Nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất đẩy giá cao su tăng tại các thị trường châu Á
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày giữa tháng 8/2020, giá cao su trên các thị trường châu Á đều có xu hướng tăng.
Giá cao su tăng do nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất. Theo đó, một số hãng sản xuất xe ô tô của Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng mức cắt giảm công suất trong tháng 8/2020.
Hãng Toyota dự kiến sẽ chỉ giảm 3% công suất trong tháng 8/2020, giảm ít hơn nhiều so với các mức cắt giảm 10% trong tháng 7/2020 và 40% trong tháng 6/2020. Hãng Nissan dự kiến sẽ cắt giảm 20% lượng xe hơi sản xuất hàng năm của hãng. Trong khi doanh số bán ô tô mới tại Trung Quốc tháng 7/2020 tăng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt 2,11 triệu xe, tăng 16,4% so với tháng 7/2019.
Theo Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 8-10/2020 sẽ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019 do hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước tiêu thụ lớn khác dần cải thiện. Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu từ tháng 7 đến tháng 10/2020 dự báo giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Diễn biến giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2020 tại sàn OSE trong tháng 8/2020
(ĐVT: Yên/kg)
Video đang HOT
Theo ANRPC, triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên trong cả năm 2020 sẽ đạt 12,75 triệu tấn, tăng so với mức 12,67 triệu tấn trong dự báo trước và tăng 7,3% so với năm 2019. Sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 dự báo đạt 13,19 triệu tấn, giảm 4,5% so với năm 2019. Nhu cầu tăng trong khi sản lượng giảm sẽ tiếp tục đẩy giá cao su tự nhiên đi lên.
Tuy nhiên, Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) không lạc quan như ANRPC về triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên trong những tháng tới. IRSG dự báo nhu cầu cao su tự nhiên thế giới năm 2020 sẽ giảm 11% so với năm 2019, xuống còn 12,12 triệu tấn, sau đó sẽ hồi phục trong năm 2021 (tăng 7,8%). Nguyên nhân giảm là do các nước thực hiện những biện pháp chống dịch Covid-19 nên các nhà máy phải tạm dừng hoạt động, kinh doanh bán lẻ trì trệ, thiếu nhân lực lao động…
Diễn biến giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2020 tại sàn SHFE trong tháng 8/2020
(ĐVT: NDT/tấn)
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), ngày 18/8/2020, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2020 giao dịch ở mức 167,8 Yên/kg (tương đương 1,59 USD/ kg), tăng 0,8% so với 10 ngày trước đó, nhưng vẫn giảm 3,8% so với ngày 18/8/2019.
Tại sàn SHFE Thượng Hải, ngày 18/8/2020, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2020 giao dịch ở mức 11.240 NDT/ tấn (tương đương 1,62 USD/tấn), tăng 0,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 6,6% so với ngày 18/8/2019.
Tại Thái Lan, ngày 18/8/2020 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 52,9 Baht/kg (tương đương 1,69 USD/kg), tăng 5,3% so với 10 ngày trước đó và tăng 16% so với ngày 18/8/2019.
Xuất khẩu cao su giảm hơn 32% trong quý I/2020 do dịch Covid-19
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 227,71 nghìn tấn, trị giá 331,25 triệu USD, giảm 32,9% về lượng và giảm 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Ảnh minh họa.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 60,56 nghìn tấn, trị giá 87,08 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm 23,2% về trị giá so với tháng 2/2020; giảm 40,9% về lượng và giảm 39,1% về trị giá so với tháng 3/2019. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 227,71 nghìn tấn, trị giá 331,25 triệu USD, giảm 32,9% về lượng và giảm 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2020 ở mức 1.438 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 2/2020, nhưng tăng 3,1% so với tháng 3/2019.
Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su sang một số thị trường vẫn đạt được sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 như: Bangladesh, Nhật Bản, Sri Lanka, Pakistan, Pháp...
Trong tháng 3/2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, đạt 33,97 nghìn tấn, trị giá 46,37 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 23,7% về trị giá so với tháng 2/2020; giảm 48,4% về lượng và giảm 49% về trị giá so với tháng 3/2019. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 142,84 nghìn tấn, trị giá 203,1 triệu USD, giảm 34,8% về lượng và giảm 29,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2020 bình quân ở mức 1.422 USD/tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, do tác động của dịch Covid-19, các đơn hàng xuất khẩu cao su tự nhiên trong quý 1/2020 giảm hơn 30%, các hợp đồng dài hạn có xu hướng tạm hoãn nhận hàng hoặc hủy bỏ giao kèo đã ký kết trước đó. Điều này dẫn đến lượng tồn kho trong nước tăng cao so với năm trước (tăng 40 - 50%), gây phát sinh chi phí lưu kho làm tăng giá thành sản phẩm.
Trên thị trường thế giới, giá cao su ở mức thấp do dịch Covid-19 khiến ngành sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn và thị trường lo ngại kinh tế thế giới suy thoái. Tập đoàn ô tô Toyota sẽ giảm sản lượng xe thành phẩm 40% tại Nhật Bản trong tháng 5/2020 do nhu cầu toàn cầu giảm bởi đại dịch Covid-19. Tháng 3/2020, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% so với tháng 3/2019.
Quý 1/2020, mặc dù nhu cầu cao su toàn cầu ở mức thấp, nhưng thị trường được hỗ trợ bởi sản lượng giảm do cây cao su vào mùa rụng lá. Sang quý 2/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu... ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỷ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên.
Minh Ngọc
Thị trường ngày 11/4: Giá đồng cao nhất hơn 3 tuần, sắt và thép đều tăng Các thị trường London, New York và Chicago nghỉ lễ Phục Sinh, hoạt động giao dịch thị trường châu Á trở nên trầm lắng, trong bối cảnh đại dịch virus corona. Chốt phiên giao dịch ngày 10/4, đồng có tuần tăng giá mạnh nhất gần 2 năm, quặng sắt và thép đều tăng, cao su diễn biến trái chiều, dầu cọ giảm trở...