Nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch
Chiều 30/7, Đồng Tháp đã tiếp nhận nhiều trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trị giá hơn 1,2 tỷ đồng từ Chương trình “Tiếp nối nhịp thở – Chia sẻ yêu thương” do Quỹ từ thiện Kim Oanh tài trợ.
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch Quỹ từ thiện Kim Oanh trao tặng ngành Y tế Đồng Tháp nhiều trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Chương Đài/TTXVN
Các trang thiết bị, thiết bị vật tư y tế trao tặng Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp và Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc gồm: 1 hệ thống máy thở oxy Puritan Bennett 840; 5 máy thở liệu pháp oxy lưu lượng cao O2FLO; 12 bộ vật tư kết nối máy thở; 1.000 khẩu trang y tế N95; 500 bộ đồ bảo hộ y tế. Tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Với mong muốn chung tay cùng chính quyền địa phương đẩy lùi dịch bệnh, chương trình “Tiếp nối nhịp thở – chia sẻ yêu thương” đã góp phần chia sẻ những áp lực, khó khăn ngành Y tế tỉnh trong tình huống cấp bách hiện nay.
Phát biểu trong Lễ tiếp nhận, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh trân trọng cảm ơn Quỹ từ thiện Kim Oanh và cá nhân bà Đặng Thị Kim Oanh. Đây là nghĩa cử thiết thực, quý báu trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường.
Ông Đoàn Tấn Bửu thông tin, tính từ ngày 24/6 đến 30/7, toàn tỉnh có gần 3.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn, 46 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19. Hy vọng với các thiết bị chuyên dụng cần thiết này, ngành y tế Đồng Tháp có thêm điều kiện để điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân mắc COVID-19, giảm tỷ lệ tử vong tại địa phương.
* Cùng với nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo các cấp ngành tỉnh, địa phương đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân đang khó khăn trong tiêu thụ mùa dịch bệnh.
Những ngày qua, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Công đoàn Công an tỉnh Sóc Trăng đã phát động toàn thể cán bộ, chiến sĩ, các hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên trong Công an tỉnh tham gia ủng hộ thu mua được gần 20 tấn rau, củ, quả gồm: khoai, chanh, mướp, dưa leo, thanh long, táo, nhãn, dưa… cho nông dân tại huyện Châu Thành và Cù Lao Dung với tổng số tiền trên 170 triệu đồng.
Video đang HOT
Trước đó, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng, Sở Công Thương, ngành Nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh việc thu mua vừa hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân vừa góp phần hỗ trợ cung cấp sản phẩm đến người dân tại TP Hồ Chí Minh, người dân tại vùng cách ly phong tỏa do dịch bệnh vượt qua khó khăn.
Hà Nội lập chốt kiểm soát giáp ranh giữa các quận, tăng cường mật độ kiểm tra
Hà Nội yêu cầu rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận.
Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Tăng cường mật độ kiểm tra
Theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, các quận, huyện, thị xã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 17 và làm việc với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của Trung ương) đóng trên địa bàn, yêu cầu thực hiện đúng quy định về giãn cách; phê duyệt phương án phòng, chống dịch của từng đơn vị, yêu cầu đóng cửa hoặc ngừng hoạt động đối với đơn vị không thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch.
Từng địa phương có nhiệm vụ rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là các quận và các khu vực giáp ranh giữa các quận.
Các đơn vị huy động tối đa các lực lượng dân quân, Tổ phòng chống COVID-19 cộng đồng, tình nguyện viên... tham gia công tác phòng, chống dịch để tăng cường bổ sung cho các lực lượng chính quy, nhất là tại các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn.
Lực lượng chức năng Hà Nội nhắc nhở, xử phạt người ra đường khi không có việc cần thiết.
Các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn thực hiện khai báo y tế sức khỏe hằng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tại các cơ quan, hội nghị, các siêu thị, bệnh viện và các cơ sở y tế... nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy đề nghị các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và các đoàn kiểm tra tăng cường xuống địa bàn kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là các địa phương còn hạn chế trong công tác phòng, chống dịch, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thành uỷ Hà Nội yêu cầu kịp thời chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu và chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại địa bàn được phân công phụ trách.
Các cấp ủy, chính quyền, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện Chỉ thị số 17 ở địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng, trình Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách phê duyệt để tổ chức thực hiện đồng bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố điều phối một số nhiệm vụ không yêu cầu về chuyên môn của ngành Y tế cho các lực lượng khác nhằm giảm tải cho ngành Y tế và bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Đặc biệt, về công tác bảo đảm an sinh xã hội, Thường trực Thành ủy đồng ý chủ trương về việc thành phố hỗ trợ các hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 năm 2021 ngoài các đối tượng đã thuộc diện được hưởng các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của UBND thành phố Hà Nội.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố và các đơn vị liên quan nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện.
Chỉ cho phép hoạt động nếu đảm bảo phòng dịch
Ban Cán sự đảng UBND thành phố được giao chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 17 tại các cơ quan, đơn vị của thành phố và Trung ương đóng trên địa bàn để bảo đảm thực hiện nghiêm trong thời gian giãn cách xã hội; xử lý nghiêm các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17. Các đơn vị xây dựng phương án làm việc theo Chỉ thị này.
UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt phương án của các đơn vị bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 17, chỉ cho phép hoạt động đối với các đơn vị đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ cho phép các cơ sở sản xuất hoạt động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và phương án phòng, chống dịch đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các chốt kiểm soát, phân luồng giao thông đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa và người lao động đi làm việc theo quy định.
Sở Y tế khẩn trương rà soát, bổ sung năng lực điều trị, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thành phố có phương án huy động nguồn lực, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao công suất tổ chức cách ly, năng lực xét nghiệm, điều trị, đáp ứng cho mọi tình huống dịch; tập trung điều tra F0, khám sàng lọc người ho, sốt qua khai y tế để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô điều phối phương tiện (xe ô tô chuyên dùng, xe quân đội, xe huy động từ các cơ quan, doanh nghiệp...) phục vụ công tác phòng, chống dịch bảo đảm khoa học, hiệu quả, an toàn; giao Bộ Tư lệnh Thủ đô là đầu mối quản lý, điều hành phương tiện và bố trí cán bộ phục vụ đưa đón F1 đi cách ly tập trung sau khi có xác nhận của cơ quan y tế cũng như việc đưa trả các trường hợp này về địa phương sau khi hết cách ly.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển mẫu sinh phẩm từ các đơn vị lấy mẫu chuyển đến các đơn vị xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế (trong quá trình vận chuyển có cán bộ y tế đi kèm).
Công an thành phố chủ trì phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, Sở Y tế thống nhất các quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi thành phố khi đã kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố và thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại các khu vực ven thành phố, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào thành phố làm việc.
Đưa tin giả là hành động phá hoại Tin giả không chỉ gây hoang mang cho người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống dịch của cơ quan nhà nước Khi nền tảng mạng xã hội phát triển và du nhập vào Việt Nam, người dân có thêm kênh để tiếp nhận thông tin đa dạng hơn. Tuy nhiên, kèm với đó là thông tin không...