Nhiều hoạt động nhân 15 năm Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận là ‘Khu dự trữ sinh quyển thế giới’
UBND TP Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (26/5/2009 – 26/5/2024).
Các hoạt động sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 6/2024 với chủ đề “Xanh mãi Cù Lao Chàm”. Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm có các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trang trí cổ động trực quan, triển lãm tranh ảnh về đa dạng sinh học…
Đặc biệt, vào ngày 23/5 sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới và chương trình nghệ thuật thực cảnh tại khu vực âu thuyền Cù Lao Chàm. Dịp này, du khách được miễn phí vé tham quan Cù Lao Chàm (vùng lõi khu sinh quyển).
Các hoạt động vừa kể mang ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An; nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của cộng đồng cùng các bên liên quan trong công tác bảo tồn, phát triển và phát huy các giá trị của khu sinh quyển. Đồng thời hưởng ứng “Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia – Quảng Nam 2024″, thu hút du khách đến với Cù Lao Chàm, góp phần phục hồi du lịch và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Khu bảo tồn Cù lao Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san hô, các thảm rong, cỏ biển và còn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.
Video đang HOT
Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, TP Hội An (Quảng Nam) còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham. Nằm cách bãi biển Cửa Đại khoảng 15 km đường biển, Cù lao Chàm rộng khoảng 15 km2 với hơn 2.900 dân sinh sống.
Với 8 hòn đảo nhỏ, Cù lao Chàm được thiên nhiên ưu ái có khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối bốn mùa phủ xanh trên các hòn đảo. Với 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước, Cù lao Chàm mang trong mình sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú.
Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển Thế giới vào năm 2009.
Khu bảo tồn Cù lao Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san hô, các thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao sinh sống. Không chỉ có thế, nơi đây còn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, trong đó có 2 loài được ghi vào sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài.
Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm còn chứa trong mình các hệ văn hóa từ xa xưa để lại (như: Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt), cùng với các di tích đã chứng minh mối quan hệ giao lưu giữa Cù lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển. Qua các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên 3.000 năm, nơi đây còn là nơi sinh sống của các cư dân cổ xưa. Đây thật sự là một địa điểm lý tưởng để khám phá.
Cù Lao Chàm còn tồn tại khá đầy đủ thiết chế văn hóa tín ngưỡng truyền thống của làng xã miền Trung nước ta. Các di tích tín ngưỡng hiện còn ở Cù lao Chàm được xây dựng chủ yếu vào khoảng thế kỷ 17-18 như: đình Đại Càn, miếu thờ Thành hoàng, miếu Tiền hiền, miếu Thần nông, miếu Tổ nghề yến, lăng Ông Ngư, lăng Cô, giếng Xóm Cấm, chùa Hải Tạng … là những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách.
Giếng cổ Cù Lao Chàm mang đặc trưng của giếng Chăm Pa cổ.
Hiện nay, Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm thu hút hơn 2 vạn khách du lịch mỗi năm. Có thể nói điều thu hút du khách tới đây chính là muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của biển cả, của những nền văn hóa cổ xưa và được tự mình khám phá thiên nhiên.
Đặc biệt, đảo Cù lao Chàm những năm gần đây nói không với rác thải hay túi nilon. Từ giữa năm 2009, người dân nơi đây đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị của TP Hội An về việc không sử dụng túi nilon trên đảo, cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường. Có lẽ vì vậy nên dù diện tích chỉ hơn 15km2 và cách đất liền hơn 1 hải lý với 30 phút chạy tàu, nhưng thu nhập từ du lịch của Cù lao Chàm luôn tăng trung bình 40% mỗi năm và nằm trong nhóm những điểm đến có tỷ lệ khách quay trở lại cao nhất cả nước.
Hấp dẫn Cù Lao Chàm
Chỉ mất chưa đầy 30 phút từ Cửa Đại (Hội An), bạn đã có thể thưởng thức hải sản tươi ngon, chụp ảnh trên bãi biển xanh ngắt...
Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km. Cù Lao Chàm dù nằm trong khu vực du lịch nổi tiếng với Đà Nẵng - Hội An - Cửa Đại - Thánh địa Mỹ Sơn nhưng vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Nơi đây được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009.
Vẻ đẹp của Cù Lao Chàm. Ảnh: Internet |
Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này khoảng 3.000 người. Yên bình và nhỏ nhắn, cuộc sống hàng ngày của người dân Cù Lao Chàm bắt đầu từ buổi sớm khi mặt trời chưa thức giấc. Phiên chợ cá nhộn nhịp với những con thuyền chở nặng đầy, tấp nập mua bán. Buổi trưa, hãy để làn nước trong lành bao bọc lấy bạn, vỗ về và mát xa nhè nhẹ cơ thể. Bạn cũng có thể nằm dài lười biếng trên bãi biển hưởng ánh nắng sớm dịu dàng. Bãi gần làng chài nhất là bãi Xếp, bãi biển đẹp nhất là bãi Chồng, cả hai bãi biển đều không bị các dịch vụ mua bán đồ ăn thức uống quấy rầy. Di tích Bãi Ông là nơi cư trú của cư dân Tiền Sa Huỳnh và là di tích có niên đại xưa nhất ở Hội An (3.000 năm). Di tích Bãi Ông còn là đối tượng quan trọng để nghiên cứu về Văn hóa Tiền Sa Huỳnh ở cả miền Trung nước ta. Di tích khảo cổ Bãi Làng cũng là một di tích quan trọng của hệ thống di tích khảo cổ Chăm Pa ở Hội An và miền Trung. Ở đây, ngoài những hiện vật bản địa còn có nhiều hiện vật gốm, thủy tinh của Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10.
Bên cạnh các di tích khảo cổ là sự tồn tại khá đầy đủ thiết chế văn hóa tín ngưỡng truyền thống của làng xã miền Trung nước ta. Các di tích tín ngưỡng hiện còn ở Cù Lao Chàm, được xây dựng chủ yếu vào khoảng thế kỷ 17 - 18 như đình Đại Càn, miếu thờ Thành hoàng, miếu Tiền hiền, miếu Thần nông, miếu Tổ nghề yến, lăng Ông Ngư, lăng Cô, giếng Xóm Cấm ...
Đặc biệt, ở Hòn Lao có chùa Hải Tạng thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa được xây dựng vào thế kỷ 18, là công trình khá đẹp, có qui mô lớn với kiến trúc kiểu "chồng rường giả thủ" chia 3 gian 2 lòng, có hậu tẩm, kết cấu vì kèo gỗ và các chi tiết kiến trúc được chạm trổ công phu.
Một chiếc xe đạp và chuyến du lịch kỳ thú khám phá Cù Lao Chàm là cách tốt nhất để bạn tận hưởng không khí biển. Con đường nhỏ nhắn đi xuyên qua những cồn cát, những mái nhà nhỏ, những làng chài nép mình ven biển. Hãy để đôi chân trần chạm mặt nước và thử bắt vài chú cua đá đang lẩn nhanh vào những khe đá.
Một chuyến lặn biển hay đi dạo trong những khu rừng sâu thẳm, đêm đốt lửa trại trên những bãi biển vẫn còn rất vắng người sẽ cho bạn một bữa tiệc trên biển thực sự thú vị.
Quyến rũ, cù lao Chàm... Đến cù lao Chàm, chúng tôi ngay lập tức bị nơi này quyến rũ bởi nét đẹp hoang sơ của biển xanh và cát trắng ôm tròn những hòn cù lao... Một người dân ở cù lao Chàm (thuộc xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) "cõng" hơn một du khách. "Trung bình mỗi ngày có 3.500 du khách đến cù...