Nhiều giám đốc, chủ tịch khai thác, bán trái phép hàng trăm nghìn tấn quặng, đất hiếm
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh tố tụng đối với 5 bị can là Giám đốc, Chủ tịch, nhân viên của mỏ Yên Phú, Công ty Đất hiếm Việt Nam về các tội danh liên quan đến buôn lậu, khai thác, bán trái phép quặng, đất hiếm…
Ngày 1/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Dương (viết tắt là Công ty Thái Dương) và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 39/QĐ-CSKT-P3 ngày 17/10/2023, ngày 27/11/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Buôn lậu; đồng thời ra Quyết định và Lệnh tố tụng đối với các đối tượng có liên quan.
Các đối tượng (từ trái qua phải): Đoàn Văn Huấn, Nguyễn Văn Chính
Cụ thể, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét đối với Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc điều hành mỏ Yên Phú về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” quy định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự; do đã có hành vi giúp Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Dương chỉ đạo, tổ chức khai thác, bán trái phép trên 160.000 tấn quặng đất hiếm và quặng sắt, hưởng lợi bất chính trên 632 tỷ đồng.
Khởi tố bị can đối với Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam; Khởi tố, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với Đỗ Hạnh Hương, Phó Giám đốc Công ty Đất hiếm Việt Nam; khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét đối với Phạm Xuân Hậu và Phạm Thị Yến, Nhân viên xuất nhập khẩu Công ty Đất hiếm Việt Nam; về tội “Buôn lậu” quy định tại khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự; do có hành vi khai báo hải quan gian dối để xuất khẩu trái phép, bán cho các đối tác nước ngoài trên 470 tấn tổng Oxit đất hiếm có trị giá trên 380 tỷ đồng trong thời gian từ 2019-2023, gây thiệt hại về thuế xuất khẩu (tạm tính) cho Nhà nước số tiền trên 82 tỷ đồng.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh tố tụng đối với 5 bị can nêu trên theo đúng quy định pháp luật.
Hiện, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tập trung điều tra làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan để mở rộng điều tra, làm rõ bản chất vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Chuỗi cung ứng có đang tách khỏi Trung Quốc?
Chuỗi cung ứng dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước có chi phí sản xuất thấp khác đang tạo ra sự thay đổi lớn trong mô hình thương mại toàn cầu, nhưng để rời bỏ hoàn toàn "công xưởng của thế giới" không phải việc "một sớm một chiều".
Ngay từ năm 2018, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các tập đoàn đa quốc gia và công ty nước ngoài đã tính đến phương án đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm tránh phụ thuộc vào "công xưởng của thế giới" trong 40 năm qua. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 xảy ra cùng với các biến động địa chính trị trên thế giới, nhất là cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm bộc lộ những lỗ hổng của chuỗi cung ứng do quá phụ thuộc vào một địa điểm.
Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất xe hơi tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Thời gian qua, các tập đoàn như Apple, Mazda đã quyết tâm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khi tìm đến các trung tâm sản xuất khác ở châu Á có chi phí thấp hơn như Việt Nam, Bangladesh... Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản bởi trong suốt 4 thập niên qua, Trung Quốc đã trở thành trung tâm gia công cho các nhà sản xuất phương Tây và cả hai bên đều hưởng lợi đáng kể từ mối quan hệ này.
Trung Quốc giảm nhập khẩu
Theo trang Business Insider, mặc dù việc sản xuất thành phẩm đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc nhưng chuỗi cung ứng vẫn chưa thể tách rời khỏi quốc gia này. Dữ liệu thương mại cho thấy các nhà sản xuất của Trung Quốc đang lắp ráp ít thành phẩm hơn tại quê nhà. Thay vào đó, họ đang vận chuyển nguyên liệu chế biến và sản phẩm trung gian đến Đông Nam Á để lắp ráp thành phẩm trước khi xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa chuỗi cung ứng vẫn gắn với Trung Quốc dù cho việc sản xuất đang dịch chuyển sang thị trường khác.
Chuỗi cung ứng là một phần của hệ sinh thái và để phục vụ việc sản xuất tại Trung Quốc, cần phải có nguyên liệu thô hoặc linh kiện trung gian từ nơi khác. Tuy nhiên, các tập đoàn và công ty đa quốc gia đang dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, kéo theo lượng xuất khẩu của các quốc gia cung cấp sản phẩm trung gian cho nước này ở châu Á và một số nơi khác giảm sút.
Theo báo cáo "Châu Á đang dần tách rời khỏi Trung Quốc?" công bố ngày 8.9 của các nhà kinh tế tại Tập đoàn tài chính Nomura Holdings, tỷ trọng xuất khẩu linh kiện gia công của các thị trường như Hàn Quốc và Hồng Kông sang thị trường Trung Quốc đã giảm 2% trong vòng 26 tháng (tính từ tháng 4.2021 đến 6.2023). Việc Trung Quốc mua nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian từ hầu hết các nước châu Á cũng giảm khá nhiều trong thời gian qua.
Nhân viên tại nhà máy sản xuất thiết bị chơi game cầm tay của một công ty Mỹ tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Các nhà phân tích đánh giá, sự chậm lại này đánh dấu mức suy giảm lớn nhất về lượng nhập khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian của Trung Quốc trong 2 thập niên qua, từ đó phản ánh sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng ra khỏi đất nước này. Theo nhà kinh tế trưởng Sonal Varma của Nomura, trong vòng 5 năm qua, thị phần xuất khẩu tại Ấn Độ và châu Á (trừ Nhật Bản) sang Trung Quốc đã giảm khá nhiều.
Bên cạnh đó, ngay cả các công ty Trung Quốc cũng đang chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi quê nhà để tránh rủi ro. Hồi tháng 4.2023, tờ Financial Times trích lời ông Lu Yucong, Chủ tịch nhà sản xuất máy nước nóng lớn nhất Trung Quốc Guangdong Vanward New Electric cho biết các công ty Mỹ đã đặc biệt yêu cầu họ phải xây dựng các nhà máy ở nước ngoài "để tiếp tục hợp tác".
Tổng thống Mỹ cắt cơ hội tiếp cận chip Nvidia của Trung Quốc
Xuất sang Đông Nam Á để lắp ráp
Mặc dù phần lớn châu Á có vẻ "đang tách rời" khỏi Trung Quốc nhưng giao thương giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc lại ngày càng tăng, trong đó, tập trung vào các nước có quan hệ láng giềng thân thiết với Trung Quốc về kinh tế hoặc chính trị.
Báo cáo của ngân hàng HSBC vừa công bố trong tháng 9 cho thấy kể từ đầu năm 2023 đến nay, xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Đông Nam Á vẫn nhiều hơn so với xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu, đạt gần 600 tỉ USD/tháng. Sự thay đổi này một phần là do Trung Quốc điều chỉnh chính sách kinh tế theo Chiến lược kinh tế "Tuần hoàn kép", trong đó ưu tiên thúc đẩy các liên kết kinh tế với các quốc gia trong khu vực hơn là các thị trường khác. Sự dịch chuyển này một phần là do các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc đang được chuyển sang một số nước Đông Nam Á để lắp ráp thành phẩm trước khi xuất sang các thị trường tiêu dùng cuối như Mỹ và châu Âu.
Đây cũng là đánh giá mà các nhà nghiên cứu tại Chương trình Carnegie châu Á đưa ra hồi tháng 4. Hai nhà nghiên cứu Yukon Huang và Genevieve Slosberg phát hiện rằng mặc dù tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đã giảm từ 22% xuống 17% trong giai đoạn 2017 - 2022 nhưng Bắc Kinh lại đứng đằng sau việc cung cấp linh kiện, nguyên liệu cho hàng xuất khẩu của các nước khác sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là: "Trung Quốc có thể xuất khẩu trực tiếp ít hơn sang Mỹ nhưng họ lại đang gián tiếp xuất khẩu nhiều hơn".
Phân ly không phải chuyện "một sớm, một chiều"
Các nhà phân tích đánh giá, Trung Quốc có thể vẫn tiếp tục đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bất chấp những kỳ vọng hay mơ tưởng về việc "rời xa" Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có thể sẽ tiếp tục đóng một vai trò to lớn trong thương mại toàn cầu, ngay cả khi là gián tiếp.
Business Insider từng cho biết rằng, mặc dù Apple và tất cả công ty công nghệ đã có những động thái trong vài năm qua để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng điều đó không hề dễ. Ước tính, để chuyển 10% sản lượng ra khỏi Trung Quốc, Apple sẽ phải mất khoảng 8 năm.
Công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy của Foxconn, nhà cung cấp hàng đầu của Apple. Ảnh AFP
Trao đổi với Business Insider, ông Misha Govshteyn, Tổng giám đốc của Công ty MacroFab có trụ sở tại thành phố Houston (Mỹ), cho biết các công ty đang dịch chuyển quy trình sản xuất sang các quốc gia khác ở châu Á và Bắc Mỹ nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình này, họ cũng yêu cầu các nhà cung cấp đa dạng hóa chuỗi cung ứng theo. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng: "Trung Quốc sẽ luôn là một phần quan trọng trong thương mại toàn cầu".
Trong vòng 4 thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng, cải tiến và hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình và việc chấm dứt kỷ nguyên "Made in China" (Sản xuất tại Trung Quốc) không hề dễ dàng. Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng của các tập đoàn và công ty từ Trung Quốc sang châu Á hoặc một số về Mỹ không phải chuyện có thể hoàn tất trong một hoặc hai năm, nhất là khi phải tính đến các yếu tố như chi phí khi dịch chuyển nhà máy, nhân công, thiết bị, chi phí cơ hội, thời gian xây dựng lại mạng lưới cung ứng.
Cuộc chiến đất hiếm: Vì sao Trung Quốc chiếm ưu thế?
Hơn nữa, Trung Quốc vẫn đang nắm trong tay các trung tâm cung ứng lớn, sở hữu dịch vụ hậu cần, nguồn nhân lực, chuyên môn hóa và bảo vệ tài sản trí tuệ tốt hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Mexico. Chính vì vậy, dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp thì quốc gia này vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nói riêng và thương mại toàn cầu nói chung.
Quan chức Mỹ thừa nhận không thể loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng Thứ trưởng phụ trách Tăng trưởng Kinh tế và Môi trường Mỹ Jose Fernandez cho biết Washington sẽ không thể loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. Khoáng sản đất hiếm tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP "Đây không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc. Chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh khi...