa phương tiếp tục phát hiện 1con khỉ khác rất lớn. Con khỉ này đã tấn công khiến 3 người bị thương và cắn chết 4 con chó.
Vụ việc đã được UBND xã Quế Mỹ báo cáo lên Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam cũng như UBND huyện Quế Sơn để có hướng xử lý.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân luôn cảnh giác, đề phòng; không nên chọc ghẹo, bẫy bắn khỉ.
Được biết, 3 người dân bị khỉ tấn công gồm bà Đặng Thị Ba (bị khỉ tấn công phải may 15 mũi), ông Phan Nguyễn Nhí (bị cắn đứt động mạch đùi phải chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu, điều trị) và ông Nguyễn Văn.
Cách đây gần một tháng, người dân Tổ 24, Khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây (Quận 12, TP.HCM) phản ánh một con khỉ xuất hiện và quậy phá ở khu vực này khiến ít nhất hai người bị nó tấn công, gây thương tích.
Còn người dân tại ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cũng phản ánh về sự phá phách của một con khỉ xuất hiện ở đây gần 5 năm. Sau đó, tính tình con khỉ trở nên khó đoán. Nó thường vào nhà dân cướp đồ ăn, bẻ trái cây, bắt gà và chó con. Những người xua đuổi bị nó tấn công, phải bỏ chạy.
Sáng 11/11, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cử người đến 2 khu vực trên, phối hợp lực lượng chức năng địa phương bắt khỉ. Sau khi tìm thấy, họ dùng súng bắn thuốc gây mêvà đưa hai con khỉ về Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi để chăm sóc, cứu hộ. Đó là một con khỉ đuôi lợn nặng 7,5kg và một con khỉ đuôi dài nặng 6kg; cả hai đều là khỉ cái.
Trú mưa trong chòi giữa rừng, 3 người bị cây đổ đè tử vong Một nhóm 10 người ở Đắk Lắk vào rừng hái nấm gặp mưa nên vào trú ở chòi. Một lúc sau bất ngờ có cây đổ xuống chòi khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương. Tối 15/11, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo xã Cư Pui (Krông Bông, Đắk Lắk) xác nhận vừa xảy ra vụ việc cây đổ...