Nhiều học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh quyết đi xuất khẩu lao động dù đậu đại học top đầu, nguyên nhân vì sao?
Học sinh Nghệ An, Hà Tĩnh dù đậu đại học top đầu nhưng lại không chọn con đường đại học. Các em học sinh quyết định rẽ hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức nơi xứ người.
Những năm gần đây, học sinh ở những làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh có xu hướng học THPT để lấy tấm bằng tốt nghiệp. Sau đấy, các em sẽ chọn con đường ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Đáng nói, rất nhiều em học sinh sở hữu thành tích học tập tốt, thậm chí rất nhiều em là học sinh giỏi và thi đậu vào những ngôi trường đại học thuộc top đầu.
Thực ra trước đây, phụ huynh ở vùng quê này vẫn nghĩ rằng dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn ra sao thì vẫn sẽ cố gắng cho con đi học đại học. Bởi con vào được giảng đường đại học thì gia đình cũng sẽ tự hào, có hy vọng thoát nghèo. Thế những những năm nay, rất nhiều sinh viên ra trường lại không xin được việc làm hoặc phải làm những công việc không đúng với chuyên ngành, chuyên môn. Nhiều em may mắn tìm được việc làm thì mức lương nhận được cũng không đủ để trang trải cuộc sống.
Rất nhiều học sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã không còn “mặn mà” với chuyện học (Ảnh minh họa)
Từ đó, nhiều bậc phụ huynh đã dần thay đổi quan điểm. Họ chấp nhận để các con của mình từ chối học đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động dù có nhiều em vẫn sở hữu thành tích học tập rất tốt. Trả lời báo Zing, thầy Lê Hoài Nam, Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết trong năm học vừa rồi nhà trường có 2 học sinh đoạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý và có thể ôn luyện để thi học sinh giỏi quốc gia nhưng từ chối tham gia vào đội dự tuyển. Các em cho biết mình không có ý định vào đại học và cần thời gian để ôn tập tiếng Hàn, Nhật cũng như các kỹ năng để đi xuất khẩu lao động.
Video đang HOT
Học bạ của một em học sinh giỏi quyết đi xuất khẩu lao động tại Nhật (Ảnh: VietNamNet)
Chia sẻ với VienNamNet , hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cho biết các em ngày nay có định hướng rất thực tế. Các em quan niệm rằng đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm nên không chỉ có các bạn mang học lực trung bình mà nhiều em học sinh giỏi cũng chỉ học để lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi lên đường “xuất ngoại”.
Thanh niên không tay gặp sự cố lần đầu khởi nghiệp, nhiều người hỗ trợ
Vượt lên nghịch cảnh, Mão, thanh niên không tay, tự mình kiếm được một khoản tiền để đầu tư dịch vụ câu cá, song một sự cố đã xảy ra khiến chàng thanh niên mất khoản tiền lớn trong lần đầu khởi nghiệp.
Số cá bị chết trong hồ được vớt lên và nhiều người dân chung tay mua lại để hỗ trợ - Ảnh: LÊ MINH
Khoảng 3 tháng nay, anh Nguyễn Doãn Mão (một thanh niên không tay 23 tuổi, ngụ tại xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đầu tư mô hình dịch vụ hồ câu cá tại một thửa đất ở địa phương. Mão đầu tư hơn 200 triệu đồng mua hàng trăm con cá trắm đen thả vào hồ, bước đầu công việc kinh doanh khá suôn sẻ.
Những ngày gần đây, để cải tạo lại hệ thống hồ câu, Mão cho vớt toàn bộ cá chuyển sang hồ nuôi. Rạng sáng 13-6, máy bơm bị sự cố dẫn đến ngừng hoạt động, cá trong hồ thiếu oxy đã bị chết hàng loạt.
Sự cố xảy ra bất ngờ, Mão chỉ biết nhờ người thân vớt cá dưới hồ lên, đồng thời thông qua mạng xã hội nhờ người dân hỗ trợ mua cá.
Hình ảnh thanh niên Nguyễn Doãn Mão mới ngoài 20 tuổi không còn đôi tay ngồi bên số cá vớt lên từ hồ đã khiến nhiều người xúc động, thông tin "giải cứu" cá nhanh chóng lan truyền, chỉ trong buổi sáng hàng trăm con cá trắm bị chết đã được bán hết.
Anh Nguyễn Doãn Mão bên hồ câu do mình đầu tư - Ảnh: LÊ MINH
Mão cho biết số tiền thu về từ việc bán cá khoảng 30 triệu đồng, lỗ trên 170 triệu đồng so với số tiền đầu tư ban đầu.
Cách đây 5 năm, Mão gặp tai nạn sau một sự cố nổ bình gas khiến đôi tay bị mất vĩnh viễn. Với ý chí vươn lên mạnh mẽ, Mão vẫn có thể kiếm tiền trên các nền tảng mạng xã hội.
Sau thời gian tích góp được một khoản tiền, Mão vay mượn thêm người thân đầu tư mô hình hồ câu cá nhưng không may sự cố đã xảy ra.
Mão cho biết đây là sự cố không mong muốn và mô hình khởi nghiệp đầu tư hồ câu cá vẫn tiếp tục được thực hiện.
"Trong năm nay tôi dự định mở thêm một số dịch vụ kinh doanh khác, nhưng sự cố vừa rồi làm tôi mất một khoản tiền lớn nên các dự định sẽ bị chậm lại" - Mão tâm sự.
Cặp đôi đi đăng kí kết hôn có đủ gia đình, ban ngành tham gia Thông thường, trước khi tổ chức hôn lễ, các cặp đôi sẽ dắt tay nhau lên xã, phường để đăng ký kết hôn. Điều này vốn dĩ bình thường nhưng nó trở nên trang trọng hơn bởi 1 cặp đôi ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Kết hôn là chuyện cả đời người, nên luôn được quan tâm chú ý, những trường hợp...