Nhiều giáo sư đại học Trung Quốc bị tố quấy rối tình dục sinh viên
Trước sự bùng nổ của những cáo buộc quấy rối tình dục trong giảng đường, Bộ Giáo dục Trung Quốc kêu gọi các trường đại học có những biện pháp thiết thực để bảo vệ sinh viên.
Kể từ khi phong trào nữ quyền #MeToo lan rộng toàn cầu, nhiều vụ án quấy rối và tấn công tình dục đã được đưa ra ánh sáng ở Trung Quốc.
Đại học Bắc Kinh dẫn đầu trong các cơ sở giáo dục đối mặt với khiếu nại quấy rối tình dục. Ảnh: EPA-EFE.
Một số cáo buộc có liên quan đến các giáo sư của những trường uy tín như Đại học Bắc Kinh, Đại học Beihang và Đại học Sun Yat-sen. Thậm chí, các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực từ thiện, giải trí và truyền thông cũng có mặt trong danh sách.
Tháng 11 năm ngoái, Bộ Giáo dục nước này đã ban hành lệnh cấm các mối quan hệ không đúng đắn trong môi trường giáo dục và nêu rõ chính sách không khoan nhượng đối với quấy rối tình dục.
Phong trào #MeToo có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ảnh: Duncan.
“Chúng tôi sẽ làm việc với sở giáo dục địa phương để cải thiện các cơ chế phòng chống vấn nạn này”, Bộ khẳng định.
Tuy nhiên, nhóm hoạt động vì nữ quyền tại Trung Quốc lập tức chỉ trích biện pháp trên không cụ thể và không thấy thời gian tiến hành rõ ràng.
Nhóm cũng lên án việc Bộ từng đàn áp các hoạt động hợp pháp của sinh viên về phong trào nữ quyền và bắt họ phải giữ im lặng.
Video đang HOT
“Thật khó để tin tưởng vào cơ chế chống quấy rối tình dục của Bộ Giáo dục khi họ chính là những người phản đối các phong trào hợp pháp đó của sinh viên”, một thành viên của nhóm hoạt động nói.
Li Maizi là một trong những nhà hoạt động nữ quyền bị bắt giữ sau một cuộc biểu tình năm 2015. Ảnh: Simon Song.
Tuy nhiên cũng có nhiều nhà nữ quyền khác hoan nghênh động thái này của Bộ. Một trong số đó là Li Maizi – người từng bị giam giữ sau cuộc biểu tình phản đối quấy rối tình dục năm 2015.
“Tôi mừng là Bộ Giáo dục đã cởi mở hơn các cơ quan chính phủ khác và sẵn sàng thay đổi”, cô Li chia sẻ.
Cô nói thêm: “Mặc dù vậy, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn thành viên nòng cốt. Nếu không, việc thành lập các ủy ban chống quấy rối tình dục chỉ là vật trang trí cho một hệ thống quan liêu mà thôi”.
Các sinh viên Trung Quốc ủng hộ phong trào nữ quyền. Ảnh: RFA.
Ông Michael Tien Puk-sun, một nhà lập pháp của Hong Kong, cho biết vào tháng 3 tới sẽ đệ trình đề xuất tất cả các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chống quấy rối tình dục và xử lý nhanh chóng các khiếu nại liên quan.
Ông nhấn mạnh: “Tôi thấy phấn khởi khi đề xuất của mình được chấp thuận. Tuy nhiên, chúng ta phải đảm bảo đa số thành phần trong xã hội, đặc biệt là các bạn sinh viên đồng thuận và ủng hộ với chủ trương này”.
Phong trào #MeToo bùng nổ mạnh mẽ tại Trung Hoa đại lục từ năm 2018. Ảnh: Getty Images.
Theo một khảo sát trên 4.500 người vào tháng 1/2018, 75% phụ nữ được hỏi cho biết họ từng trải qua các vụ quấy rối tình dục.
Kể từ năm 2018, khi phong trào #MeToo đạt được sức hút mạnh mẽ ở Trung Quốc, sinh viên từ hơn 50 trường đại học đã ký thư kêu gọi thực hiện chính sách chống vấn nạn quấy rối trong khuôn viên trường và có mức trừng phạt nặng hơn đối với các phạm nhân.
Theo Zing
Từ chối rút đơn tố cáo thầy giáo, nữ sinh Bangladesh bị thiêu sống
Một tòa án ở Bangladesh ngày 24/10 tuyên mức án tử hình đối với 16 đối tượng liên quan đến vụ một nữ sinh viên 19 tuổi bị thiêu sống khiến dư luận cả nước này phẫn nộ xảy ra hồi tháng 4 vừa qua.
Người biểu tình ở Bangladesh phản đối vụ việc.
Thep AFP, hồ sơ vụ việc cho thấy, cuối tháng 3 vừa qua, nữ sinh viên Nusrat Jahan Rafi đã đến cảnh sát tố cáo giáo viên ở ngôi trường mà cô theo học có hành vi quấy rối tình dục.
Cảnh sát trưởng Mohammad Iqbal - người dẫn đầu cuộc điều tra - cho biết, theo kết quả điều tra, ban đầu, có 18 đối tượng bị bắt giữ.
Những người này khai rằng hiệu trưởng của trường đã yêu cầu họ gây áp lực để Rafi rút đơn tố cáo hoặc giết chết cô nếu cô từ chối thực hiện yêu cầu của chúng.
Thuyết phục và đe dọa nữ sinh không được, đến tháng 4, Rafi bị dụ lên tầng thượng của trường. Tại đây, những kẻ tấn công đã ép cô rút đơn khiếu nại mà cô đã nộp cho cảnh sát.
Khi Rafi từ chối, nữ sinh này đã bị trói lại, bị đổ dầu lên người và bị phóng hỏa đốt.
Ban đầu, những kẻ giết người định dàn dựng biến vụ việc thành một vụ tự sát. Tuy nhiên, kế hoạch của chúng đã thất bại sau khi Rafi đã cố tìm cách đi được xuống cầu thang của tòa nhà.
Rafi sau đó được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị bỏng tới 80% cơ thể và qua đời trong bệnh viện vào ngày 10/4, 5 ngày sau khi bị tấn công.
Cái chết của cô nữ sinh đã gây phẫn nộ khắp nơi, đồng thời cho thấy rõ sự gia tăng đến mức đáng báo động các vụ quấy rối tình dục ở quốc gia Nam Á gồm 165 triệu người này.
Nhiều người Bangladesh sau đó đã biểu tình ở thủ đô Dhaka, yêu cầu nhà chức trách có hình phạt thích đáng với những kẻ giết người.
Sau vụ án mạng, Bangladesh đã ra lệnh cho khoảng 27.000 trường học ở trên khắp cả nước thành lập các ủy ban để ngăn chặn bạo lực tình dục.
Phát biểu sau khi bản án với 16 đối tượng liên quan đến vụ việc được đưa ra, công tố viên Hafez Ahmed cho rằng phán quyết chứng minh rằng sẽ không có ai thoát khỏi tội giết người ở Bangladesh.
"Chúng tôi có luật pháp", vị công tố viên nhấn mạnh.
Hà Dung
Theo baophapluat
Sốc: Cụ bà 72 tuổi lừa nam sinh tới nhà uống bia, quan hệ nam nữ Bà Delena Wells, 72 tuổi bị buộc tội thực hiện các hành vi quan hệ tình dục với nam sinh tuổi vị thành niên và nhiều lần giao hợp với một cậu học sinh khác, theo báo Anh Daily Star. Cụ bà 72 tuổi Delena Wellsra hầu tòa vì cáo buộc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục với nam sinh...