Nhiều khán giả vỡ mộng về rap Việt
Nhiều khán giả khó chịu khi nghe câu từ, nội dung vượt quá chuẩn mực trong các bản rap diss của ICD và Tage.
Trong bối cảnh thị trường âm nhạc tĩnh lặng, các bản rap diss là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Rapper số 1 – bản diss mới nhất từ ICD – vươn lên đứng nhì top thịnh hành. Trước đó, Overrated và Chân chạm đất cũng giữ thứ hạng cao.
Trong lịch sử rap Việt, hiếm có trận beef được quan tâm như ICD đối đầu Tage. Những người tạo nên hàng triệu lượt nghe cho 3 bản rap diss là các rap fan lâu năm, một bộ phận khán giả tiếp cận rap chưa lâu, và cũng có những người chỉ mới nghe rap.
Rap không chỉ có lời hay, ý đẹp
Từ cuộc chiến giữa Rhymastic và Torai9, khái niệm về trận beef trong rap tiếp cận nhiều khán giả. Đến trận chiến mới nhất, sức lan tỏa của beef lên cấp độ mới. Đó là nét tích cực. Tuy nhiên, việc trận beef giữa ICD và Tage thu hút chú ý quá đông từ những bộ phận khán giả khác nhau cũng mang đến rắc rối.
Một khán giả bình luận: “Tại sao lại có bài rap chứa những câu từ thô tục, khó nghe, làm mất hình ảnh của rap?”. Một ý kiến khác cho rằng: “Những từ ngữ dùng để chửi nhau đưa vào âm nhạc. Bản chất của rap là thế này?”.
Các rapper tiến lên mainstream phải chấp nhận làm nhạc văn minh, có thông điệp chuẩn mực.
Không ít khán giả, nhất là những người nghe rap thời gian gần đây, hoặc chỉ mới tiếp cận thể loại này sẽ vỡ mộng, bởi câu từ, thông điệp, cách ICD và Tage thể hiện trong các bản diss hoàn toàn khác biệt so với những gì khán giả đại chúng thưởng thức ở 2 chương trình King of Rap và Rap Việt, hoặc các bản rap mainstream (chính thống). Ở đó, chỉ có lời hay, ý đẹp và thông điệp văn minh.
Có thể lấy ví dụ từ chính người trong cuộc. ICD tại King of Rap gây xúc động mạnh qua bài thi Tài sản của bố. Tage chinh phục các giám khảo Rap Việt qua bản rap học đường Lớp 12 , cũng với ngôn từ gần gũi, tình cảm và phù hợp cho mọi lứa tuổi. Còn với các bản diss, ICD và Tage là những hình ảnh gai góc và sử dụng từ ngữ táo bạo, nặng tính công kích.
Để lý giải chuyện này, một rapper lâu năm, đi lên từ underground cho tới mainstream, nhận định cùng Zing : “Những trận beef là thứ chỉ có ở rap trong các thể loại âm nhạc. Beef xuất hiện hàng chục năm trước trên làng nhạc thế giới và duy trì đến nay. Về cơ bản, beef phù hợp ở thế giới underground, không có tính đại chúng vì âm nhạc, ngôn từ quá mạnh mẽ. Những người nghiêm túc sẽ khó chịu khi nghe trận beef”.
“Các trận beef ngày xưa của rap Việt từng hoạt động ở một diễn đàn âm nhạc. Sau này, các nền tảng nhạc số phát triển, rapper có điều kiện đưa trận beef đến gần khán giả. Giai đoạn 2013-2018, rap Việt nóng lên bởi các trận beef ác liệt của các rapper thế hệ mới, nhưng chỉ được nhóm khán giả underground quan tâm. Còn 2 trận beef gần nhất, đặc biệt là ICD đấu Tage, rap đang có đà phát triển, do đó nhận sự quan tâm quá đông”, rapper này chia sẻ thêm.
Về chuyện một số khán giả chỉ trích khi nghe ngôn từ thô tục trong các bản diss của Tage và ICD, rapper này nhấn mạnh: “Suy cho cùng, các trận beef chỉ thật sự hay với những người yêu rap, hiểu rap và chấp nhận về nó. Một khi các bản rap diss vươn lên vị trí cao ở top thịnh hành, rõ ràng nó đã vượt rất xa ranh giới của underground. Từ đó, nhiều khán giả mới tiếp cận, và họ có thể chưa kịp thích nghi những nội dung mang tính chất đả kích nhau, thay vì âm nhạc để thưởng thức”.
Vẫn còn định kiến ở rap Việt
Ba năm trước, một khán giả đặt câu hỏi trên diễn đàn Quora : “Tại sao câu từ trong rap lại thô tục?”. Một tài khoản giải thích: “Rap xuất thân từ những người da đen tại Mỹ. Họ không vui trong cuộc sống, dẫn đến tức giận và tìm cách giải tỏa trong âm nhạc. Về bản chất, rap có sự gai góc”.
Sau hơn 40 năm phát triển, rap của hiện tại chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, phần lớn rapper vẫn giữ cái tôi, chất gai góc trong dòng chảy để thể hiện các bản rap. Tại Mỹ, những câu từ dung tục trong rap được chấp nhận như lẽ tự nhiên.
Các rapper Eminem, Drake, Kanye West… không ngại sử dụng ngôn từ thô tục trong các bản rap đại chúng. Nhưng họ vẫn được đón nhận, luôn chinh phục các bảng xếp hạng âm nhạc, thậm chí được trao giải Grammy. Không có sự gò bó, đấy là bản chất của rap Âu – Mỹ đã duy trì văn hóa hàng chục năm.
Tage ở Rap Việt và trong trận beef là bộ mặt hoàn toàn khác.
Trong khi đó, ở thị trường Việt Nam, ranh giới underground và mainstream vẫn tách biệt cụ thể. Ngay cả việc sử dụng mày/tao trong các bản rap chính thống cũng khó nhận sự đồng tình từ khán giả đại chúng.
Ở 2 cuộc thi giúp rap nổi lên là Rap Việt và King of Rap, câu từ phải chuẩn mực 100%, qua các bước kiểm duyệt trước khi lên sóng. Những bản rap hit ở Vpop, hoặc các ca khúc có sự kết hợp từ rap cũng phải dùng từ ngữ phù hợp.
Binz hoạt động ở mainstream theo hình tượng “Bad boy”. Các bản rap của Binz không có từ ngữ thô tục, nhưng thường sử dụng các khái niệm mang tính ẩn dụ, vẫn trong phạm vi chấp nhận được. Năm 2020, Binz trình diễn BigCityBoi trên sân khấu lớn. Anh phải cắt gọt những cụm từ được cho là phản cảm.
Một khi đã bước qua ranh giới của underground, các rapper Việt phải chấp nhận cuộc chơi mới, thậm chí hạ cái tôi xuống. Karik là trường hợp tiên phong, từng hứng cơn mưa “gạch đá” từ chính cộng đồng underground vì dấn thân vào con đường chuyên nghiệp, thể hiện các bản rap love (rap về tình yêu).
JustaTee thời mới vào nghề từng tham gia loạt trận beef, sử dụng ngôn từ không chuẩn mực. 10 năm qua, JustaTee từ bỏ những thứ chỉ có ở underground để tiến lên chuyên nghiệp. Bên cạnh JustaTee còn có BigDaddy, Rhymastic hay B Ray – những rapper sẵn sàng bước qua vùng an toàn để hướng đến giá trị lớn hơn cho sự nghiệp.
Trong đó, Rhymastic từng có thời gian duy trì 2 nghệ danh cho 2 đầu thái cực underground và mainstream. Khi lao vào các trận beef, cái tên YC xuất hiện. Còn với sản phẩm chuyên nghiệp, chuẩn mực là nghệ danh Rhymastic.
Nhưng sự khắc nghiệt của thị trường cũng khiến nhiều rapper không sẵn sàng “nhập gia tùy tục”. Nhiều cái tên được ví như tượng đài trong giới underground, nhưng không tiến thêm một bước để hướng tới khán giả đại chúng.
Đa phần các rapper đó quan niệm, đã hòa nhập “mainstream là sẽ hòa tan”, do đó chấp nhận thu mình về thế giới riêng để giữ những thứ gọi là độ “chất” của một rapper.
Màn đấu Rap 'cực căng' vẫn chưa phân rõ thắng thua, riêng về top trending có vẻ ICD 'nhỉnh' hơn Tage rồi!
Sản phẩm Rapper số 1 của ICD đang rất được lòng dân mạng, leo thẳng top trending mặc kệ ồn ào bủa vây.
Nhiều ngày qua, cuộc chiến của ICD và Tage luôn là chủ đề được dân mạng Việt quan tâm. Đến thời điểm hiện tại, ICD đã ra bản rap thứ 2 mang tên Rapper số 1 để chiến tiếp với học trò Suboi. Trước đó, với màn tuyên chiến của ICD qua bản rap Chân chạm đất , Tage đã đáp trả bằng sản phẩm Overrated với giai điệu cực bắt tai.
Rapper số 1 - ICD (Tage Dissing)
Quay trở lại với bản rap Rapper số 1, ICD đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của khán giả, điều đó được chứng tỏ qua những con số mà sản phẩm này đạt được. Trên mặt trận YouTube, dù chỉ là một lyrics video nhưng Rapper số 1 đã nhanh chóng leo thẳng vị trí Top 2 Trending được xem là thành tích cao nhất. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì video này đã tụt xuống một nấc nhưng lượt xem thì rất đáng tự hào - 1,9 triệu lượt xem chỉ sau hơn 2 ngày ra mắt.
Trận beef cực căng của ICD và Tage vẫn là tâm điểm chú ý của khán giả trong nhiều ngày qua.
Ngoài ra, bên dưới phần luận của Rapper số 1 ghi nhận gần 32 nghìn lượt bình luận, hơn 105 nghìn lượt thích. Chỉ qua những thành tích này cũng đủ thấy được sản phẩm rap diss của ICD đang có sức ảnh hưởng không hề nhỏ.
Nam rapper Lil Shady cũng là HLV của chương trình King of Rap mùa 1 bình luận bên dưới bản rap Rapper số 1 của ICD.
Ca sĩ Hoàng Tôn cũng dành lời khen ngợi cho nam rapper Chân chạm đất.
Hàng nghìn lượt bình luận khen ngợi ICD đến từ khán giả với sản phẩm cực cháy này.
Trận chiến về rap giữa ICD và Tage, ai hay hơn? Trận chiến giữa ICD và Tage tiếp tục nóng lên khi thí sinh Rap Việt tung bản diss công kích không khoan nhượng với đối thủ. Tage thực hiện bản diss Overrated - do anh viết lời và Sonny Tran sản xuất âm nhạc - để đáp trả màn công kích Chân chạm đất từ ICD. Sau 3 ngày, Overrated nhận hơn một...