Điều tra vụ hàng loạt cây thông ở Huế bị đốn hạ trơ gốc
Sau khi xảy ra vụ việc nhiều cây thông hàng chục năm tuổi ở cánh rừng thuộc phường An Tây, TP Huế bị đốn hạ trái phép như Báo CAND phản ánh, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì, phối hợp với chủ rừng và các cơ quan khẩn trương điều tra để xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.
Sáng 3/11, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh liên quan vụ việc nhiều cây thông ở cánh rừng thuộc địa bàn phường An Tây, TP Huế bị chặt hạ trơ gốc.
Cơ quan Công an và các đơn vị vào cuộc kiểm tra hiện trường những cây thông ở cánh rừng thuộc phường An Tây, TP Huế bị chặt hạ trái phép.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, vào lúc 6h 30 sáng 28/10, lực lượng bảo vệ rừng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong phát hiện 9 cây thông trồng từ năm 1979 bị chặt hạ tại khoảnh 1, tiểu khu 91, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng, thuộc phường An Tây, TP Huế. Ngay sau đó, Công ty phối hợp với Hạt Kiểm lâm TP Huế triển khai công tác nghiệp vụ theo dõi, ngăn chặn và xác minh hiện trường.
Cán bộ Kiểm lâm đo đạc một gốc thông được trồng từ năm 1979 bị chặt hạ trái phép.
Qua kiểm tra, xác định số lượng cây thông bị cưa trái phép là 9 cây nằm dọc tuyến đường dân sinh, đường kính trung bình mỗi cây từ 20 cm đến 25 cm. Tại hiện trường, 1 cây đã bị cưa một phần nhưng chưa gãy đổ, 8 cây còn lại đã được đưa ra khỏi hiện trường.
Nhiều cây thông nằm cạnh tuyến đường dân sinh ở phường An Tây, TP Huế bị đốn hạ trơ gốc.
Video đang HOT
Tiến hành kiểm tra khu vực xung quanh, các lực lượng còn phát hiện 20 lóng gỗ thông đều trùng khớp đường kính các gốc cây thông bị cưa được thu giấu rải rác gần khe suối, cách tuyến đường có các gốc thông bị cưa khoảng 30m; khối lượng đo đếm ban đầu là 0,528 m3. Ngoài ra, tại hiện trường, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 11 cây thông khác có dấu hiệu chuẩn bị chặt hạ nhưng do phát hiện kịp thời nên đối tượng chưa thực hiện.
Nhiều lóng gỗ thông được đối tượng thu giấu gần khe suối.
Trước đó, vụ việc này đã được Báo CAND thông tin. Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc cây thông bị cưa trái phép tại địa bàn phường An Tây, TP Huế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công an TP Huế và các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường, xác minh làm rõ vụ việc.
Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì phối hợp với chủ rừng và các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra để xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
Đồng thời yêu cầu Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, cũng như rà soát các nội dung của phương án quản lý bảo vệ rừng tại Công ty, không để tái diễn nạn phá rừng trong thời gian tới.
Công an lội nước đẩy thuyền giúp người dân thoát khỏi vùng ngập lụt nguy hiểm
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường tại các phường, xã thấp trũng ở TP Huế và các huyện, thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt nặng.
Lực lượng Công an cùng các đơn vị, chính quyền địa phương đã hỗ trợ, giúp di dời người dân đến nơi an toàn.
Đến tối nay (13/10), mưa lớn vẫn còn tiếp diễn ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mưa lớn kéo dài trong ngày hôm nay đã gây ngập lụt tại nhiều phường ở TP Huế và các địa phương thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Nhiều hộ dân ở vùng nguy hiểm bị ngập nước sâu đã được lực lượng Công an, Quân đội và chính quyền địa phương hỗ trợ di dời đến nơi an toàn.
Khu vực phường An Tây, TP Huế bị ngập lụt sâu.
Một tuyến đường ở phường An Tây, TP Huế ngập sâu hơn 1m.
Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở phường An Tây, TP Huế bị ngập lụt nặng từ 1 đến 1,5m. Tại tổ dân phố 1 và 2, phường An Tây, TP Huế bị ngập lụt sâu. Khu vực này có khoảng 350 hộ dân cùng nhiều sinh viên đang ở trọ.
Lực lượng phường An Tây, TP Huế sử dụng ghe vào tiếp cận khu vực ngập lụt sâu ở tổ 1, 2 của phường để di dời người dân.
Nhận được nhiều cuộc gọi điện cầu cứu từ người dân xóm Gióng, trong ngày 13/10 cán bộ Công an phường An Tây, TP Huế cùng lực lượng dân quân tự vệ, chính quyền địa phương đã có mặt kịp thời dùng ghe, thuyền nhỏ đưa dân ra khỏi vùng ngập nước. Đến tối nay, công tác cứu hộ đưa người ở trong vùng thấp trũng đang mắc kẹt do mưa lũ tại khu vực xóm Gióng, tổ dân phố 1, 2 phường An Tây, TP Huế vẫn đang được tiến hành khẩn trương.
Sinh viên thuê trọ tại tổ 1, 2 phường An Tây, TP Huế được đưa ra khỏi vùng ngập lụt nguy hiểm.
Ngoài người dân địa phương, nhiều sinh viên đang ở trọ tại khu vực này cũng được các lực lượng hỗ trợ, giúp đưa ra khỏi vùng ngập lụt an toàn.
Trong ngày 13/10, địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã gây ngập lụt nặng tại nhiều tuyến đường phố trung tâm TP Huế và các xã thấp trũng ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà, Hương Thủy.
Nhiều tuyến đường ở khu đô thị mới trung tâm TP Huế ngập nước, ô tô chết máy. CSGT và Công an phường giúp đỡ tài xế đẩy ô tô qua khỏi điểm ngập lụt.
Hàng chục hộ dân sinh sống ở những vùng nguy hiểm bị ngập nước sâu đã được di dời đến nơi an toàn trước diễn biến tình hình mưa lũ còn kéo dài trong những ngày tới.
Xe cứu hộ chở một ôtô qua điểm ngập lụt giữa TP Huế.
Cụ thể, huyện Phong Điền đã di dời 15 hộ, với 21 nhân khẩu ở xã Phong Hiền; huyện Phú Lộc di dời 20 hộ, với 68 nhân khẩu ở xã Lộc Tiến; thị xã Hương Trà sơ tán 3 khẩu ở phường Hương Văn.
Lực lượng vũ trang gia cố đoạn đê cống Mai Dương, xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) trước nguy cơ bị vỡ đê.
Trong ngày, các lực lượng vũ trang phối hợp với chính quyền địa phương triển khai gia cố đoạn đê cống Mai Dương dài gần 100m thuộc xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) trước nguy cơ bị vỡ đê nhằm đảm bảo an toàn cho nhà dân, diện tích hoa màu và thủy sản của người dân địa phương.
Đốt rừng... để diễn tập chữa cháy: Quảng Nam thừa nhận sai sót! Chiều 28-6, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và ông Phạm Viết Tích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, một số đơn vị liên quan đã đến kiểm tra hiện trường vụ diễn tập chữa cháy rừng khiến nhiều cây rừng bị cháy tại xã...